Hướng dẫn chiến lược đầu tư tài chính căn bản 2022

5 min read

Đầu tư tài chính: Hướng dẫn chiến lược đầu tư tài chính căn bản

Đầu tư tài chính -jenfi.vn

Để bắt đầu đầu tư tài chính, bạn cần chọn một chiến lược dựa trên số tiền bạn định đầu tư, xác định khung thời gian đầu tư và tỷ lệ lợi nhuận: rủi ro phù hợp với khẩu vị đầu tư của bạn.

Trong bài viết này, Jenfi Capital sẽ giới thiệu phương pháp và hướng dẫn từng bước để bạn có thể bắt đầu tích lũy và đầu tư tài chính, cùng với những kênh đầu tư phổ biến và tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro của chúng để bạn có thể cân nhắc và lựa chọn phù hợp.

Đầu tư tài chính là gì

Đầu tư tài chính là gì - jenfi.vn

Đầu tư tài chính là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế, mang ý nghĩa là bạn quản lý các khoản đầu tư và tài sản như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, vàng, bất động sản… để mang lại lợi nhuận, dù cho bạn đầu tư dưới danh nghĩa của một công ty, tổ chức hay cho bản thân bạn.

Một trong những câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta nên đầu tư tài chính mà không phải là tiết kiệm và tích lũy như thế hệ ông bà?

Có nhiều lý do bạn nên bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư tài chính từ sớm, bởi vì thứ nhất đồng tiền khi đứng im thì giá trị của chúng sẽ xói mòn dần do lạm phát. Cho dù bạn nhận được lãi suất tiết kiệm 7% một năm thì số tiền lãi này có thể vẫn không đủ để bù cho tỉ lệ lạm phát và trượt giá.

Thứ hai, đầu tư tài chính là một trong những cách để giàu có và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn có thể về hưu sớm, hoặc dành thời gian cho gia đình và bản thân nhiều hơn, cũng có thể làm những việc bạn muốn khi không còn phải chạy theo “cơm áo gạo tiền”.

Tuy nhiên, đầu tư tài chính luôn có yếu tố rủi ro. Có một thực tế trong đầu tư là lợi nhuận cao sẽ đi với rủi ro cao tương ứng. Không có kênh đầu tư nào gọi là an toàn mà lợi nhuận cao. Hãy đọc hướng dẫn các bước để bắt đầu đầu tư dưới đây để tìm được chiến lược và kênh đầu tư phù hợp với bạn.

Hướng dẫn đầu tư tài chính: 5 bước để bắt đầu

Hướng dẫn đầu tư tài chính: 5 bước để bắt đầu - jenfi.vn

Bước 1: Bắt đầu càng sớm càng tốt

Đầu tư tài chính khi còn trẻ là một trong những cách tốt nhất để bắt đầu con đường đầu tư. Khi bạn còn trẻ, bạn có thể dựa vào “lãi suất kép” để số tiền nhỏ ban đầu tăng trưởng thành một con số khổng lồ sau thời gian dài.

Ví dụ, bạn đầu tư gửi tiết kiệm 2 triệu VNĐ mỗi tháng trong 10 năm, và lãi suất hàng năm là 6%. Đến thời gian tất toán sổ tiết kiệm, bạn sẽ nhận về 330 triệu VNĐ, trong đó 240 triệu là số tiền bạn đầu tư và 90 triệu còn lại là lợi nhuận đầu tư của bạn.

Bên cạnh đó, đầu tư khi còn trẻ nghĩa là bạn có nhiều thời gian để có thể vượt qua những biến động của thị trường, có thể hồi phục lại sau khi thất bại, có thể chọn các khoản đầu tư rủi ro hơn. 

Ví dụ:hồ sơ đầu tư của một người 20 tuổi có thể gồm 90% cổ phiếu, 10% trái phiếu (rủi ro cao hơn). Tuy nhiên, hồ sơ  đầu tư của một người 40 tuổi chỉ nên gồm 60% cổ phiếu, 40% trái phiếu (rủi ro thấp hơn). 

