Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

5 min read

Vốn lưu động ròng là gì? Những điểm khác biệt giữa vốn lưu động ròng và vốn lưu động

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Vốn lưu động, vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn hay tổng vốn lưu động,...là những cụm từ quan trọng phản ánh tình trạng tài chính của từng doanh nghiệp. Từ những con số này, các chuyên gia sẽ phân tích được những khía cạnh khác nhau quyết định đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng và vốn lưu động có bản chất cũng như ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa hai chỉ số này.

Trong bài viết này, Jenfi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề “Vốn lưu động ròng là gì”, từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này nhé!

1. Vốn lưu động

1.1. Vốn lưu động là gì?

Thuật ngữ “Vốn lưu động” (tiếng Anh là Working capital) chắc hẳn không còn xa lạ với người trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là những nhà quản trị. Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp ứng trước như: Chi phí đầu tư nguyên liệu; Chi phí thuê mặt bằng; Thanh toán lương cho nhân viên; Các khoản nợ ngân hàng đến hạn… Từ đó tạo nên tài sản lưu động để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Đây cũng được coi là thước đo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Qua vốn lưu động, các chuyên gia có thể phần nào đánh giá được tổng quan về nguồn lực nội tại sẵn có để phục vụ cho các hoạt động thanh khoản của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây chính là chỉ số đánh giá tình hình sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp đang “mạnh” hay “yếu”.

Tình trạng thiếu hoặc thâm hụt vốn lưu động tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của doanh nghiệp. Từ gián đoạn các hoạt động kinh doanh, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến phá sản.

1.2. Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính dựa vào công thức sau:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Các thành phần trong công thức được tính như sau:
TSNH (Tài sản ngắn hạn): Là những tài sản có thẻ chuyển đổi được một cách nhanh chóng và dễ dàng sang thành tiền mặt. Tài sản ngắn hạn có thể là vàng, bạc, hoặc ngoại tệ, trái phiếu,...

NNH (Nợ phải trả ngắn hạn): Là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời hạn ngắn, đa phần dưới 1 năm. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản mua chịu và các khoản nợ ngân hàng.

1.3. Tầm quan trọng của vốn lưu động

Căn cứ vào việc xác định vốn lưu động, những người đứng đầu doanh nghiệp cũng như các nhà quản trị sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quan nhất, đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp dựa vào những chỉ số cụ thể. Thông thường, vốn lưu động của một doanh nghiệp sẽ xảy ra 2 tình trạng sau:

Vốn lưu động có giá trị dương: Con số dương thể hiện tình trạng ở mức ổn định của doanh nghiệp. Lúc này tài sản ngắn hạn đang lớn hơn các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Doanh nghiệp vì thế có khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiến lược thúc đẩy phát triển.

Vốn lưu động có giá trị âm: Con số âm thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức báo động. Tài sản ngắn hạn hiện có đang nhỏ hơn các khoản nợ phải trả ngắn hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang phải đối đầu với tình trạng tài chính không ổn định. Khả năng chi trả cho những hoạt động thường ngày ở mức báo động. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, tình huống xấu nhất có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

2. Vốn lưu động ròng là gì?

2.1 Vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng (tiếng Anh: Net working capital) theo góc nhìn kinh tế, được hiểu là sự chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên đối với hai tham số: Tài sản đầu tư dài hạn - Tài sản cố định.

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Trong đó:

Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc những khoản nợ dài hạn khác mà doanh nghiệp có thể trưng dụng sử dụng trong thời gian lớn hơn một năm
Tài sản cố định: Bao gồm những tài sản dưới dạng vật chất, có tính cố định, thông thường là những tư liệu sản xuất chuyên dùng như công xưởng, máy móc, trang thiết bị làm việc,...
Tài sản đầu tư dài hạn: Đây là nhóm những tài sản không được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đem về nguồn thu, lợi nhuận cho công ty. Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp chấp nhận bỏ vốn ở thời điểm hiện tại để thu về lợi ích trong tương lai.

2.2 Tầm quan trọng của vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng được coi là thước đo thanh khoản và khả năng thích ứng với những hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được phân bổ vào các nguồn tiền thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp như khoản phải thu, hàng tồn kho,...Thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải trong tương lai. Do đó, chúng mang nhiều yếu tố nhấn mạnh đến những nhân tố nội tại bên trong của doanh nghiệp.

Đây là minh chứng để trả lời cho các câu hỏi: “Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không; Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp có tài trợ được vững chắc cho tài sản dài hạn hay không?”.

