Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

5 min read

Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Đối với sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, vấn đề về vốn cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Vốn là nhân tố quyết định đến mọi ảnh hưởng của doanh nghiệp. Vốn được chia thành nhiều loại. Trong đó vốn cố định và vốn lưu động là hai khái niệm được nhắc đến nhiều nhất. Vậy vốn cố định là gì? Giữa vốn cố định và vốn lưu động có gì khác biệt? 

1. Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là khoản vốn được sử dụng để đầu tư cho những tài sản có giá trị lớn và dài hạn. Đây là khoản tiền dành cho những hoạt động mua sắm, lắp đặt tài sản cố định từ hữu hình đến vô hình, hoặc những hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. 

Xét dưới dạng hình thái học của giá trị thì vốn chính là tiền. Tiền là hình thái ban đầu cũng và cũng là hình thái cuối cùng của vốn. Sau khi hoàn tất một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì số vốn đó sẽ được thu hồi về. Nếu xét dưới dạng giá trị của hiện vật thì vốn được hiểu là các tư liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất như các thiết bị máy móc, nhà xưởng,...Đây là nền tảng để tạo ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi lại vốn.

Lợi ích của vốn cố định là gì?

Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định được sử dụng trong hầu hết những chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp và chúng được luân chuyển theo từng từng giai đoạn nhất định trong chu trình sản xuất. Quy mô của vốn cố định quyết định đến quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô, trang thiết bị, tài sản, công nghệ,...của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Hoặc tùy vào mục đích và tình hình kinh doanh, tài sản cố định có thể xuất hiện dưới dạng cho thuê.

Vốn cố định được phân chia thành hai loại chính:

  • Tài sản cố định hữu hình: Những loại tài sản biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất như: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai,...
  • Tài sản cố định vô hình: Những loại tài sản không biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất nhưng được duy trì sử dụng nhiều lần. Ví dụ: Quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,..

2. Vai trò của vốn cố định

Vốn cố định là một trong những yếu tố tiên quyết, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu nguồn vốn cố định. Vốn cố định mang đến những vai trò quan trọng sau đây:

Vốn cố định là gì? Điểm khác biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

  • Là nhân tố đầu tiên hình thành nên doanh nghiệp. Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ổn định liên tục. Tác động mạnh mẽ đến những chiến lược xây dựng phương án kinh doanh của một công ty. Góp phần giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển vững chắc hơn.
  • Đầu tư vào công nghệ tiên tiến nhằm hiện đại hóa doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. 
  • Quy mô nguồn vốn cố định có tác động mạnh mẽ đến những phương án kinh doanh nhằm đa dạng hóa và mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
  • Là sự đảm bảo  vững chắc giúp doanh nghiệp hạn chế những các rủi ro, tổn thất từ bên ngoài. Không bị tác động bởi biến động thị trường hay khủng hoảng tài chính
  • Tạo thế chủ động cho vị thế doanh nghiệp. Có nguồn vốn cố định dồi dào, doanh nghiệp sẽ luôn ở thế chủ động, tự tin hơn trong bất kỳ hoạt động nào. 

3. Vốn cố định hình thành từ những nguồn nào?

Về tổng quan, nguồn vốn cố định được hình thành từ 2 nguồn tài trợ chính: 

  • Nguồn tài trợ vốn từ bên ngoài: Là những nguồn thu mà doanh nghiệp có thể huy động được từ các nguồn đầu tư như: Phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, liên doanh, thuê mua hoạt động,...
  • Nguồn tài trợ nội bộ: Là nguồn vốn thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Lợi nhuận, vốn ban đầu, vốn tài trợ,...

4. Những điểm khác biệt nổi bật giữa vốn cố định và vốn lưu động

Cả vốn cố định và vốn lưu động đều là những khoản đầu tư của doanh nghiệp. Mục đích phục vụ cho mục tiêu đã được đề ra. Đây là hai nguồn vốn quyết định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Có tầm vai trò quan trọng và cần được đặt ưu tiên hàng đầu.

Mặc dù luôn song hành cùng nhau. Nhưng vốn cố định và vốn lưu động là hai loại vốn có những khác biệt nhất định. Hãy cùng xem những điểm khác biệt nổi bật giữa vốn cố định và vốn lưu động là gì theo bảng dưới đây:

Tiêu chí

Vốn lưu động

Vốn cố định

Khái niệm

Là nguồn vốn có biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn. Luôn dưới sự chi phối của tài sản dài hạn.

Ví dụ: Thanh toán lương cho công nhân viên, chi phí nguyên liệu đầu vào,...

Là giá trị của tất cả những tài sản cố định, có giá trị lớn và thời gian sử dụng kéo dài theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Ví dụ: Đất đai, trang thiết bị, giấy chứng nhận quyền sử dụng, chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ,…

Mục đích

Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định phát triển trong từng giai đoạn nhất định. Phục vụ cho những mục tiêu nhằm duy trì hoạt động 

Đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện những chiến lược, mục tiêu lâu dài.

Đặc trưng

– Vốn lưu động luân chuyển nhanh. Dịch chuyển một lần duy nhất vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Vòng tuần hoàn vốn lưu động được coi là hoàn thành khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh

– Vận động theo một chu trình khép kín, chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Sau đó trở lại hình thái ban đầu nhưng với giá trị lớn hơn. 

– Chuyển dần giá trị vào từng nhóm sản phẩm, dịch vụ thông qua mức khấu hao

– Vốn cố định có tốc độ luân chuyển chậm hơn vốn lưu động. Trải qua khá nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

– Đầu tư vào quy trình sản xuất phân loại theo 2 phần chính: Giá trị hao mòn và Giá trị còn lại của tài sản cố định.

Chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị sản phẩm theo các chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

Biểu hiện

Tài sản lưu động Tài sản cố định

Thể hiện trên Báo cáo tài chính

Chỉ tiêu về tài sản lưu động Chỉ tiêu tài sản cố định

Phân loại

Theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động chia làm 3 loại chính:

  • Vốn dưới dạng tiền mặt và vốn trong thanh toán
  • Vốn vật tư hàng hóa
  • Vốn chi phí trả về trước

Theo vai trò đối với quá trình sản xuất kinh doanh, chia làm 3 loại chính:

  • Vốn lưu động cho khâu dự trữ sản xuất
  • Vốn lưu động trong khâu sản xuất
  • Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động được chia thành 2 loại chính:

  • Tài sản cố định hữu hình
  • Tài sản cố định vô hình

Theo tình hình sử dụng, chia thành 3 loại chính:

  • Tài sản cố định đang dùng
  • Tài sản cố định chưa dùng
  • Tài sản cố định không dùng đến và đang chờ thanh lý

Có thể nhận thấy, vốn là nhân tố chính ảnh hưởng đến các hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu rõ khái niệm vốn cố định là gì, vốn lưu động là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại vốn trên sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn được vận hành thông suốt và đạt hiệu quả cao hơn. 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top