Bước 2: Xác định số tiền đầu tư là bao nhiêu

Số tiền đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số tiền hiện tại bạn đang có, mục tiêu đầu tư của bạn, và thời gian cần thiết để đạt mục tiêu đó.

Một trong những mục tiêu phổ biến là đầu tư để đủ tiền sinh hoạt khi về hưu. Giả sử mỗi tháng bạn cần 10 triệu VND để sống thoải mái, và bạn sống thêm 20 năm sau khi về hưu (60 tuổi ở nam và 55 tuổi ở nữ), vậy số tiền bạn cần tích lũy khi về hưu khoảng 2,4 tỷ VND. 

Hãy chia nhỏ mục tiêu này thành những mục tiêu nhỏ hơn như hàng tháng, hàng tuần để xác định số tiền bạn nên đầu tư một cách cụ thể. 

Bước 3: Mở một tài khoản đầu tư

Bạn nên mở một tài khoản ngân hàng riêng biệt với tài khoản thu nhập (từ lương, kinh doanh …) để dành riêng cho việc đầu tư. Tài khoản riêng sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc tốt hơn, tránh rủi ro sử dụng tiền để đầu tư cho mục đích khác (như mua sắm, chi tiêu…)

Bạn có thể thiết lập chế độ chuyển khoản tự động từ tài khoản thu nhập sang tài khoản đầu tư, đây cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo cho kế hoạch đầu tư của bạn được thực hiện một cách nghiêm túc.

Bước 4: Hiểu rõ các kênh đầu tư tài chính

Mỗi kênh đầu tư tài chính sẽ có những tiềm năng lợi nhuận và rủi ro khác nhau. Bạn cần biết mình đang đầu tư vào sản phẩm gì, nắm vững kiến thức của kênh đầu tư đó trước khi đổ tiền vào chúng. 

Bên dưới đây là 11 kênh đầu tư tài chính phổ biến hiện nay tại Việt Nam (jenfi sẽ trình bày chi tiết từng kênh đầu tư ở phần dưới)

  1. Cổ phiếu
  2. Trái phiếu
  3. Quỹ mở
  4. Quỹ ETF
  5. Gửi tiết kiệm
  6. Đầu tư vàng
  7. Đầu tư vào bảo hiểm
  8. Đầu tư ngoại hối
  9. Đầu tư tiền kỹ thuật số
  10. Đầu tư bất động sản
  11. Đầu tư kinh doanh

Bước 5: Chọn chiến lược đầu tư

Chiến lược đầu tư sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư của bạn, thời gian bạn cần để đạt mục tiêu đó.

Lấy ví dụ bạn còn trẻ và chỉ muốn đầu tư cho quỹ về hưu, vậy bạn có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán, cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức về thị trường này, cách tốt nhất là bạn nên đầu tư thông qua các quỹ chỉ số như VN Index, quỹ ETF,... 

Chứng khoán Việt Nam là một trong những công cụ đầu tư hiệu quả trong 20 năm qua. Nếu bạn đầu tư dài hạn theo hình thức đầu tư liên tục, thì với 100 triệu bỏ ra sau 20 năm bạn có thể thu về 2,2 tỷ đồng (dữ liệu lịch sử chứng khoán Việt Nam).

Một ví dụ khác, giả sử bạn muốn đầu tư với thời gian ngắn hơn (5 năm) và cần rút tiền sau khi kết thúc đầu tư, thì đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 9% một năm tại một số ngân hàng Việt Nam là ý tưởng khá tốt. Nếu bạn có nhiều tiền hơn, bạn có thể cân nhắc đầu tư nhà nhỏ ở các khu dân cư đông đúc, vì loại BDS này luôn tăng giá và có tính thanh khoản khá tốt.

