Phân Tích Báo Cáo Tài Chính: 5 Kỹ Thuật Phổ Biến

5 min read

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính - Công Cụ Phản Ánh Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp

phân tích báo cáo tài chính

Có nhiều phương pháp khác nhau để có thể đánh giá được sự lành mạnh về tài chính của một công ty, nhằm định hướng, đưa ra các giải pháp, kế hoạch để phát triển doanh nghiệp, và xác định giá trị thị trường chứng khoán của công ty đó. Trong đó có phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Về cơ bản, có thể xem báo cáo tài chính là một bảng biểu, một thẻ báo cáo ‘sức khỏe’ tài chính của công ty để có thể dự báo hoặc hoạch định hướng phát triển hoạt động dài hạn cho công ty.

Qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khác niệm về báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính.

Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là gì (What is financial statement)? Báo cáo tài chính là các bản ghi chép lại các hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm).

Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán bởi các cơ quan nhà nước, kế toán công ty, các công ty kiểm toán,... để có thể đảm bảo tính chính xác và minh bạch cho các vấn đề về kê khai thuế hoặc đầu tư.

Báo cáo tài chính bao gồm những gì? Báo cáo tài chính bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán: cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các cổ đông góp vốn.
  • Báo cáo thu nhập: (hay còn được gọi là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) chủ yếu tập trung vào doanh thu và chi phí của công ty trong một thời kỳ cụ thể (thông thường là trong 01 năm tài chính). Từ đó cung cấp số liệu để xem xem hoạt động kinh doanh của công ty là lãi hay lỗ.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền mặt: (CFS) đây là báo cáo để đo lường lượng tiền mặt thanh khoản hoặc số tiền mặt tương đương mà công ty có trong tay sau khi trừ đi các khoản thanh toán nợ, khoản tài trợ cho chi phí hoạt động và các khoản đầu tư.

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt (CFS), bổ sung cho bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, là một tài liệu cần thiết để đánh giá hoạt động tài chính của một công ty.

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là gì (What is financial statement analysis)? Phân tích báo cáo tài chính là quá trình phân tích các báo cáo tài chính của công ty bằng cách sử dụng bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nhằm mục tích đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của công ty đó.

Các bên đối tác liên quan khi có nhu cầu xem xét có thể sử dụng kết quả phân tích để đánh giá về tình trạng chung của một doanh nghiệp, cũng như đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty. Bên cạnh đó, kết quả phân tích báo tài chính cũng sẽ được sử dụng nội bộ như một công cụ giám sát để quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: 

Trước tiên, một nhà phân tích có thể xem xét một số tỷ lệ trên báo cáo thu nhập của một công ty để xác định mức độ hiệu quả mà nó tạo ra. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cho thấy sự khác biệt giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Nếu công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn các đối thủ cạnh tranh, điều này có thể cho thấy một dấu hiệu tích cực cho công ty. Đồng thời, nhà phân tích có thể quan sát thấy tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng lên trong kỳ tài chính.

Ý nghĩa của công tác phân tích báo cáo tài chính

Không chỉ cung cấp cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính, khả năng sinh lợi, triển vọng hoặc những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai mà công tác phân tích báo cáo tài chính còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý

Có thể khái quát ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trên các điểm sau:

  • Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm báo cáo cùng với những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được;
  • Đánh giá chính xác thực trạng và năng lực tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính… Từ đó, các nhà quản lý có thể đưa ra các hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp;
  • Theo dõi và kiểm tra được nguồn lực tài chính, khả năng sinh lợi, dự báo được nhu cầu tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp;
  • Cung cấp những chỉ tiêu cần thiết giúp cho việc kiểm tra, đánh giá một cách minh bạch, chính xác;
  • Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Kỹ Thuật Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

phân tích báo cáo tài chính

Việc thực hiện phân tích báo cáo tài chính có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc, phân tích tỷ lệ, phân tích lợi nhuận theo khối lượng chi phí và phân tích xu hướng là năm kỹ thuật thường được sử dụng nhất trong phân tích báo cáo tài chính.

  • Phân tích báo cáo tài chính theo chiều ngang

Để hiểu sự tiến bộ của một công ty theo thời gian, người ta so sánh hiệu quả hoạt động của hai hoặc nhiều thời kỳ. Để có được đánh giá tổng quan về xu hướng, mỗi thành phần được đánh giá cần được so sánh tương đương trong kỳ trước.

  • Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc được sử dụng để thiết lập liên kết giữa các mục hàng trong các sổ cái riêng biệt. Nó cung cấp cho các nhà phân tích cái nhìn tổng quan về tổng doanh thu và hiệu suất chi tiêu. Dữ liệu được phân tích dưới dạng một tỷ lệ. Kỹ thuật phân tích này thường được áp dụng trong phân tích báo cáo thu nhập.

  • Phân tích báo cáo tài chính theo tỷ lệ

Phân tích báo cáo tài chính theo tỷ lệ được sử dụng để so sánh một thành phần tài chính này với một thành phần tài chính khác và hiển thị xu hướng tăng hoặc giảm của tổng thể. 

Sau khi tính toán tỷ lệ, nó có thể được so sánh với kỳ trước để có thể đánh giá hoạt động của công ty có đáp ứng kỳ vọng hay không. Nó hỗ trợ ban lãnh đạo công ty trong việc xác định bất kỳ sai lệch nào so với các mục tiêu đề ra và đưa ra hướng khắc phục.

  • Phân tích báo cáo tài chính theo xu hướng

Phân tích xu hướng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều thời kỳ tài chính để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính.

Thực ra, đây chỉ là bước tiếp theo của phân tích theo tỷ lệ. Sau khi tính toán các tỷ số, thay vì so sánh một thành phần tài chính này với một thành phần tài chính khác chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị để thấy xu hướng chung.

  • Phân tích lợi nhuận theo khối lượng chi phí

Kỹ thuật Phân tích báo cáo tài chính cuối cùng là phân tích lợi nhuận theo khối lượng chi phí. Mối liên hệ hiện tại giữa doanh số, chi phí và lợi nhuận được nêu ra trong phân tích này. 

Chi phí được chia thành hai phần: chi phí cố định và chi phí có thể thay đổi. Doanh thu và chi phí có thể thay đổi có mối quan hệ nhất quán với nhau. Phân tích chi phí cho phép các nhà quản lý xây dựng được kế hoạch lợi nhuận tốt hơn.

 

Xem thêm: 6 Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

 

Lời kết

Jenfi hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm về báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính - Các kỹ thuật này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty mình hơn.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top