Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

5 min read

Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

Ponzi được xếp vào danh sách những mô hình lừa đảo khét tiếng trên toàn thế giới. Tuy biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chúng đều được tạo ra với mục đích vì lợi nhuận bất chính của cá nhân hoặc một nhóm người nhất định. Gây tổn thất cho hầu hết những người tham gia vào mô hình. Vậy mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết về mô hình Ponzi? Hãy cùng chúng tôi làm rõ về chủ đề này trong bài viết sau đây. Đồng thời nắm bắt những vụ lừa đảo Ponzi chấn động thế giới để tránh mắc vào chiếc bẫy khổng lồ này nhé!

1. Thông tin chung về mô hình Ponzi

1.1 Ponzi là gì?

Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

Mô hình Ponzi là hình thức huy động tài chính với cam kết trả lợi nhuận cao. Lấy tiền của người này để thanh toán nợ cho người khác. Dùng tiền của nhà đầu tư mới quay vòng trả cho những nhà đầu tư cũ. 

Những người đứng lên huy động vốn thường đưa ra những kế hoạch sử dụng vốn rất lý tưởng. Kèm theo đó là mức lãi suất cao bất thường cùng cam kết hưởng lợi ích dài hạn. Hơn nữa, càng giới thiệu được nhiều người cùng tham gia vào mạng lưới thì người giới thiệu càng được hưởng nhiều lợi nhuận. 

Ponzi được gọi với tên khác là mô hình đa cấp kim tự tháp. Người đứng đầu mô hình lợi dụng tâm lý ham lợi ích của người giao dịch để kéo họ vào mô hình Ponzi. Đa số mọi người sẽ bị hấp dẫn bởi mức lợi tức cao chót vót cùng khoản lợi nhuận khi giới thiệu được thêm thành viên tham gia vào mạng lưới. Đến một thời điểm bão hoà nhất định, khi những “con mồi” tiềm năng dần cạn kiệt. Lúc này không có thêm nguồn tiền vào hệ thống để trả lãi cho những người đầu tư đi trước, mô hình Ponzi sẽ sụp đổ.

1.2 Tại sao gọi Ponzi là mô hình đa cấp?

Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

Thuật ngữ “đa cấp” ngày nay luôn khiến nhiều người dè chừng khi nhắc đến. Bởi lẽ đã cấp luôn xuất hiện với những hình thức “lùa gà”. Người tham gia bị thu hút bởi mức lợi nhuận được hứa hẹn quá hấp dẫn. Đặc biệt, càng mời được nhiều người tham gia họ cùng có thêm cơ hội hưởng hoa hồng giới thiệu. Trên thực tế, tiền của người đi sau được dùng để trả cho người đi trước và người chủ mưu. Chúng được ngụy trang dưới danh nghĩa “lợi nhuận” mà ai cũng kỳ vọng. 

Trên thực tế, mô hình đa cấp hoạt động chỉ khi có đủ dòng tiền đổ vào mới có thể duy trì mô hình. Đến một thời điểm nhất định, lượng tiền đổ vào không đủ để trả cho tất cả người tham gia, mô hình sẽ sụp đổ. Tương tự như vậy, với mô hình Ponzi hầu hết người tham gia kỳ vọng quá lớn vào mức lợi nhuận được hứa hẹn và chấp nhận mất trắng khi mô hình sụp đổ.

1.3 Những vụ lừa đảo Ponzi điển hình

Nhắc đến những vụ lừa đảo Ponzi chấn động thế giới, chắc chắn phải để tên Bitconnect, Hextracoin hay iFan lên đầu danh sách.

Sự sụp đổ của Bitconnect sau đó đã kéo theo hàng loạt vụ việc chấn động khác. Ra mắt vào tháng 11 năm 2016 với lời quảng cáo có cánh như sử dụng công nghệ Blockchain hiện đại nhất. Chỉ sau gần một năm, Bitconnect đã giúp các nhà đầu tư tăng giá trị tài sản của mình lên 3000 lần. Từ 0,12 USD lên đỉnh điểm đạt tới 400 USD/coin. 

Gần 2 năm sau đó, vào tháng 1 năm 2018, Bitconnect bất ngờ tuyên bố ngừng hoạt động. Lúc này những nhà đầu tư mới vỡ lẽ ra rằng chẳng có công nghệ blockchain nào đứng đằng sau nó cả. Ước tính số tiền thiệt hại từ các nhà đầu tư lên đến trên dưới 3 tỷ USD.

Giống như Bitconnect, mô hình Ponzi Hextracoin cũng là một dạng mô hình cho vay bằng công nghệ blockchain. Hextracoin cam kết trả lãi lên đến 48%/tháng. Mức lợi nhuận đủ sức thu hút rất nhiều những nhà đầu tư tiền ảo với mong muốn gia tăng số tài sản nhanh nhất có thể. 

Thời điểm Bitcoin sụp đổ cũng là thời điểm Hextracoin tuyên bố ngừng hoạt động. Ước tính số tiền các nhà đầu tư mất cho thương vụ này lên tới hơn 1 tỷ USD.

Thế còn Việt Nam thì sao?