Đánh giá 11 kênh đầu tư tài chính phổ biến hiện nay 

Đánh giá 11 kênh đầu tư tài chính - jenfi.vnĐầu tư tài chính có rất nhiều thị trường, từ tài sản hữu hình, độ rủi ro thấp, đến các loại tài sản kỹ thuật số, độ rủi ro cao. Hãy cùng jenfi.vn điểm qua 11 kênh đầu tư tài chính phổ biến hiện nay.

Cổ phiếu

Cổ phiếu là một phần sở hữu tài sản của một công ty. Bạn có thể mua cổ phiếu Việt Nam trên 3 sàn: HOSE, HNX và Upcom, hoặc cổ phiếu quốc tế, chứng khoán Mỹ qua các sàn giao dịch quốc tế hoặc App chứng khoán như Robinhood, TD Ameritrade, Mitrade, FXTM,...

  • Lợi nhuận: cao
  • Rủi ro: cao

Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của cơ quan phát hành (có thể là công ty, chính quyền thành phố, trái phiếu quốc gia,...) với lãi suất cơ bản. 

Trái phiếu ít rủi ro hơn cổ phiếu, tuy nhiên lợi nhuận dài hạn của trái phiếu thường thấp ( ví dụ: Lãi suất phát hành bình quân trái phiếu chính phủ Việt Nam chỉ ở mức 2,26%/năm). Một số loại trái phiếu doanh nghiệp bất động sản có lãi suất cao hơn, tuy nhiên rủi ro đi kèm cũng cao tương ứng.

  • Lợi nhuận: thấp
  • Rủi ro: thấp

Quỹ mở

Quỹ mở là quỹ đầu tư được nhiều người góp vốn lại và có tổ chức quản lý quỹ đứng ra thay mặt người góp vốn để đầu tư vào các thị trường tài chính. Nhờ vậy, bạn không phải tự mình lựa chọn riêng lẻ từng loại cổ phiếu, trái phiếu mà chỉ cần 1 giao dịch duy nhất với cơ quan quản lý quỹ.

Mỗi quỹ mở sẽ có nhiều gói đầu tư khác nhau, được chia theo khẩu vị đầu tư: từ tăng trưởng cao, rủi ro cao đến an toàn, rủi ro cực thấp. Một số quỹ mở tại Việt Nam như: Vinacapital, BIDV, SSI, Prulink, VFM… có nhiều sản phẩm và tỷ lệ lợi nhuận khác nhau. Bạn cần tham khảo và đánh giá các quỹ mở, các chi phí đi kèm một cách cẩn thận trước khi chọn sản phẩm phù hợp.

  • Lợi nhuận: thấp - trung bình
  • Rủi ro: thấp - trung bình

Quỹ ETF

Quỹ ETF tương đối giống quỹ mở, tuy nhiên điểm khác biệt là quỹ ETF sẽ được giao dịch liên tục trong ngày, nhà đầu tư sẽ mua bán các quỹ ETF theo đơn vị quỹ như một loại chứng khoán. Bạn cũng có thể dùng margin khi giao dịch ETF. Các quỹ ETF nổi tiếng ở Việt Nam gồm: Quỹ FTSE Vietnam Index ETF, Quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF, Quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF, Quỹ ETF VFMVN30, Quỹ ETF VFMVN Diamond. 

Bạn cũng cần tham khảo và đánh giá các quỹ ETF, các chi phí đi kèm một cách cẩn thận trước khi chọn sản phẩm phù hợp.

  • Lợi nhuận: trung bình
  • Rủi ro: trung bình

Gửi tiết kiệm

Gửi tiền tiết kiệm là cách đầu tư khá phổ biến, bạn kiếm lời nhờ lãi suất. Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm như: gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, linh hoạt, gửi góp… nhưng nhìn chung tỷ lệ lãi suất ở Việt Nam không cao, dưới 7% một năm.

