Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

5 min read

Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam !

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển thì việc cạnh tranh về sản phẩm ngày càng cao. Do đó để có được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp cần lắng nghe những vấn đề từ khách hàng để đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của họ.

Một trong những công cụ hiệu quả để thực hiện quá trình này là Tư duy thiết kế (Design thinking). Hãy cùng Jenfi tìm hiểu:

  • Tư duy thiết kế là gì? 
  • Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong kinh doanh
  • 4 nguyên tắc quan trọng của Tư duy thiết kế
  • 5 Bước thực hiện Tư duy thiết kế 

Tư duy thiết kế là gì?

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế là một giải pháp giúp doanh nghiệp sáng tạo và giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả hơn. Nó được thực hiện dựa vào nhiều phương pháp và quy trình thực hiện và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, kỹ thuật, trong kinh doanh,...

Tư duy thiết kế tập trung nhiều vào khách hàng, người tiêu dùng và những khách hàng và người tiêu dùng là người đầu tiên và quan trọng nhất để tìm hiểu nhu cầu, lợi ích của họ và đưa ra những giải pháp để đáp ứng được những nhu cầu đó, do đó ta gọi những phương pháp mà tư duy thiết kế mang lại là cách để giải quyết một vấn đề. 

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đã thực hiện những phương pháp này với sản phẩm của họ. Ví dụ như Google, Samsung, Apple,... Và có một số trường đại học lớn hiện nay họ cũng đã có áp dụng những phương pháp này trong quá trình giảng dạy của họ (Stanford, Harvard,..)

Mặc dù đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu nhưng chỉ mới được ứng dụng rộng rãi trong những khoảng thời gian gần đây. Có nhiều tác giả đã vận dụng phương pháp này và xuất bản chúng thành những quyển sách và đem đến cho người đọc nhiều thông tin hữu ích.

Tại sao công ty nên sử dụng tư duy thiết kế?

tư duy thiết kế

Trong các doanh nghiệp và công ty thì tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Nếu không có tư duy thiết kế thì doanh nghiệp có thể bị lạc hậu đối với những sản phẩm của họ và họ không thể bán sản phẩm ra ngoài thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 

Doanh nghiệp trước khi sử dụng tư duy thiết kế có thể là soát kiểm tra sản phẩm một cách chỉnh chu và hoàn thiện nhất trước khi đưa sản phẩm đến khách hàng và giúp khách hàng có một trải nghiệm đối với sản phẩm tốt hơn.

Trong kinh doanh thì tư duy thiết kế có một vai trò quan trọng giúp ta có thể thực hiện nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có những trải nghiệm về sản phẩm một cách sâu hơn từ đó mà doanh nghiệp có thể có được những cách để giải quyết hoặc cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Và nhận thấy tầm quan trọng của tư duy thiết kế đem lại mà đây là một phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân trên khắp thế giới lựa chọn chọn và áp dụng.

Những sản phẩm khi áp dụng tư duy thiết kế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng và đem lại cho khách hàng một sự tin tưởng và thích thú hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp ở nước ngoài thường sử dụng phương pháp tư duy thiết kế rất nhiều còn ở Việt Nam thì vẫn còn hạn chế.

Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong doanh nghiệp

tư duy thiết kế

Có rất nhiều lợi ích khi bạn áp dụng tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh như:

Tạo ra các giải pháp sáng tạo

Con người không thể giải quyết vấn đề nếu họ không tin rằng một giải pháp tồn tại. Phương pháp lặp đi lặp lại cho phép giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong những trường hợp trước đây được coi là không thể giải quyết.

Mở rộng kiến ​​thức 

Khi tiếp xúc với một loạt các giải pháp khả thi và ý tưởng mới mẻ, từng thành viên trong công ty sẽ được mở rộng kiến thức so với cách tiếp cận truyền thống (vốn thiên về một câu trả lời duy nhất là được hay không.)

Thấy trước những vấn đề chưa phát sinh

Bằng cách tiếp cận quan sát người tiêu dùng và sản phẩm, bạn còn có thể phát hiện ra các giải pháp tiềm năng cho các vấn đề có thể chưa phát sinh ở thời điểm hiện tại

Ưu tiên nhu cầu của khách hàng 

Trong thực hành tư duy thiết kế, bạn sẽ kiểm tra liên tục vấn đề để tìm ra các giải pháp và ý tưởng khả thi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến.

4 Nguyên tắc quan trọng của Tư duy Thiết kế 

tư duy thiết kế

Có bốn nguyên tắc của tư duy thiết kế do Christoph Meinel và Larry Leifer tại Viện Thiết kế Hasso-Plattner, Đại học Stanford khởi xướng:

Quy tắc con người là trung tâm

Quy tắc này dựa trên ý tưởng rằng quan điểm lấy con người làm trung tâm sẽ luôn giải quyết các vấn đề kỹ thuật theo cách thỏa mãn nhu cầu của con người.

