7 Bước Cần Chuẩn Bị Khi Vay Vốn Kinh Doanh

5 min read

7 Bước Cần Chuẩn Bị Khi Vay Vốn Kinh Doanh

chuẩn bị vay vốn kinh doanh

Việc thiếu hụt vốn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn vận hành khi doanh thu chưa thực sự ổn định. Điều này đã tác động mạnh mẽ khiến tình hình kinh doanh ảm đạm hơn. Việc tìm kiếm những đòn bẩy tài chính an toàn và phù hợp cũng là một thử thách lớn. Ngoài ra, bên cạnh nhu cầu ổn định tài chính, doanh nghiệp đôi khi cũng cần vốn để mở rộng kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng hành trình vay vốn không phải lúc nào cũng dễ dàng! Nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ!

Vay vốn ở đâu là lựa chọn tối ưu?

chuẩn bị vay vốn kinh doanh

Lựa chọn phổ biến nhất khi doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh chính là thông qua ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác để cung cấp một khoản vay nhất định. Tuy nhiên, các ngân hàng thận trọng hơn khi phê duyệt các khoản vay. Đặc biệt là các khoản vay không thế chấp mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa chọn.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội vay vốn thành công hơn. Tuy nhiên, lãi suất và biểu phí của hình thức vay này lại là một thử thách. 

Rất nhiều doanh nghiệp đã vội vàng vay số vốn lớn khi chưa tính toán kỹ kế hoạch chi trả. Tình hình doanh thu chưa thực sự khả quan dẫn đến doanh nghiệp chậm trễ thanh toán. Lãi suất và phí phạt lúc này trở thành gánh nặng kép nguy hiểm!

Một hình thức vay vốn khác tuy mới nhưng khá phổ biến ở Châu Á là vay vốn tại Quỹ hỗ trợ vốn tăng trưởng. Với những lợi thế tài chính từ các nhà đầu tư mà Quỹ sở hữu chính sách chi trả theo doanh thu rất linh động. Đây được xem là giải pháp vốn hữu ích và phù hợp dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ!

7 Bước cần chuẩn bị khi vay vốn kinh doanh

chuẩn bị vay vốn kinh doanh

Chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh thật chỉnh chu trước khi đi vay vốn

Để xác thực về mặt pháp lý, một vài đơn vị cần bạn có một kế hoạch thật chi tiết phản ánh đúng đắn về thực trạng và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, bản kế hoạch kinh doanh tựa như một bản giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp, thành viên và lĩnh vực kinh doanh của công ty. 

Một kế hoạch kinh doanh phải diễn đạt rõ ràng các mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp và cách thức hoạt động để đạt được tất cả các mục tiêu đã nêu. Kế hoạch kinh doanh càng chỉnh chu thì càng giúp đơn vị cho vay vốn xác định khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Nắm rõ kế hoạch chi tiêu vốn

Các đơn vị cho vay có xu hướng xác định khoản tiền dựa trên mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu chủ doanh nghiệp muốn mua thiết bị mới hỗ trợ cho công việc, chủ doanh nghiệp cần phải đăng ký rõ ràng dưới cái tên “khoản vay thiết bị”. 

Mặt khác, nếu chủ doanh nghiệp cần vay tiền để duy trì hoạt động kinh doanh, xoay sở công nợ, thì tên khoản vay cũng phải được kê khai một cách rõ ràng và minh bạch. Do đó, việc nêu rõ mục đích sử dụng của khoản vay sẽ giúp ngân hàng dễ dàng xác định số tiền đăng ký phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người vay.

Nêu rõ nhu cầu vốn

Khi đăng ký một khoản vay, cần xác định rõ ràng và chi tiết số tiền cụ thể tương ứng với mục tiêu khoản vay để tránh trường hợp “định giá quá tay" hoặc “tiền vay quá thấp”. Mặt khác, việc doanh lựa chọn khoản vay quá cao cũng sẽ khiến ngân hàng đặt nghi vấn về kế hoạch kinh doanh và mục tiêu chi tiêu của khoản vay. 