  • Lợi nhuận: thấp
  • Rủi ro: thấp

Đầu tư vàng

Đầu tư vàng miếng như SJC, DOJI giúp bạn kiếm lợi nhuận khi giá vàng tăng. Trong năm qua, giá vàng Việt Nam tăng 10% do đó đây cũng là kênh đầu tư có hiệu suất khá tốt. Ưu điểm của đầu tư vàng miếng là rủi ro thấp, lợi nhuận khả thi, tuy nhiên chênh lệch giá mua - giá bán khá cao do đó chỉ thích hợp để bạn đầu tư thời gian dài (hơn 1 năm).

  • Lợi nhuận: trung bình
  • Rủi ro: thấp

Đầu tư vào bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ ngoài chức năng bảo vệ gia đình khi có bất trắc thì cũng là một kênh đầu tư tài chính phổ biến hiện nay, vì các công ty bảo hiểm còn có các chương trình đầu tư, quỹ đầu tư riêng dành cho khách hàng của họ - được gọi là “Bảo hiểm đầu tư”. Prudential, Manulife, Generali, Bảo Việt… đều có các gói bảo hiểm đầu tư. Hãy thử tìm hiểu loại hình kết hợp này nếu bạn dự định đầu tư dài hạn, và bạn là lao động chính duy nhất trong gia đình.

  • Lợi nhuận: trung bình
  • Rủi ro: trung bình

Đầu tư ngoại hối

Thị trường ngoại hối (Forex) là kênh đầu tư tài chính xu hướng nổi bật trong 2021 trong thời kỳ giãn cách. Trên thị trường Forex, nhà đầu tư giao dịch các cặp tiền tệ và kiếm lời nhờ biến động tỷ giá liên tục. Tuy hiện tại luật pháp Việt Nam chưa cho phép nhà đầu tư cá nhân giao dịch Forex, tuy nhiên hàng trăm nghìn người vẫn đang đầu tư Forex trên các sàn quốc tế. Điều quan trọng là bạn cần chọn được sàn uy tín, hiểu rõ về thị trường này vì đầu tư Forex cũng khá phức tạp đối với người mới.

  • Lợi nhuận: cao
  • Rủi ro: cao

Đầu tư tiền kỹ thuật số

Có thể bạn chưa biết Việt Nam là một trong top 10 quốc gia đầu tư tiền kỹ thuật số nhiều nhất. Ngoài Bitcoin, Ethereum, các nhà đầu tư hiện nay tập trung tìm kiếm những altcoin có tiềm năng tăng trưởng tốt (như FTM, Luna,...) hoặc những ICO coin để kiếm lợi nhuận. Các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, Remitano… là những sàn uy tín, có nhiều tài nguyên học tập để bạn có thể từng bước tìm hiểu về thế giới crypto.

  • Lợi nhuận: cao
  • Rủi ro: cao

Đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản như nhà phố, nhà trung tâm, chung cư,... là những kênh đầu tư hiệu quả cao và an toàn hơn so với đất nền, lướt sóng giá đất hay các dự án nhà ở hình thành trong tương lai. Bạn nên so sánh, đối chiếu khung giá cũng như tìm hiểu rõ về pháp lý loại bất động sản dự định mua để tránh lừa đảo trên thị trường này.

  • Lợi nhuận: cao
  • Rủi ro: trung bình

Đầu tư kinh doanh

Đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ phát triển bùng nổ trong 2022 bởi thói quen mua sắm online của người Việt đã hình thành, hệ sinh thái mua sắm online như sàn giao dịch, vận chuyển, marketing,...cũng đã đủ trưởng thành. Vấn đề đặt ra là nguồn vốn đầu tư và mở rộng kinh doanh sao cho hiệu quả. Jenfi.vn là cầu nối giúp bạn đầu tư kinh doanh tốt hơn trong 2022 vì có thể tài trợ vốn cho doanh nghiệp của bạn lên đến 10 tỷ VND, lãi suất chỉ từ 7% một năm và không thế chấp. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Singapore đã tăng trưởng doanh số gấp 2-3 lần chỉ sau vài tháng hợp tác huy động vốn cùng Jenfi. 

  • Lợi nhuận: cao
  • Rủi ro: trung bình - cao

đầu tư tài chính

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top