Tại Việt Nam, thời điểm năm 2018 cũng đã từng dậy sóng khi những nhà đầu tư kéo đến trụ sở của công ty Modern Tech và tố cáo công ty đã lừa đảo tổng số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng của nhà đầu tư. Số tiền khổng lồ này xem như biến mất và nhà đầu tư không có khả năng thu hồi lại được.

Trước đó, chỉ trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2015, Công ty Liên Kết Việt của ông Lê Xuân Giang cũng hoạt động với mô hình Ponzi và lừa đảo hơn 68.000 nhà đầu tư với số tiền lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.

Năm 2020, vụ án được đưa ra xét xử và tuyên án chung thân với ông Lê Xuân Giang tội lừa đảo, chiếm đoạt tiền người khác thông qua hoạt động mô hình Ponzi. Theo đó, ông Lê Xuân Giang đã cố tình đặt tên công ty là BQP để gây nhầm lẫn mối liên hệ giữa Liên Kết Việt và Bộ Quốc Phòng.

2. Mô hình Ponzi diễn ra như thế nào? 

Mô hình Ponzi hoạt động với mục đích lợi ích của cá nhân hoặc một nhóm nhất định theo những bước cơ bản sau:

  • Cá nhân hoặc tổ chức đứng lên kêu gọi góp vốn đầu tư với những hứa hẹn về lợi nhuận có một không hai. 
  • Nguồn kinh phí trả cho những người đầu tiên lấy từ khoản góp vốn của những người đến sau. Nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận cao ngất ngưởng nên sẽ quyết định tái đầu tư và giới thiệu thêm thành viên để hưởng hoa hồng. Vốn quay vòng theo cách này mang đến nguồn tài chính đủ cho người đứng ra kêu gọi trả cho người tham gia ở một thời điểm nhất định. Từ đó thuyết phục họ tái đầu tư cũng như khuyến khích kêu gọi thêm người khác tham gia.
  • Khi hệ thống đã dần ổn định và phát triển ở mức nhất định. Nguồn đầu tư từ những thành viên mới bắt đầu chững lại. Người kêu gọi lúc này bắt buộc phải tìm thêm nhà đầu tư mới gia nhập để duy trì khả năng trả lãi đã hứa. Đến thời điểm không thể duy trì được nữa, người kêu gọi có thể âm thầm biến mất cùng số tiền đã thu được từ nhà đầu tư gom lại.

Để mô hình Ponzi hoạt động trơn tru nhất có thể, cần có sự tham gia cùng lúc của 3 nhóm đối tượng như sau:

Schemer: Kẻ chủ mưu 

Schemer Ponzi là thuật ngữ chỉ những kẻ đứng đầu mô hình lừa đảo, hay còn gọi là kẻ chủ mưu. Họ là những người đặt những nền móng đầu tiên để thu hút các nhà đầu tư. Schemer Ponzi thường có vẻ ngoài là những người thành đạt, thoải mái về tài chính và đặc biệt có tài ăn nói. 

Schermer Ponzi đưa ra những kế hoạch kinh doanh chi tiết và hợp lý đủ sức thuyết phục người khác muốn tham gia ngay lập tức để chớp thời cơ.

Investor: Những nhà đầu tư

Investor những người có tài chính và thứ duy nhất họ quan tâm là lợi nhuận. Đây chính là những “chú gà” được các Schermer Ponzi chăm sóc cực kỳ kỹ càng để lôi kéo vào hệ thống. Investor tham gia vào mô hình Ponzi đa phần là những người có tiền dư thừa nhưng thiếu kiến thức về tài chính. Họ dễ dàng bị mua chuộc bởi mức lợi nhuận cao để tham gia vào mô hình bất chấp rủi ro. 

Ponzi Introducing Investor: Người giới thiệu

Introducing Investor vừa là Investor khi bỏ tiền đầu tư vào hệ thống, vừa là người giới thiệu những thành viên khác tham gia để hưởng hoa hồng. Đây chính là đội ngũ nhân sự chính thu hút thành viên tham gia để mô hình ngày càng phát triển. 

Schemer - Những kẻ chủ mưu sẽ tận dụng những nhà đầu tư ban đầu bằng chính sách hoa hồng khi giới thiệu thêm nhiều người tham gia. Đây có thể coi là một hình thức tiếp thị liên kết. Khoản hoa hồng lên tới hàng chục phần trăm đủ sức hấp dẫn để mạng lưới thành viên tích cực lôi kéo nhiều người tham gia nhất có thể. 

3. Dấu hiệu để nhận biết mô hình Ponzi

Mô hình Ponzi là gì? Những dấu hiệu để nhận biết mô hình này

3. 1 Cam kết lợi nhuận khủng

Cam kết mức lợi nhuận vượt trội hơn những hình thức đầu tư thông thường để thu hút nhà đầu tư là dấu hiệu thường thấy ở đa số các mô hình Ponzi. Đứng trước những lời mời gọi siêu lợi nhuận, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng. Trên thực tế, nếu là dự án trong sạch và hợp phát thì không có một chủ đầu tư nào dám cam kết mức lợi nhuận không tưởng đến như vậy.

