Triết Lý Kinh Doanh: Top 10 Triết Lý Vượt Thời Gian & Ví Dụ Từ Các Tập Đoàn Toàn Cầu

5 min read

Triết Lý Kinh Doanh: Top 10 Triết Lý Vượt Thời Gian & Ví Dụ Từ Các Tập Đoàn Toàn Cầu

triết lý kinh doanh

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sẽ xây dựng cho mình những triết lý kinh doanh riêng biệt và mang tính đặc trưng cho doanh nghiệp đó. Việc tạo nên những giá trị hay quy tắc nhất định sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Vậy triết lý kinh doanh là gì? Ý nghĩa của triết lý trong kinh doanh ra sao? Bài viết hôm nay Jenfi sẽ chia sẻ đến các bạn top những triết lý trong kinh doanh quan trọng và cần thiết nếu muốn sở hữu một doanh nghiệp vững mạnh nhé! 

Thế Nào Là Triết Lý Kinh Doanh?

triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là một chuỗi các giá trị và nguyên tắc mà một doanh nghiệp luôn hướng đến trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của mình. Đó còn được xem là những niềm tin, những tư tưởng, sứ mệnh mà một doanh nghiệp hình thành và định hướng các nhân viên của mình.

Triết lý trong kinh doanh không phải tự nhiên mà có mà nó được hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống. Thông qua thực tiễn hay những gì được diễn ra xung quanh chúng ta mà những kinh nghiệm, tư tưởng hay nguyên tắc trong kinh doanh được hình thành. 

Một người hiểu đúng về triết lý trong kinh doanh thì cơ hội dẫn đến thành công của họ là rất lớn. Điều đó cũng giống như một chủ doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về những triết lý trong kinh doanh thì họ có khả năng sử dụng và giữ chân những cộng sự có năng lực. 

Tầm Quan Trọng Của Triết Lý Kinh Doanh

triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với một người theo đuổi con đường kinh doanh hay một tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. 

Chính vì vậy mà triết lý trong kinh doanh giữ vai trò vô cùng quan trọng và được coi là yếu tố “sống còn” quyết định đến sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp đó.

Phương thức phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc vào công tác quản lý và đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đó. Bằng cách xây dựng triết lý kinh doanh một cách cụ thể sẽ giúp cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp có thể hiểu về công việc, mục tiêu và lý tưởng của mình khi cống hiến tại đây.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp sẽ có một triết lý kinh doanh riêng biệt. Chính vì vậy, điều này sẽ giúp nhân viên định hình được phong cách làm việc cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.

Hình thành nên sức mạnh tổng thể

Những triết lý trong kinh doanh ngoài việc định hình văn hóa làm việc, nó còn góp phần tạo nên một khối tập thể vững mạnh, thống nhất, sẵn sàng đương đầu với những thử thách trong công việc. Nhờ đó mà doanh nghiệp cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và vững bền trong tương lai.    

Phương thức định hướng cho doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh được đánh giá là nền móng giúp hoạch định hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ có những định hướng cụ thể cho sự phát triển của mình. Thật khó khi một doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh nhưng lại thiếu đi những chiến lược và kế hoạch để thực hiện tiến trình phát triển ấy. 

Top 10 Những Triết Lý Kinh Doanh Vượt Thời Gian

triết lý kinh doanh

Triết lý trong kinh doanh là yếu tố không thể thiếu của một doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh. 

Tham khảo 10 triết lý trong kinh doanh dưới đây để có tiền đề phát triển con đường sự nghiệp mà bản thân theo đuổi nhé!

Thay vì đổ lỗi thì hãy cải tiến

Đây là một trong những triết lý kinh doanh được nhiều doanh nhân thành đạt thường xuyên nhắc đến. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra như ý bạn mong muốn. 

Trong kinh doanh cũng vậy, sẽ có những lúc bạn gặp phải những trường hợp không mong muốn như: sản phẩm không kịp tiến độ, doanh thu không đạt, hàng hóa tồn động, thiếu hụt nguyên vật liệu,...

