OKR Là Gì? Cách Sử Dụng OKR Hiệu Quả Trong Kinh Doanh 2023

5 min read

OKR Là Gì? Cách Sử Dụng OKR Hiệu Quả Trong Kinh Doanh 2023

OKR Là Gì?

OKR Là Gì?

OKR là gì? Đây là phương pháp quản trị theo MỤC TIÊU và KẾT QUẢ, viết tắt từ Objectives and Key Results. Phương pháp này tập trung vào việc gắn kết đội ngũ vào mục tiêu chiến lược nhằm dốc toàn lực tạo ra kết quả có thể đo lường.

Được sử dụng bởi những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong đó có Google, Amazon, Samsung, LG,... John Doerr – tác giả quyển sách nổi tiếng Measure What Matters - Làm Điều Quan Trọng đã đưa ra công thức đơn giản cho OKR như sau:

 I will + Objective + as measured by + Key Results

Tạm dịch: Tôi sẽ đạt được + Mục tiêu + bằng + Kết quả cụ thể

Ví dụ: Tôi sẽ đạt được doanh thu 1 Tỷ đồng bằng việc mở rộng thành công 10% khách hàng mới.

Với ví dụ trên, khi doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng khách hàng mới đạt mức 10%, tương ứng với việc họ thu được doanh thu mục tiêu 1 Tỷ đồng. Với cấu trúc này, doanh nghiệp dễ dàng nhìn rõ bức tranh: Làm gì? Làm nó khi nào? Ai sẽ thực hiện? Làm như thế nào? để dẫn đến mục tiêu cốt lõi.

>>> Xem thêm: Quy Trình Bán Hàng: 7 Bước Hình Thành Sơ Đồ Hiệu Quả Nhất

5 Yếu Tố Làm Nên Thành Công Của Việc Quản Trị Bằng Phương Pháp Okr

OKR Là Gì?

5 yếu tố này được viết tắt là F.A.C.T trong đó:

1.Focus - Tập trung 

Không nên có quá 3 mục tiêu cùng lúc và mỗi mục tiêu cần có tối đa 5 kết quả cốt lõi có thể đo lường. Bên dưới mỗi kết quả chính sẽ là những kết quả phụ giúp doanh nghiệp thiết lập các bước triển khai cụ thể. Kết quả chính cần thật rõ ràng, đến mức khi chạm đến kết quả chúng ta biết mục tiêu đã hoàn thành.

2.Alignment - Căn chỉnh khi cần thiết

Mỗi cá nhân trong tổ chức đều gắn liền với mục tiêu chung, trong quá trình hoạt động cần cùng nhau đóng góp để chiến dịch được thúc đẩy một cách tối ưu nhất. Doanh nghiệp nên tiếp thu phản hồi từ thực tế để có sự căn chỉnh phù hợp, kịp thời. Giúp đảm bảo tiến độ chiến dịch và hạn chế rủi ro chủ quan lẫn khách quan.

3.Commitment - Có cam kết cụ thể

Với phương pháp quản trị bằng OKR, mục tiêu của mỗi cá nhân sẽ gắn liền với mục tiêu của thành viên khác. Vì vậy, cần có cam kết cụ thể cho từng vị trí, loại bỏ khả năng tồn đọng công việc ảnh hưởng đến tiến độ chung. Mỗi thành viên, bộ phận, phòng ban nên có những “tín hiệu rõ ràng” có thể đo lường cho biết vẫn đang tiến hành OKRs của bản thân.

4.Tracking - Thống kê

Khi công việc không được kiểm tra thường xuyên sẽ dễ dẫn đến thất thoát, trục trặc. Bên cạnh đó, theo dõi số liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt tiến độ hoàn thành mục tiêu.

5.Stretching - Kéo giãn mục tiêu

Quản trị bằng OKR giúp thúc đẩy doanh nghiệp cố gắng không ngừng nghỉ nhằm đạt được tối đa mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu có thể được thiết lập tịnh tiến I → II → III, và nên đặt mục tiêu cao hơn kỳ vọng một chút. Như Larry Page của Google từng phát biểu:

“Tôi phải đặt mục tiêu lên Sao Hỏa, và nếu có rơi xuống, chúng ta ít nhất đã đến được Mặt Trăng!”

7 Lợi Ích Vượt Bậc Có Được Từ Phương Pháp Quản Trị OKR Là Gì?

1.Nâng cao hiệu suất lao động

Quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu và kết quả giúp lãnh đạo phân chia công việc hợp lý. Mỗi thành viên hoạt động hiệu suất hơn khi nhìn thấy đích đến ngay trước mắt. Bên cạnh đó, họ sẽ hiểu một cách rõ ràng kỳ vọng của tổ chức dành cho bản thân, tăng thêm cảm hứng làm việc.

2.Tối ưu nguồn lực lao động

Khi chiến dịch đã được vạch ra các bước triển khai cụ thể, doanh nghiệp sẽ tối ưu được nguồn lực lao động khi đủ thông tin để phân công đủ người đủ việc. Mỗi nhân sự cũng cảm thấy trách nhiệm hơn khi được phụ trách một đầu việc cụ thể.

3.Cải thiện văn hóa doanh nghiệp

Phương pháp OKR giúp đội ngũ chuyển đổi từ văn hóa thụ động sang tinh thần chủ động khi trước mắt họ là bảng kế hoạch rõ ràng và mục tiêu cụ thể. Bên cạnh đó, OKR phân định công việc chặt chẽ góp phần giảm xung đột giữa các phòng ban, loại bỏ thói quen đùn đẩy trách nhiệm. Cả đội ngũ sẽ tập trung cho những hoạt động cốt lõi nhằm đẩy con thuyền chung đến đích sớm nhất.

4.Định hướng chiến lược phát triển một cách chuẩn xác 

Với những mục tiêu rõ ràng và kết quả cụ thể, doanh nghiệp có thể viết ra định hướng chuẩn xác cho chiến lược phát triển của công ty. 

5.Đo lường chính xác tiến độ của kế hoạch

OKR giúp doanh nghiệp có khả năng đo lường chính xác tiến độ của kế hoạch. Ở mỗi kết quả là một mốc thời gian cụ thể, vì vậy tổ chức luôn thấy rõ doanh nghiệp đang ở đâu. 

6.Quản trị OKR giúp mở rộng quy mô doanh nghiệp nhanh hơn

Khi hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc được đẩy lên tối đa thì con đường phát triển của doanh nghiệp cũng rộng rãi hơn. Đạt được nhiều mục tiêu tương ứng với việc doanh nghiệp thêm thành công và có thêm nhiều tiềm lực để mở rộng quy mô.

7.Gắn kết tổ chức

Phương pháp quản trị hiệu quả giúp đội ngũ thêm đồng lòng vì mục tiêu chung, từ đó đoàn kết hơn. Lãnh đạo biết cách quản lý theo mục tiêu và kết quả sẽ tránh được những sai lầm cảm tính. Đánh giá đúng năng lực nhân viên, tạo ra nhiều động lực giúp đội ngũ nâng cao tinh thần làm việc nhóm hơn.

Phương pháp quản trị OKR tuy còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã trở thành xu hướng lãnh đạo của hàng triệu doanh nghiệp cao cấp. Với những lợi ích vượt bậc, OKR giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều thành công trên con đường chinh phục mục tiêu của mình. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top