Quy tắc không kiểm soát

Bạn cần suy nghĩ sáng tạo và từ bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm soát một vấn đề. Từ đó, bạn sẽ có thể suy nghĩ và thử nghiệm tự do hơn và có sự tự tin sáng tạo để xem xét các giải pháp mới.

Quy tắc đảo ngược thiết kế 

Bạn phải nhìn về quá khứ để xem công nghệ trước đây đã giải quyết nhu cầu của con người như thế nào. 

Khi hiểu được quá khứ, bạn có thể tìm ra các cách để đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai.

Quy tắc hữu hình

Quy tắc mới nhất trong bốn quy tắc tại thời điểm xuất bản nguyên tắc, quy tắc hữu hình gợi ý rằng tạo một sản phẩm hữu hình là cách tốt nhất để hiểu sâu hơn liệu một sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của con người hay không.

Các giai đoạn của tư duy thiết kế

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế được hình thành qua 5 giai đoạn được quy chuẩn hóa theo Học viện Thiết kế của Trường Đại học Stanford năm 1970. Và hiện tại thì quy trình này vẫn được thực hiện một cách rộng rãi và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và kinh doanh.

5 giai đoạn của tư duy thiết kế được thể hiện như sau:

  • Thấu hiểu, đồng cảm (Empathize) với khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ
  • Xác định vấn đề (Define) của khách hàng, nhu cầu của họ là gì?
  • Lên ý tưởng, sáng tạo (Ideate) đối với sản phẩm
  • Xây dựng các mẫu (Prototype) để triển khai ý tưởng về sản phẩm
  • Thử nghiệm (Test) mẫu, kiểm tra sản phẩm và thu nhận phản hồi

Giai đoạn 1: Thấu hiểu, đồng cảm

Đồng cảm và thấu hiểu khách hàng là giai đoạn đầu tiên và quan trọng mà bạn cần thực hiện để hiểu về khách hàng cũng như là xây dựng được những mục tiêu và giải pháp tư duy thiết kế cho sản phẩm.

Tìm hiểu nguyên nhân mà doanh nghiệp gặp khó khăn đối với sản phẩm, nguyên nhân khiến cho sản phẩm không được thị trường chấp nhận vào không được sự ủng hộ của khách hàng.

Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần thực hiện đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những thiếu sót của sản phẩm hoặc những trải nghiệm không tốt mà khách hàng nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm, tại sao họ chưa hài lòng về sản phẩm của mình. Để từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết những vấn đề trên và có thể đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Xác định vấn đề

Trong bữa thứ hai của tư duy thiết kế những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ sự thấu hiểu và đồng cảm trong giai đoạn 1 của khách hàng. Bắt đầu thực hiện phân tích để đưa ra những mẫu chốt của vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Những vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng bằng việc hệ thống thành một sơ đồ hóa và có thể giải quyết từng nhóm một cách thuận lợi và hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp đi được đúng hướng vấn đề cần giải quyết. 

Giai đoạn 3: Lên ý tưởng sáng tạo

Trong giai đoạn này thì cá nhân có thể áp dụng kỹ năng brainstorming để sáng tạo được những ý tưởng hay đối với sản phẩm và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

Khi sáng tạo được càng nhiều ý tưởng thì càng có nhiều cơ hội để giải quyết được những vấn đề về sản phẩm hơn và có thể giúp lựa chọn ra được những ý tưởng tối ưu nhất

Giai đoạn 4: Xây dựng các mẫu

Tại bước này thì doanh nghiệp có thể loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu để có thể thay đổi và xem chúng có thích hợp với những nhu cầu của khách hàng hay không và ra mắt những mẫu thử nghiệm để phù hợp với những ý tưởng được đề xuất.

Trong bước này doanh nghiệp cần nhìn nhận ra được vấn đề mà sản phẩm của doanh nghiệp đang mắc phải và đề xuất những ý tưởng để cải thiện và giúp sản phẩm được hoàn chỉnh hơn

Giai đoạn năm: Thử nghiệm

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình tư duy thiết kế và giai đoạn này có thể thực hiện nhiều lần để có thể xuất ra được những mẫu thử và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất và được họ đón nhận nhiều nhất.

Giai đoạn thử nghiệm là một cơ hội tuyệt vời để giúp doanh nghiệp, cá nhân có thể kiểm tra và những giải pháp để thực hiện phát triển sản phẩm tốt hơn.

Khi thực hiện thử nghiệm thì không nên giải thích quá nhiều về sản phẩm để cho khách hàng có được một trải nghiệm những phản hồi chân thực nhất đối với sản phẩm của bạn.

Lời kết

Tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi, sáng tạo sản phẩm của mình. Qua những thông tin về tư duy thiết kế được bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu được tư duy thiết kế là gì. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm và có thể khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top