Thoái Vốn Là Gì? Chiến Lược Thoái Vốn Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

5 min read

Thoái Vốn Là Gì? Chiến Lược Thoái Vốn Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

thoái vốn là gì

Thoái vốn không còn là khái niệm xa lạ, nổi tiếng tại Việt Nam có thể nhắc đến là câu chuyện của Vingroup. Khi lần lượt “ông lớn” này giải thể Vinpro, sáp nhập Adayroi, chuyển nhượng cho Masan: Vinmart, Vinmart+ và VinEco. Sau đó Vingroup lại đưa ra công bố sáp nhập sàn thương mại điện tử Adayroi vào VinID - siêu ứng dụng tiêu dùng mà họ đang phát triển mạnh mẽ. 

Từ câu chuyện trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng thoái vốn không phải lúc nào cũng là điều tiêu cực. Bằng chứng là giá cổ phiếu VRE vẫn tiếp tục tăng lên sau ngần ấy hoạt động thoái vốn.

 

Thoái vốn là gì?

thoái vốn là gì

Tiếng Anh là Divestment. Ở đây, chúng ta có hai khái niệm thoái vốn: Thoái vốn chủ động, và thoái vốn đầu tư. Thoái vốn chủ động được thực hiện bởi doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty mẹ. Và hình thức còn lại là nhà đầu tư rút vốn kinh doanh, khi hoạt động của công ty không đạt được kỳ vọng nhất định. Cả hai khái niệm này đều mang đến nhiều thử thách và những cơ hội để doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn.

 

Thoái vốn chủ động sẽ giúp doanh nghiệp thu về một khoản tiền lớn. Số tiền ấy thông thường sẽ dùng để bổ sung vốn lưu động, trả nợ, chi tiêu cho hoạt động kinh doanh, trả cổ tức,... Nghiên cứu cho thấy thoái vốn có thể không đạt được hiệu quả kỳ vọng khi chỉ được xem là lựa chọn tách biệt và có mục tiêu ngắn hạn. 

 

Vì vậy, hầu hết các cuộc thoái vốn có chủ đích đều xuất phát từ chiến lược tài chính tổng thể của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp công ty bắt buộc thoái vốn vì một lý do pháp lý, chính trị, xã hội khách quan nào đó.

 

Ý nghĩa của thoái vốn

thoái vốn là gì

Lý do doanh nghiệp thoái vốn

Thanh lý tài sản là một trong những hình thức thoái vốn phổ biến nhằm cải thiện giá trị công ty, tối ưu vốn nội tại và hướng đến mục tiêu tăng trưởng kết quả kinh doanh. Một số loại tài sản có thể thoái vốn như: công ty con, bất động sản, thiết bị sản xuất, bộ phận kinh doanh,... Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng biện pháp thoái vốn để giảm bớt tài sản, giúp đội ngũ quản lí tập trung hơn vào mục tiêu cốt lõi. Từ đó tăng cường sự ổn định trong các hoạt động trọng yếu.

Ngoài lý do về chiến lược tài chính, thoái vốn có thể cần thực hiện khi có những tác động khách quan như giảm giá trị đầu tư, doanh nghiệp rút khỏi một khu vực nào đó, rời khỏi một ngành dịch vụ do áp lực xã hội hoặc chính trị,... Và dù vì lý do gì thì thoái vốn cũng là một trong những chiến lược không thể tránh khỏi trong kinh doanh.

Thử thách của chiến lược thoái vốn

Nghiên cứu Thoái vốn doanh nghiệp toàn cầu của EY cho biết: Có đến 79% doanh nghiệp đánh giá rằng những công tác thoái vốn gần đây không giúp họ tăng trưởng giá trị doanh nghiệp như kỳ vọng. Điều này đặc biệt nhức nhối tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khoảng 87% CEO khẳng định họ chưa đạt đến mức giá mong muốn.