Để tránh trường hợp này xảy ra, doanh nghiệp cần có những nghiên cứu thật kỹ càng để hoạch định một khoản ngân sách chính xác với những dự kiến ​​tài chính phù hợp, giúp khoản vay được duyệt dễ dàng hơn.

Kiểm tra điểm tín dụng cá nhân trước khi vay vốn kinh doanh

Ngày nay, tất cả các ngân hàng đều phải xác minh xem đại diện doanh nghiệp có đủ điều kiện vay hay không. Thao tác này thông qua việc đối chiếu điểm tín dụng cá nhân, tài sản hiện hữu, khoản nợ quá khứ,... Khi đăng ký hỗ trợ tài chính, chủ doanh nghiệp tốt nhất nên chủ động kiểm tra điểm số tín dụng cá nhân của mình để có những dự trù phù hợp.

Thường xuyên đối soát báo cáo tín dụng doanh nghiệp

Đôi lúc, vẫn có những trường hợp sai sót trong báo cáo tín dụng. Nếu không cẩn thận, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của người đi vay. Đây là lý do tại sao nên thường xuyên theo dõi hồ sơ tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. 

Trong trường hợp phát hiện các điểm sai sót, hãy liên hệ ngay với cơ quan báo cáo tín dụng để khắc phục và nâng điểm bằng cách loại bỏ các sai lệch. Và sẽ khó có khoản vay nào được ngân hàng chấp thuận khi xếp hạng tín dụng của bạn thấp.

Chuẩn bị một bản báo cáo tài chính rõ ràng

Việc vay vốn kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chủ doanh nghiệp có một báo cáo tài chính rõ ràng. Với số vốn lớn, ngân hàng có thể cần kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp để chắc chắn rằng bạn có khả năng trả khoản vay hay không.

Cân nhắc kỹ lưỡng các lựa chọn vay vốn kinh doanh phù hợp

Sau khi kiểm tra báo cáo tín dụng và đảm bảo mọi thứ đều ổn thoả, đã đến lúc nghiên cứu và liệt kê danh sách các ngân hàng và tổ chức tài chính có khả năng đáp ứng các khoản vay mà bạn đang cần. Thông thường, chúng ta có xu hướng hay lựa chọn ngân hàng cho vay với lãi suất thấp và đưa ra các hướng dẫn xét duyệt linh hoạt nhất.

Bên cạnh các hình thức vay vốn kinh doanh truyền thống, các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc tìm hiểu về giải pháp vay vốn tăng trưởng đến từ Jenfi. Đây là giải pháp hướng đến việc tìm kiếm đối tác kinh doanh và khoản tiền được hỗ trợ từ Jenfi được xem như một nguồn vốn đầu tư tăng trưởng.

Giải pháp này đồng thời giúp chủ doanh nghiệp, nhất là chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty khởi nghiệp, loại bỏ gánh nặng tài chính phát sinh từ những thủ tục và trở ngại đến từ các hình thức vay vốn truyền thống.  Bên cạnh đó, Jenfi còn góp phần xóa bỏ rào cản về “tài sản thế chấp" và “điểm tín dụng" khi xem xét khoản vay.

Nói một cách khác, qũy hỗ trợ vốn Jenfi sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để xét duyệt khoản vay. Với Jenfi, năng lực kinh doanh mới là yếu tố then chốt để xác định tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, chứ không phải dựa trên các chỉ số tín dụng.

Xem thêm: 6 Nguyên Tắc Quan Trọng Cần Biết Khi Góp Vốn Kinh Doanh

Lời kết

Đối với các công ty đang cần dòng tiền cấp bách, Jenfi cam kết khoản đầu tư sẽ được xem xét và duyệt trong 2-5 ngày làm việc và giải ngân trong vòng 48 giờ. Bên cạnh đó, Jenfi luôn có những chính sách hỗ trợ phù hợp nhất với các khoản vay tương ứng, nhằm mang lại một giải pháp tài chính phù hợp nhất dành cho các doanh nghiệp. 

Đặc biệt, đội ngũ cố vấn và chuyên gia hàng đầu từ Jenfi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất để doanh nghiệp nhận được khoản đầu tư luôn đạt mức tăng trưởng bền vững. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top