Nếu như vốn lưu động đưa ra cái nhìn tổng quan, thì vốn lưu động ròng lại vẽ nên hình ảnh sắc nét hơn về bức tranh mô tả mức độ hoạt động hiệu quả khi sử dụng vốn trong kinh doanh cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính hiện tại và đầu tư vào những hoạt động thúc đẩy trong tương lai hay không.

2.3 Cách tính vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng được tính theo công thức sau:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Trong đó, các thành phần bao gồm: (VLDR) Vốn lưu động ròng; (NVTX) Nguồn vốn thường xuyên; (TSCĐ) Tài sản cố định; (TSDH) Tài sản dài hạn đã được giải thích ở phần trên.

Ngoài ra, VLĐR cũng được tính bằng khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn theo công thức sau:

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động & Đầu tư dài hạn – Nợ ngắn hạn

Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược khác nhau. Chỉ tiêu VLĐR là thước đo giúp những người đứng đầu đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra những chính sách điều chỉnh hợp lý nhất.

2.4 Kết quả vốn lưu động ròng cho ta biết điều gì?

Có 3 trường hợp vốn lưu động ròng có thể tồn tại như sau:

Trường hợp 1: VLĐR dương. Kết quả trả về > 0: Chỉ số này cho thấy doanh nghiệp có sự ổn định nhất định trong hoạt động kinh doanh và hiện tại đang có khả năng thanh toán tốt. Những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn được đảm bảo thanh toán kịp thời. Lúc này nguồn vốn dài hạn không chỉ dành cho Tài sản cố định và Tài sản dài hạn mà còn có một khoản nhất định được tính như Tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Trường hợp 2: VLĐR âm. Kết quả trả về < 0: Con số âm phản ánh mức độ cân bằng tài chính của doanh nghiệp hiện đang không ổn định. Doanh nghiệp phải đối mặt với những áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng trả nợ lúc này không đảm bảo và buộc doanh nghiệp phải có những hoạt động tìm kiếm các nguồn tài chính để cân bằng vào khoảng trống đó.

Trường hợp 3: VLĐR = 0. Chỉ số ở mức giữa, nguồn vốn dài hạn vừa đủ để thanh khoản cho Tài sản cố định và Tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Cán cân tài chính lúc này có vẻ như đang nằm ở ngưỡng an toàn, doanh nghiệp không phải đối mặt với những rủi ro thanh toán. Tuy nhiên, nếu duy trì mức này thì doanh nghiệp chỉ ở mức ổn định, không có sự bứt phá để phát triển. Đặc biệt, với những doanh nghiệp trong những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm thì trường hợp VLĐR bằng 0 cũng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ nguy hiểm.

2.5 Có trường hợp ngoại lệ nào liên quan đến kết quả vốn lưu động ròng?

Không phải chỉ số vốn lưu động ròng tăng là lý tưởng và ngược lại. Nhiều trường hợp đây chính là cảnh báo doanh nghiệp đang có quá nhiều hàng tồn kho hoặc để nguồn tiền mặt dư thừa. Lúc này, vốn lưu động ròng tăng nguyên nhân có thể do tăng nợ dài hạn, tăng nguồn vốn dài hạn hay do doanh nghiệp phải bán bớt tài sản dài hạn để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngược lại, vốn lưu động ròng giảm cũng chưa hẳn là dấu hiệu không thuận lợi. Vẫn có những trường hợp giảm nhưng cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo an toàn.

2.6 Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp được xác định bằng cách nào?

Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp liên quan đến hầu hết những hoạt động sản xuất có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: Quá trình cung ứng; Sản xuất và tiêu thụ; Thu mua; Dự trữ; Bán hàng,...  Chỉ số này không cố định mà sẽ biến thiên theo nhiều yếu tố tác động như doanh thu, tốc độ lưu chuyển hàng hóa tồn kho, tỷ lệ thu hồi nợ cũng như thời gian thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:
Nhu cầu Vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay)

3. Những điểm khác biệt giữa vốn lưu động ròng và vốn lưu động

Mặc dù là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác biệt nhau về bản chất xong Vốn lưu động và vốn lưu động ròng vẫn khiến nhiều người cảm thấy phân vân và khó để phân biệt được sự khác nhau giữa hai chỉ số này.

Bảng thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nội dung so sánh những sự khác biệt cơ bản nhất:

Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Bài viết trên vừa chia sẻ đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề Vốn lưu động ròng và làm rõ sự khác nhau giữa 2 khái niệm này. Mong rằng những kiến thức Jenfi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thuật ngữ này và phục vụ tốt cho công việc của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết về chủ đề tài chính tiếp theo. Nhớ theo dõi blog của Jenfi để không bỏ lỡ bất kì một kiến thức nào nhé!

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top