Khi mọi việc đã xảy ra thì con người thường có xu hướng bào chữa hay đổ lỗi cho bất kỳ lý do nào mà họ cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến điều ấy. Dĩ nhiên sẽ có nhiều lý do để bạn bào chữa cho những sự việc vận hành không đúng mục đích của mình. 

Thế nhưng liệu điều đó có mang lại hiệu quả gì hay không? Thay vì bào chữa thì bạn nên tìm hiểu vấn đề và suy nghĩ hướng để giải quyết vấn đề đó thì mới mong đem lại kết quả xứng đáng.

Kiên trì, nhẫn nại giúp bạn nhanh chóng thành công

Trong công việc sẽ có lúc chúng ta không thể tránh khỏi sự mệt mỏi, áp lực và thậm chí là muốn buông xuôi tất cả. 

Tuy nhiên, một CEO thành công sẽ luôn giữ trong mình triết lý kinh doanh đó là đừng dừng lại khi gặp thất bại mà hãy kiên nhẫn thì đích đến mới là thành công. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng chỉ có tính kiên trì mới là chìa khóa giúp bạn tiến nhanh đến thành công. Đừng bao giờ cho rằng mình đã làm xong việc, đừng bao giờ nghĩ rằng mình nên dừng lại nếu bị chán nản trong công việc. 

Thay vì sống với những cảm xúc tiêu cực như vậy thì hãy cứ tiếp tục bước đi, rồi một ngày nào đó bạn cũng sẽ đạt đến đích mà bạn mong muốn. 

Giữ cho mình đức tính trung thực

Một trong những triết lý kinh doanh quan trọng nữa đó chính là tính trung thực. Trong kinh doanh, với nhiều mối quan hệ xung quanh có thể bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên cho mình. 

Đó có thể là từ cộng sự, đối tác hoặc những người trong nghề,...Tuy nhiên, có một sự thật là không phải góp ý nào cũng sẽ có giá trị như nhau.

Có những lời khuyên sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng hoặc bị tổn thương nhưng phải công nhận một điều rằng đó là những lời khuyên giúp bạn nhìn ra được vấn đề, từ đó tìm ra hướng khắc phục tốt nhất. 

Trong khi đó, những lời khuyên mà bạn mong muốn đáp ứng cảm xúc của mình thì thật sự đó chỉ là những lời nói sáo rỗng và hoàn toàn không giúp ích được gì cho con đường sự nghiệp của bạn. 

Không cùng tư duy với người khác, không sao!

Kinh doanh là một phạm trù tương đối rộng và việc bạn không có cùng tư duy hay suy nghĩ với bất kỳ một ai đó cũng là điều dễ hiểu. 

Chính vì vậy, đừng vội cảm thấy lúng túng hay lạc lõng khi nghĩ rằng mình không có cùng tư duy kinh doanh với người khác. 

Để bản thân hình thành những suy nghĩ tích cực phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, bạn nên giao lưu và gặp gỡ với những người có cùng quan điểm với mình. 

Cách này sẽ giúp bạn hình thành những tư tưởng tích cực và không bị xao nhãng với những điều tiêu cực đang diễn ra.

Biến thất bại thành thành công

Nếu bạn là người nghiên cứu nhiều về kinh doanh chắc chắn bạn sẽ biết hầu hết các doanh nhân trên thế giới trước khi chạm đỉnh thành công thì không ai là chưa từng nếm mùi thất bại. 

Chính vì lẽ đó không có lý do gì khiến chúng ta cảm thấy bế tắc mỗi khi vấp phải thất bại. 

Thay vì cứ mãi chôn vùi trong thất bại như vậy thì tại sao không biến thất bại thành bàn đạp để bước đến thành công. Nếu như thành công đến với chúng ta dễ dàng như vậy thì chắc có lẽ trên đời này ai cũng trở thành những doanh nhân thành đạt rồi. 

