Nợ xấu là gì? Những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

5 min read

Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nợ xấu là một trong những khái niệm phổ biến. Đây cũng là tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến những kế hoạch tài chính của người vay. Bạn đã thực sự hiểu rõ nợ xấu là gì? Ảnh hưởng của nợ xấu như thế nào tới người vay? Jenfi sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu mà bạn không nên bỏ lỡ.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ được xếp vào dạng khó đòi, quá hạn thanh toán cả lãi và gốc hơn 90 ngày kể từ ngày hết hạn. Người vay (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) đứng trước nguy cơ không có khả năng thanh toán nợ theo cam kết trong hợp đồng đã ký.

Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

Cá nhân hay tổ chức bị ghi vào danh sách nợ xấu sẽ có thông tin chi tiết trên hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia). Những trường hợp nợ xấu theo phân loại của CIC sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vay vốn ở những ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Nguy cơ cao nhất là từ chối phê duyệt hồ sơ vay. 

5 cấp độ nợ xấu ngân hàng theo phân loại của CIC

CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động trực thuộc dưới sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam. CIC sẽ có những trách nhiệm chính sau đây: 

  • Phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ngân hàng nhà nước: Tổng hợp, lưu trữ, xử lý và đưa ra dự báo dựa trên số liệu phân tích thông tin tín dụng.
  • Quản lý thông tin người vay dựa trên số liệu được cung cấp từ các ngân hàng.
  • Phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp trên kho dữ liệu chung.
  • Thực hiện dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật Việt Nam. 

CIC chia nợ xấu thành 5 nhóm chính như sau:

Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 

  • Nhóm nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng vẫn thuộc nhóm có khả năng thu hồi. Đánh giá mức độ rủi ro mất vốn ở mức thấp.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Những khoản nợ có thời gian quá hạn từ 11 đến 90 ngày, trừ những khoản nợ quy định.
  • Những khoản nợ còn trong hạn, có sự điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. 
  • Những khoản nợ được phân loại vào nhóm có rủi ro thấp hoặc cao hơn.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Những khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
  • Những khoản nợ có sự điều chỉnh gia hạn kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. Trừ những khoản được điều chỉnh kỳ hạn đã được phân vào nhóm 2 trước đó. 
  • Các khoản nợ thuộc diện miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có đủ khả năng thanh toán lãi đầy đủ như đã ký kết trong hợp đồng. 
  • Những khoản nợ nằm trong nhóm các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian nhỏ hơn 30 ngày, tính từ ngày có quyết định thu hồi. Ví dụ: Vi phạm Luật các tổ chức tín dụng, đang trong diện thu hồi theo kết quả thanh kiểm tra,...

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 

  • Những khoản nợ với thời gian quá hạn từ đủ 181 đến trên 360 ngày.
  • Những khoản nợ được điều chỉnh về kỳ hạn cho việc thanh toán lần đầu quá hạn đến 90 ngày.
  • Những khoản nợ còn trong hạn và đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần hai. 
  • Những khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thanh kiểm tra nợ xấu.

Nhóm 5: Nợ có khả năng cao bị mất vốn

  • Những khoản nợ có thời gian quá hạn lớn hơn 361 ngày.
  • Những khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên.
  • Những khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần thứ 2 và tiếp tục quá hạn.
  • Những khoản nợ có sự điều chỉnh kỳ hạn và cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 3 trở lên. 
  • Nợ xấu thuộc các nhóm nợ số 3 và số 4, quá hạn thanh toán trên 90 ngày.
  • Những khoản nợ phải thu hồi theo kết quả thanh kiểm tra đã quá hạn trên 60 ngày nhưng chưa thu hồi được; Người vay nợ đang bị kiểm soát hoặc phong tỏa tài sản;...

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Do ngân hàng

Theo thống kê, phần lớn nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu là do phía người vay. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khách quan do phía ngân hàng hay các tổ chức tài chính. 

  • Ngân hàng tiếp nhận sai, thiếu thông tin của khách hàng. Từ đó kết quả đánh giá phương án và phê duyệt cho vay cũng bị ảnh hưởng 
  • Do thiếu nghiêm túc trong quá trình thẩm định khoản vay. Thông thường do yếu tố cạnh tranh mà đôi khi cán bộ thẩm định bỏ qua những điều kiện, tiêu chuẩn cho vay dẫn tới đánh giá sai hiệu quả khoản vay. 

Do người vay

Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất cho hầu hết những trường hợp nợ xấu. Một số nguyên nhân chính và phổ biến nhất có thể kể đến như sau:

  • Người vay quên hoặc cố tình không thực hiện thanh toán khoản vay theo đúng cam kết như đã có trong hợp đồng ký kết.
  • Mất khả năng thanh toán và kiểm soát thẻ tín dụng: Người vay quên hoặc cố tình không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng; Không có khả năng chi trả khoản chi vượt mức thẻ tín dụng.
  • Tham gia mua trả góp nhưng không thực hiện thanh toán đúng hạn các khoản mua
  • Một số nguyên nhân khách quan khác có thể kể đến như: Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa… nên người vay không thể thanh toán khoản vay đúng thời hạn.
  • Vay hộ người thân, bạn bè: Bảo lãnh hoặc lấy danh nghĩa của bản thân vay vốn giúp cho người thân, bạn bè nhưng người vay chính lại không thực hiện chi trả khoản vay đúng theo quy định

Ảnh hưởng của nợ xấu

Những thông tin về thông tin các khoản vay nợ, thời gian nợ, hình thức vay, quá trình thanh toán vay... sẽ được ngân hàng và các tổ chức tài chính liên tục cập nhật dữ liệu lên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC).