Dòng tiền chính để duy trì sự hoạt động của mô hình Ponzi đến từ nguồn tiền của những thành viên tham gia. Thời gian đầu có thể mức lợi nhuận sẽ luôn ổn định như cam kết. Bởi lúc này nguồn tiền đầu tư còn nhiều và vẫn có khả năng chi trả cho lãi suất của người tham gia trước. 

3. 2 Không có hàng hoá lưu thông

Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào cũng bắt đầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Tuy nhiên, phần lớn các dự án Ponzi đều không có sản phẩm lưu thông. Nếu có cũng chỉ là sản phẩm mang tính tượng trưng và chất lượng thấp hơn nhiều so với quảng cáo. 

Mục đích chính của những sản phẩm này chỉ được dùng để kêu gọi nhà đầu tư chứ không dùng để phục vụ kinh doanh đơn thuần. Nếu có sản phẩm thật thì mức giá sẽ cao ngất ngưởng và không đi kèm chất lượng.

3. 3 Giá sản phẩm bị đội lên không giới hạn

Đây là dấu hiệu điển hình của những mô hình bán hàng đa cấp. Theo quy định thông thường của bán hàng đa cấp, sẽ chỉ có 2 mức giá của sản phẩm: Giá cho người tiêu dùng và Giá cho nhà phân phối. Tuy nhiên với mô hình Ponzi, mức giá có thể bị đẩy lên không giới hạn và tăng cao ở những tầng sâu. 

3. 4 Phức tạp hoá mô hình kinh doanh 

Hầu hết những mô hình Ponzi đều hoạt động bất hợp pháp. Nhưng những kẻ đứng đầu sẽ chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết để chiếm lòng tin từ các nhà đầu tư. Họ tạo nên những mô hình kinh doanh phức tạp để người tham gia bị nhiễu loạn trước ma trận thông tin. Nếu không có kinh nghiệm và tỉnh táo sẽ rất dễ bị mắc bẫy trước những lời mời gọi đầu tư.

3. 5 Bắt buộc phải mua hàng hoặc đầu tư vốn mới được tham gia

Ràng buộc về tài chính là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết một mô hình Ponzi. Nếu đứng trước lời mời gọi bắt buộc phải mua hàng hoặc đầu tư một số tiền nhất định để được tham gia vào dự án thì hãy cẩn thận. Rất có thể bạn chính là những nhà đầu tư gà mờ đang vô tình ủng hộ những kẻ chủ mưu rót vốn vào mô hình Ponzi.

3. 6 Ăn theo cái tên của những mô hình truyền thống

Lợi dụng sự uy tín của một số mô hình truyền thống để tạo nên những mô hình Ponzi là cách những kẻ chủ mưu thường sử dụng để lôi kéo nhà đầu tư. Chúng có thể biến tướng thành nhiều phiên bản có tên gây nhầm lẫn với tên truyền thống để mạo danh. 

3. 7 Rất khó rút tiền sau khi tham gia đầu tư

Một khi đã quyết định rót vốn đầu tư vào mô hình. Nhà đầu tư sẽ rất khó để rút lại vốn. Những kẻ chủ mưu đưa ra những phương thức như mời gọi đủ số thành viên nhất định sẽ được rút một khoản hoa hồng tương ứng. Hoặc đầu tư đến một hạn cụ thể sẽ được rút vốn. Các nhà đầu tư lúc này đã gián tiếp tham gia hoạt động lừa đảo để có thể lấy lại được số vốn của mình.

4. Cách để không bị sập bẫy mô hình Ponzi

Chắc chắn rằng không ai muốn mình trở thành thành viên của mô hình Ponzi. Tuy nhiên, làm thế nào để không bị sập bẫy trước chúng?

Trước hết, trong bất kỳ thương vụ đầu tư nào, nhà đầu tư cần nhớ nguyên tắc: Lợi nhuận càng cao - Rủi ro càng lớn. Hãy thận trọng trước những cơ hội “hời” một cách đáng ngờ. Nhất là với thị trường tiền điện tử nhiều biến động và rủi ro như hiện nay. Đừng để bị thu hút và dẫn dắt với những hứa hẹn về mức lợi nhuận khủng phi thực tế.

Hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin liên quan đến dự án bạn định đầu tư. Chú ý đến số liệu thực tế: Báo cáo tài chính công khai, số liệu đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh,...

Những quyết định đưa ra chỉ nên dựa trên cơ sở phân tích số liệu và minh chứng cụ thể. Không đầu tư chỉ dựa vào sức ảnh hưởng hay nghe lời mời gọi từ những người khác. 

Kể từ khi ra đời đến nay, mô hình Ponzi đã tồn tại gần 100 năm và không ít nhà đầu tư đã trở thành nạn nhân của mô hình này. Chúng biến tướng thành nhiều hình thức khác nhau và hướng đến mục tiêu chính là thu về lợi ích bất hợp pháp cho cá nhân hay một nhóm tổ chức nhất định. Hãy là những nhà đầu tư thông thái, tự trang bị cho mình kiến thức để không sập bẫy những chiêu trò lừa đảo của mô hình Ponzi nhé.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top