Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

5 min read

Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là bước quan trọng giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về tổng thể bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu số liệu và chỉ tiêu tài chính để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và dự báo tình hình tài chính trong tương lai.

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp và những thông tin liên quan

Thế nào là Phân tích tài chính doanh nghiệp?

Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các hoạt động của doanh nghiệp như: Hiệu quả hoạt động; Khả năng sinh lời; Khả năng thanh toán,.... Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị thế tài chính và là cơ sở để đưa ra những dự báo về năng lực tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.

Tuỳ thuộc vào góc nhìn của người thực hiện (nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp, người cho vay tín dụng,...) sẽ phân tích với nhiều mục tiêu khác nhau.

Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu sử dụng số liệu trong Báo cáo tài chính. Bao gồm những báo cáo cơ bản sau đây:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Có 3 loại phân tích tài chính doanh nghiệp đang được áp dụng phổ biến nhất như sau đây. Mỗi loại có đặc điểm và mục tiêu khác nhau, nhưng đều phục vụ cho mục đích đánh giá chuyên sâu về tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Phân tích ngoại lực, nội lực
  • Phân tích ngắn hạn
  • Phân tích theo chiều ngang

Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa gì?

Tổng hợp kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư: Lợi ích luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mỗi thương vụ đầu tư. Trước mỗi quyết định của mình, nhà đầu tư đều tính toán rất kỹ đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp dự định sẽ đầu tư. Việc phân tích tài chính giúp họ có thêm cơ sở để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác, hạn chế rủi ro.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Nhà quản trị thực hiện phân tích tài chính để nắm được tổng quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính, lợi nhuận cũng như khả năng giải quyết rủi ro, thanh khoản,… Góp phần hỗ trợ quản lý, dự đoán tài chính trong nội bộ doanh nghiệp hiệu quả hơn. Đây cũng là cơ sở cho các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ…định kỳ của doanh nghiệp.

Đối với tổ chức tín dụng: Đối với các đơn vị cho vay tín dụng, mối quan tâm đầu tiên của họ là khả năng trả nợ của bên vay. Điều này được thể hiện rõ trong kỹ thuật phân tích. Các tổ chức tín dụng quan tâm đến khả năng ứng phó của doanh nghiệp với khoản vay ngắn hạn cũng như tiềm năng phát triển để có thể hoàn trả các khoản vay dài hạn.

2. Kỹ thuật áp dụng trong phân tích tài chính

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp có rất nhiều kỹ thuật. Sau đây sẽ là 5 kỹ thuật phổ biến nhất, được các chuyên gia thường xuyên áp dụng. 

Báo cáo tài chính so sánh

Đúng như tên gọi, đây là phương pháp phân tích ngang, dựa trên cơ sở so sánh hai hoặc nhiều loại báo cáo tương tự của các kỳ trước.  Thông qua kỹ thuật này, những thông tin có ý nghĩa sẽ được sử dụng để phân tích và đưa ra kết luận chính xác. Kết quả phân tích đồng thời cũng phản ánh được tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản và nợ của doanh nghiệp.

Báo cáo thay đổi vốn lưu động

Mục tiêu khi áp dụng kỹ thuật báo cáo thay đổi vốn lưu động nhằm trích xuất các thông tin liên quan đến vốn lưu động. Từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh giữa hai thời kỳ tài chính. Lượng vốn lưu động ròng được xác định bằng hiệu số của tài sản ngắn hạn trừ tổng số nợ ngắn hạn. 

Bảng cân đối kế toán tính theo tỷ lệ

Đây là kỹ thuật thực được hiện bằng cách phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố: Tài sản, nguồn vốn với tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Các số liệu của báo cáo tài chính được chuyển đổi theo dạng tỷ lệ phần trăm (%). Mỗi tỷ lệ tương ứng với những con số kinh tế phản ánh thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.

Phân tích xu hướng & tỷ lệ

Phân tích xu hướng là kỹ thuật theo luồng phân tích ngang. Kỹ thuật này sẽ tính toán các khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chính thành tỷ lệ tương ứng theo từng giai đoạn. Sau đó so sánh để thấy xu hướng biến động của các khoản mục, phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp đang có xu hướng xấu đi hay được cải thiện tốt hơn. 

Kỹ thuật phân tích tỷ lệ được thực hiện bằng cách xác định tỷ lệ giữa từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục có liên quan trong báo cáo. Kỹ thuật này phần nào đánh giá chính xác hơn khả năng thanh khoản, thanh toán cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì sự đơn giản, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. 

Phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng cũng là một trong những kỹ thuật phân tích ngang. Theo phương pháp này, tỷ lệ của các khoản mục trên các báo cáo tài chính trong các giai đoạn khác nhau sẽ được tính toán và so sánh một cách phù hợp. Việc phân tích báo cáo của cùng kỳ năm trước cho thấy xu hướng biến động của các khoản mục. Đây là một công cụ hữu ích để biết nhận định được tình hình tài chính một doanh nghiệp đang ở mức nào. 

Phân tích tài chính là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính sẽ được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật để có được kết quả đánh giá chính xác nhất. Góp phần ra quyết định giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top