Bên cạnh đó, 56% doanh nghiệp nhận thấy công tác thoái vốn những năm gần đây không tạo ra nhiều tác động tích cực để thúc đẩy các mảng kinh doanh mong muốn. Trong khi đây lại là mục tiêu phổ biến khi sử dụng chiến lược thoái vốn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp thoái vốn hiệu quả?

Chiến lược thoái vốn hiệu quả

thoái vốn là gì

Xác định tài sản cốt lõi

Khi thoái vốn bằng cách bán công ty con thuộc những mảng kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định tài sản cốt lõi. Một vài yếu tố giúp CEO xác định đúng đắn hơn:

  • Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và nhu cầu tăng trưởng cơ bản của công ty con đó.
  • Giá trị doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
  • Mức độ phù hợp về tầm nhìn và sứ mệnh của công ty mẹ.
  • Đánh giá tiềm năng tạo ra giá trị lâu dài từ các yếu tố tài chính, khách hàng, xã hội.

Đứng trước những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội,... nhà lãnh đạo cần loại bỏ các tài sản không còn giúp thúc đẩy chiến lược tổng, chi phí cao, ít hiệu quả để tập trung nguồn lực cho mảng kinh doanh tiềm năng hơn.

Tái đầu tư hợp lý

Tài chính có được từ việc thoái vốn cũng cần có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Dù doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt cũng không tránh khỏi nguy cơ nếu chưa có sự chuẩn bị dài hạn. Đồng thời, chiến lược tài chính không phù hợp sẽ thu hẹp hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trong tương lai. Sau khi thoái vốn, với nguồn lực tài chính dồi dào hơn, doanh nghiệp cần lựa chọn lĩnh vực tái đầu từ hợp lý.

Nguồn vốn sau khi huy động được nên đầu tư vào những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Lợi thế kinh doanh sẽ tạo ra giá trị bền vững. Một số hạng mục đầu tư phổ biến sau thoái vốn phải kể đến như: Công nghệ, thị trường, sản phẩm, mở rộng khu vực địa lý mới. 

Những hạng mục này giúp nâng cao vị thế của công ty mẹ, cũng là nền tảng cho các mảng kinh doanh còn lại trong tương lai.  Bên cạnh đó, vốn cần được dự trù một khoản tài trợ cho các hoạt động mua lại. Đây là giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ các phân khúc tăng trưởng mục tiêu của doanh nghiệp.

Lựa chọn hình thức thoái vốn phù hợp

Có 3 hình thức thoái vốn chính, ngoài bán trực tiếp tài sản thì còn có Spin-off và bán cổ phần khơi mào. Spin-off được sử dụng phổ biến nhất trong bối cảnh doanh nghiệp có những hoạt động kinh doanh tại các mảng thị trường riêng biệt. 

Lúc này yếu tố tăng trưởng kinh doanh cũng như rủi ro tài chính của công ty con và công ty mẹ có khác biệt lớn. Đây là quá trình mà một phần của một doanh nghiệp được tách ra, tạo thành công ty con riêng biệt thông qua việc phát hành cổ phiếu mới.

Còn bán cổ phần khơi mào được sử dụng phần lớn ở bối cảnh công ty mẹ thường giữ cổ phần kiểm soát và cần tài trợ cơ hội tăng trưởng cho công ty con. Với hình thức này, tại thị trường chứng khoán, công ty mẹ sẽ bán một tỉ lệ vốn chủ sở hữu thuộc công ty con. Đây là những giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt được miễn thuế cho phép công ty mẹ huy động vốn và giúp họ giữ lại quyền kiểm soát với công ty con.

 

Xem thêm: Báo Cáo P&L Là Gì? 5 Bước Cần Chuẩn Bị Cho Bản Báo Cáo P&L

 

Lời kết

Tùy vào điều kiện tài chính, đặc tính, giá trị doanh nghiệp mà CEO cần lựa chọn hình thức phù hợp để thoái vốn hiệu quả. Jenfi hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.

 

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top