  • Nợ xấu nhóm 1:

Ngân hàng tiếp tục xét căn cứ vào mức độ trả quá hạn của khách hàng. Nếu như hành vi thanh toán chậm xảy ra liên tục, đồng nghĩa việc khách hàng đó có khả năng thanh toán không tốt, có nguy cơ rơi vào nhóm 2.

  • Nợ xấu nhóm 2:

Vẫn có khả năng được phê duyệt hồ sơ tuy nhiên rất khó khăn. Tuỳ thuộc vào những thông tin về lý do thanh toán chậm, phương án thanh toán sắp tới mà ngân hàng hay các tổ chức tài chính xem xét có phê duyệt khoản vay hay không. Thông thường, chỉ có những công ty tín dụng đồng ý chấp thuận khoản vay của những khách hàng này. 

  • Nợ xấu nhóm 3, 4, 5:

Tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính đều từ chối phê duyệt khoản vay với những đối tượng thuộc nhóm này. Thông tin về nợ xấu của bạn sẽ được lưu trữ trên CIC trong thời gian từ 3 đến 5 năm kể từ thời điểm thanh toán tất khoản vay bao gồm cả gốc và lãi. 

Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có thể tra cứu nợ xấu trên hệ thống để xác minh người vay có thuộc nhóm nợ xấu hay không. Từ đó quyết định đến cơ hội phê duyệt và giải ngân vốn. Rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC đồng nghĩa với việc cơ hội vay vốn cho những dự định tương lai của bạn sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy cần hết sức lưu ý để tránh rơi vào nhóm nợ xấu, ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính trong tương lai.

Làm thế nào để xóa nợ xấu?

Nợ xấu ảnh hưởng lớn đến những cơ hội vay vốn của bạn. Chắc chắn không ai mong muốn mình sẽ nằm trong danh sách nợ xấu trên CIC. Sau đây sẽ là những cách giúp bạn nhanh chóng làm sạch thông tin của mình trên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia.

Trước tiên, cần kiểm tra lại chính xác thông tin CIC của mình. Xác định một trong 2 nguyên nhân sau và tìm phương án xử lý tương ứng: 

Nợ xấu do nguyên nhân nhầm lẫn từ phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng:

  • Làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc CIC để xác minh và đề nghị hỗ trợ xử lý thông tin.

Nợ xấu do nguyên nhân từ phía người vay

  • Nhanh chóng tất toán toàn bộ khoản vay, bao gồm tiền gốc và lãi phạt, lãi phát sinh. Lưu ý giữ lại giấy tờ để đối chứng.
  • Thông báo với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xác minh thông tin tất toán.
  • Chờ đủ thời gian quy định để thông tin của bạn được xoá trên hệ thống.

Cần lưu ý rằng không phải khách hàng thanh toán xong khoản nợ là thông tin về nợ xấu của bạn ngay lập tức sẽ được xoá trên CIC. Tuỳ vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu mà thời gian xoá lịch sự khác nhau.

Cụ thể như sau:

  • Nợ xấu nhóm 1: Ngay sau thời điểm thanh toán, lịch sử nợ xấu sẽ được xoá trên hệ thống.
  • Nợ xấu nhóm 2: Thông tin nợ xấu trên CIC sẽ được xóa sau 1 năm.
  • Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm. 

Tuy nhiên, cũng có những điểm cần lưu ý sau đây:

Lợi dụng tâm lý của khách hàng luôn muốn nhanh chóng xóa lịch sử nợ xấu. Nhiều dịch vụ đen ra đời nhằm mục đích trục lợi. Những đối tượng này lôi kéo người dùng bằng sự hứa hẹn xóa sạch lịch sử nợ xấu trên CIC. Đã có rất nhiều trường hợp nhẹ dạ cả tin, mắc bẫy của những đối tượng lừa đảo và mất khoản chi phí không nhỏ.

Cần hiểu rõ rằng tất cả thông tin tín dụng của cá nhân hay tổ chức trong nước đều được ghi lại và quản lý trên hệ thống CIC. CIC sẽ chỉ cập nhật lại trạng thái tín dụng của khách hàng trong trường hợp có công văn từ phía ngân hàng. Ngoài ra, CIC chỉ cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng có uy tín, hoặc chính khách hàng sau khi đã xác minh thông tin. Không công bố rộng rãi hay cung cấp thông tin cho bất kỳ một đơn vị thứ 3 không có thẩm quyền.

Chính vì vậy, những dịch vụ xóa nợ xấu quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội chỉ là chiêu trò lừa đảo lôi kéo khách hàng để trục lợi.

Một số lưu ý để phòng tránh nợ xấu

Nợ xấu được coi là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phê duyệt các khoản vốn vay của khách hàng. Để tránh trường hợp rơi vào nhóm nợ xấu và được ghi danh trên CIC, người vay cần lưu ý một số thông tin sau: 

Nợ xấu là gì? Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết về nợ xấu

  • Chủ động đánh giá và hiểu rõ năng lực thanh toán nợ của bạn thân. Có kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán và dự phòng những tình huống phát sinh liên quan đến tài chính.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian thanh toán theo đúng quy định với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng
  • Có kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay hợp lý, tránh lãng phí tạo thành gánh nặng cho việc trả nợ.
  • Trường hợp bất khả kháng không thể thanh toán được khoản nợ, cần liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ tìm phương án xử lý tối ưu nhất. 

Trước khi ký kết bất kỳ một khoản vay hay giao dịch nào với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Người vay cần tìm hiểu rõ những thông tin liên quan, đặc biệt hiểu rõ nợ xấu là gì và những tác động của nợ xấu ảnh hưởng đến quyền lợi của mình như thế nào. Từ đó có cái nhìn rõ nét và ý thức hơn về trách nhiệm thanh toán khoản vay. Tránh trường hợp vơi vào nợ xấu. 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top