Chính vì vậy hãy kiên trì vượt qua những chông gai trước mắt thì sau đó sớm muộn gì bạn cũng bước trên con đường trải đầy hoa hồng mà thôi.

Biết ơn những người đã ủng hộ bạn

Triết lý kinh doanh mà chúng tôi muốn chia sẻ tiếp theo đó chính là biết ơn và trân trọng những người đã luôn ủng hộ và cho bạn cơ hội thực hiện ước mơ của mình. 

Hãy luôn nhớ rằng nếu như không có sự tin tưởng và giúp đỡ của họ thì bạn sẽ rất khó khăn để thực hiện hoài bão của mình. Đây không chỉ đơn thuần là triết lý trong kinh doanh mà nó còn là cách đối nhân xử thế mà bạn nên biết.

Đừng nghĩ gặp khó khăn là thất bại

Trên chặng đường đi đến thành công chắc chắn bạn sẽ phải trải qua rất nhiều chông gai và thử thách. Tuy nhiên đừng quy chụp điều đó là một thất bại. Nếu như trên con đường kinh doanh, bạn gặp khó khăn thì hãy đấu tranh với nó đến cùng. 

Đó là triết lý trong kinh doanh điển hình và luôn chính xác trong mọi hoàn cảnh.

Cởi mở với người biết lắng nghe

Với những người không dành thời gian và tâm trí để lắng nghe những gì bạn chia sẻ thì mọi dự định và cố gắng của bạn trong công việc cũng thành thừa. 

Chính vì vậy, thay vì bỏ thời gian vào những người không mang lại lợi ích và giá trị cho những kế hoạch của mình thì hãy chọn chọn những người có suy nghĩ tích cực, sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận thông tin từ bạn. 

Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy những điều mà bạn chia sẻ thực sự có giá trị và đáng được quan tâm. Từ đó họ sẽ đưa ra những lời khuyên hoặc cũng có thể là cùng đồng hành giúp đỡ bạn trong hoạt động kinh doanh.

Giúp nhau cùng có lợi

Một trong những triết lý kinh doanh đó chính là giúp đỡ, hỗ trợ mọi người khi cần thiết thì bạn cũng sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng. Trong thực tế, nếu như bạn ủng hộ và có thiện chí với những mối quan hệ xung quanh thì họ cũng sẽ đồng hành cùng bạn. 

Thậm chí, nếu như bạn giúp đỡ những người khác nhưng không mong cầu được đền đáp thì chắc chắn những người đó sẽ là những người bạn đồng hành lâu dài với bạn. 

Đừng khoe khoang thành tích

Đây là triết lý kinh doanh mà chúng tôi nghĩ bất kỳ một ai theo đuổi con đường kinh doanh cũng cần nắm rõ. Triết lý này mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ cho những ai hiểu và áp dụng một cách đúng đắn. 

Tâm lý chúng ta ai cũng có nhu cầu cho mọi người thấy sự thành công với biết bao cố gắng của mình. Tuy nhiên, với những cái đầu lạnh trong kinh doanh thông thường họ hiếm khi làm như vậy. 

Thật sự việc khoe thành tích là điều không cần thiết mà đôi khi nó còn mang lại cho bạn nhiều rắc rối hơn mà thôi. 

Triết Lý Kinh Doanh Của Các Tập Đoàn Toàn Cầu

triết lý kinh doanh

Hãy cùng Jenfi xem một số triết lý kinh doanh của các công ty trong Fortune 500. Một số công ty gọi các giá trị doanh nghiệp họ là triết lý, trong khi các doanh nghiệp khác đưa triết lý kinh doanh vào dạng Tuyên bố sứ mệnh, Tuyên bố giá trị, Quy tắc ứng xử hoặc Quy tắc đạo đức. 

Dưới đây là một số ví dụ tuyệt vời về các triết lý kinh doanh mạnh mẽ có tầm ảnh hưởng và tạo nguồn cảm hứng.

