Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Kinh Doanh Là Gì?

5 min read

Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Kinh Doanh Là Gì?

sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Để hoạt động sản xuất và kinh doanh được tiến hành, doanh nghiệp đều cần sở hữu một lượng vốn nhất định. Nhà quản lý có nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, huy động nhiều hình thức vốn khác nhau để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. 

Bên cạnh đó, nhà quản lý sẽ tiến hành phân phối vốn, giám sát hoạt động vốn một cách tối ưu dựa trên mục tiêu “đầu tư vốn tiết kiệm nhất để cho ra thành quả to lớn nhất”. Và muốn xác định mức độ thành công của mục tiêu trên, chúng ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh.

 

Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh là gì?

sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Một trong những yêu cầu quan trọng dành cho các nhà quản trị là: Tối ưu vốn! Sở hữu quyền điều hành vốn trong tay, họ có nhiệm vụ phân phối sao cho hiệu quả nhất. Doanh nghiệp cần đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với số vốn thấp nhất. Bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư, vốn chiếm dụng,... 

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, đây là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn là bức tranh toàn cảnh phản ánh một cách chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì kết quả kinh doanh càng tăng trưởng.

Do mức độ phức tạp của số liệu nên hoạt động này được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Quá trình phân tích, kiểm tra, đối chiếu và so sánh kết quả hiện hữu với quá khứ giúp nhà quản lý đánh giá thực trạng cũng như triển vọng của doanh nghiệp. 

Đây là giải pháp phân tích chính xác sức khỏe tài chính và tiềm năng tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, những chỉ số của báo cáo còn cho biết tính ổn định về dòng tiền và các tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

 

Xem bài viết:  6 Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Phân loại hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Hiệu quả toàn bộ và hiệu quả bộ phận

Hiệu quả toàn bộ là mối tương quan giữa hai thành phần quan trọng: kết quả thu được trên tổng số vốn đã phân phối, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tổng của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả bộ phận lại là mối tương quan giữa kết quả với từng hình thức vốn riêng biệt như: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn lưu động,...

Hoạt động đánh giá này giúp chúng ta hình dung được ảnh hưởng của từng đối tượng vốn lên hiệu quả sử dụng vốn tổng. Bên cạnh đó là tạo cơ sở cho nhà quản lý đưa ra quyết định tái phân phối hoặc điều chỉnh vốn phù hợp nhất. Và hiệu quả toàn bộ luôn phụ thuộc vào hiệu quả của từng bộ phận.

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Mục đích của cách tính này là so sánh mức độ hiệu quả của từng phương án dự kiến. Tạo cơ sở để nhà quản lý có thể lựa chọn phương án mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiệu quả tuyệt đối là chỉ số được xác định khi tính mức lợi ích thu về với lượng vốn bỏ ra. 

Trong khi đó, hiệu quả so sánh sẽ được xác định bằng việc so sánh những chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của từng phương án với nhau, tìm ra mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của mỗi giải pháp và đây là cơ sở để nhà quản lý lựa chọn phương án phù hợp.

Những tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả

Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn, nhà quản lý cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp. Bao gồm chỉ tiêu tổng quát và chi tiết nhằm phản ánh đầy đủ các khía cạnh của hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, bộ chỉ tiêu này cần mô tả rõ ràng từng yếu tố tác động, từng loại tài sản, từng hình thức vốn hiện hữu.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tổng

  • Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Đây là chỉ số cho biết một đồng tài sản mang về bao nhiêu đồng doanh thu.
  • Hệ số sinh lời doanh thu: Còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, viết tắt là ROA, là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh ra lợi nhuận của mỗi một đồng vốn.
  • Hệ số sinh lời vốn: Cho biết tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, viết tắt là ROE, cho phép đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty và các cổ đông.

 

Nhóm chỉ tiêu đánh giá vốn cố định

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ số này cho biết một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Trả lời cho câu hỏi trung bình một đồng vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Yếu tố này giúp đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư.
  • Hàm lượng vốn cố định: Cho biết số vốn cố định cần có để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Hệ số càng bé càng chứng tỏ nhà quản lý đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả.

 

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

  • Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ số này càng thấp nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động.
  • Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động: Đây là chỉ số càng lớn càng tốt, cho biết cứ một đồng vốn lưu động có tham gia vào hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Cho biết tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp có ổn định hay không, và thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 

Xem thêm: Thoái Vốn Là Gì? Chiến Lược Thoái Vốn Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Lời kết

đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh giúp nhà quản lý phân phối vốn, giám sát hoạt động vốn một cách tối ưu. Jenfi hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn!

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top