Triết lý kinh doanh của Google — 10 Điều Sự Thật

  1. Tập trung vào người dùng và tất cả những thứ khác sẽ theo sau.
  2. Tốt nhất là làm một việc thực sự, thực sự tốt.
  3. Nhanh hơn là chậm.
  4. Nên thiết kế web dựa trên sự dân chủ
  5. Bạn không cần phải có mặt tại bàn làm việc để có câu trả lời.
  6. Bạn có thể kiếm tiền mà không cần phải làm điều ác.
  7. Luôn có nhiều thông tin hơn ở ngoài kia.
  8. Nhu cầu thông tin vượt qua mọi biên giới.
  9. Bạn có thể nghiêm túc mà không cần diện đồ vest.
  10. Chỉ tuyệt vời thôi là chưa đủ.

Triết lý kinh doanh của Bank of America - Kỷ luật, Đồng cảm và Thấu Hiểu 

Ở đây chúng tôi có một triết lý khác là tập trung vào khách hàng. Bank of America không chỉ tập trung vào việc làm hài lòng khách hàng mà còn thiết lập cách thức nỗ lực để làm hài lòng khách hàng: với kỷ luật, sự đồng cảm và thấu hiểu. Nhưng lưu ý rằng triết lý này không đi xa mục tiêu cuối cùng của bất kỳ tổ chức tài chính nào, đó là làm hài lòng lợi nhuận cuối cùng và những cổ đông hiện tại.

Triết lý kinh doanh của  FedEx - Con người-Dịch vụ-Lợi nhuận

“Triết lý Con người-Dịch vụ-Lợi nhuận (P-S-P) dựa trên niềm tin rằng bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên, họ sẽ cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, từ đó dẫn đến việc khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của FedEx.”

Triết lý kinh doanh của Walt Disney - Văn hóa Chăm sóc

Người sáng lập công ty giải trí Walt Disney đã thúc đẩy văn hóa chăm sóc, nhấn mạnh việc chăm sóc lấy con người làm trung tâm, phần còn lại (lợi nhuận, thành công trong hoạt động, tăng trưởng) sẽ tự lo.

Ngày nay có thể thấy rõ xu hướng này khi các công ty đang nhận ra giá trị của triết lý tập trung vào việc nuôi dưỡng con người, thay vì lợi nhuận.

Triết lý kinh doanh của Starbucks - Triết lý dành cho nhân viên

“Chúng tôi tin tưởng vào việc tuyển dụng những người đặc biệt, những người sẵn sàng làm việc để đạt được kết quả xuất sắc. Đổi lại, chúng tôi cam kết phát triển những người giỏi của mình bằng cách xác định, trau dồi, đào tạo, khen thưởng và thúc đẩy những cá nhân cam kết đưa công ty của chúng tôi phát triển. ”

Lời kết

Với những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn sẽ tự xây dựng những triết lý kinh doanh phù hợp và hiệu quả cho bản thân. Con đường đến thành công chắc chắn sẽ không dễ dàng. Tuy nhiên hãy giữ cho mình một ý chí kiên định thì mọi khó khăn thử thách cũng sẽ là tạm thời.

Jenfi Insights - Giúp bạn theo dõi sức khỏe tài chính mỗi ngày một cách nhanh chóng!

Jenfi Insights kết nối các tài khoản thương mại online và tài khoản quảng cáo của bạn vào một bảng điều khiển, giúp bạn theo dõi doanh số, chi phí, lợi nhuận... hàng ngày một cách nhanh chóng và đơn giản.

Với nguồn dữ liệu mạnh mẽ, Jenfi giúp bạn tìm ra chiến lược tiếp thị đang có lợi nhuận cao nhất và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong phễu khách hàng của bạn, giúp bạn đạt được hiệu suất kinh doanh tốt nhất mà không phải dựa vào bất kỳ phỏng đoán, thử nghiệm tốn kém nào.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top