Lập Báo Cáo Tài Chính Đúng Chuẩn Theo Thông Tư Bộ Tài Chính

5 min read

Lập Báo Cáo Tài Chính Đúng Chuẩn Theo Thông Tư Bộ Tài Chính

Lập Báo Cáo Tài Chính

Lập báo cáo tài chính là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp được thực hiện dưới hướng dẫn của thông tư 200 và thông tư 133 từ Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng quen với các bước làm báo cáo tài chính thật chính xác theo yêu cầu của hai thông tư này vì mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những loại báo cáo riêng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động liên tục sẽ thực hiện báo cáo tài chính khác với doanh nghiệp hoạt động gián đoạn. 

Bài viết này từ Jenfi Capital sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước lập báo cáo chính xác, phù hợp cho loại hình doanh nghiệp của mình với biểu mẫu và hướng dẫn cách nhập dữ liệu cụ thể cho từng bảng báo cáo. 

Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì

Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì

Báo cáo tài chính bao gồm nhiều bảng báo cáo tình trạng kinh tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày theo mẫu quy định tại Thông tư 132/2018/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. 

Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện các bảng báo cáo riêng biệt, ví dụ như trong thông tư 200, doanh nghiệp bạn cần 4 bảng báo cáo:

  • Bảng cân đối kế toán 

Bảng cân đối kế toán: thể hiện tình trạng tài chính doanh nghiệp qua các thang đo như: nguồn vốn, tài sản, nợ… tại thời điểm báo cáo.

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 

Báo cáo kết quả kinh doanh: thể hiện tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp về các khoản như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… trong suốt kỳ báo cáo.

  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: thể hiện dòng tiền của doanh nghiệp trong các hoạt động như đầu tư, mua sắm… trong suốt kỳ báo cáo.

  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính 

Bản thuyết minh báo cáo tài chính: tổng hợp thông tin từ 3 báo cáo trên kèm theo một số yêu cầu riêng.

Ai Cần Lập BCTC?

Ai Cần Lập BCTC?

Doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp quốc doanh ở tất cả các quy mô kinh doanh đều cần nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước, thông thường theo Quý và theo năm tài chính. 

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không cần nộp báo cáo tài chính mà chỉ cần kê khai, lập sổ ghi kế toán và nộp thuế theo quy định tại thông tư 88.

Đọc thêm: Phân tích báo cáo tài chính bằng 5 kỹ thuật phổ biến

Quy Trình Lập Báo Cáo Tài Chính: Các Bước Chuẩn Bị

Quy Trình Lập Báo Cáo Tài Chính: Các Bước Chuẩn Bị

Bạn có thể tham khảo quy trình 6 bước lập báo cáo tài chính năm dưới đây để chuẩn bị hồ sơ thật chính xác.

Bước 1: Tổng hợp chứng từ kế toán

Các chứng từ cần chuẩn bị: hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào, sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ, bảng chấm công, bảng lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hồ sơ tài sản, …

Lưu ý khi tổng hợp chứng từ kế toán: đảm bảo chứng từ hợp lệ và được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Bước 2: Hạch toán

Với chứng từ kể trên, bạn cần ghi chép các chứng từ vào sổ sách kế toán hoặc trong phần mềm kế toán. Các phần mềm kế toán như Misa, 1A cho phép bạn nhập thông tin, phân tích, so sánh… tiết kiệm thời gian hơn sổ ghi chép tay.

Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ theo tháng, quý

Để lập báo cáo tài chính chính xác, kế toán cần phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự thời gian: thuế, thu chi tiền bán sản phẩm, xuất nhập sản phẩm, chiết khấu…

Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ theo nhóm tài khoản

Đây là bước quan trọng để kiểm tra và giải quyết các sai sót trước khi kê khai. Các nhóm tài khoản có thể rà soát bao gồm: 

  • Nhóm hàng tồn kho
  • Nhóm công nợ cần thu và cần trả
  • Nhóm hạng mục đầu tư
  • Nhóm các chi phí cần trả trước
  • Nhóm tài sản cố định
  • Nhóm doanh thu 
  • Nhóm giá vốn
  • Nhóm chi phí quản lý

Bước 5: Bút toán và kết chuyển

Sau khi đã tổng hợp, rà soát dữ liệu cần thiết, kế toán có thể thực hiện bút toán, kết chuyển các tài khoản kế toán loại 5, 6, 7, 8 vào tài khoản loại 9 để xác định doanh thu doanh nghiệp và mức thuế trong kỳ.

Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Kế toán sẽ lập báo cáo tài chính theo quý, năm... trên phần mềm Hỗ Trợ Kê Khai Thuế (HTKK)  từ tổng cục thuế.  

Các bước lập báo cáo tài chính doanh nghiệp có trình tự như sau:

  • Kế toán đăng nhập phần mềm HTKK với tài khoản doanh nghiệp
  • Chọn chức năng Báo Cáo Tài Chính, sau đó tùy chọn bộ báo cáo tài chính, kê khai thuế phù hợp để tiến hành.
  • Nhập thông tin tại bảng popup “Niên độ tài chính”, chọn phụ lục kê khai nếu có và nhấp Đồng Ý.
  • Tại giao diện “Nhập Tờ Khai”, kế toán điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn tại thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Sau cùng, kế toán chọn “Kết xuất XML” để lưu file về máy tính và làm dữ liệu nộp lên cơ quan thuế.

Lập báo cáo tài chính theo quy định nào: Thông tư 200 hay 133

Lập báo cáo tài chính theo quy định nào: Thông tư 200 hay 133

Tùy thuộc quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo một trong hai thông tư: Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. 

Trong đó, thông tư 133 áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; thông tư 200 áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình, mọi thành phần kinh tế không xét đến quy mô doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập theo thông tư 200

Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200 gồm các báo cáo:

  • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02- DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số  B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Bạn có thể truy cập Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200 kèm hướng dẫn cách lập báo cáo cho từng tờ khai được Jenfi tổng hợp tại đây:

Mẫu bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200 - Jenfi Capital

Hướng dẫn lập theo thông tư 133

Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133 gồm các báo cáo:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01a-DNN hoặc B01b-DNN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Bảng cân đối số phát sinh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp/ gián tiếp 

Bạn có thể truy cập Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133 kèm hướng dẫn cách lập báo cáo cho từng tờ khai được Jenfi tổng hợp tại đây::

Mẫu bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133 - Jenfi Capital

Hướng Dẫn Nộp BCTC Qua Mạng Đến Hệ Thống Thuế Điện Tử

- Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin Thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Giao diện trang Thuế điện tử.

- Bước 2: Chọn mục “Doanh nghiệp”, sau đó đăng nhập vào hệ thống với thông tin nộp thuế của doanh nghiệp bạn.

Nhập thông tin đăng nhập tài khoản.

- Bước 3: Chọn: “Khai thuế”, chọn tiếp “Nộp tờ khai XML” rồi tải tờ khai lên tại ô “Chọn tệp tờ khai” lên hệ thống. Theo yêu cầu từ Tổng cục thuế, doanh nghiệp cần nộp BCTC trước các tờ khai khác.

- Bước 4: Sau khi tải tờ khai, doanh nghiệp chọn “Ký điện tử” để tiến hành ký số.

Ký điện tử.

- Bước 5: Sau khi ký số thành công, kế toán nhấn ô “Nộp tờ khai” để nộp tờ khai Báo cáo tài chính năm.

Nộp tờ khai.

- Bước 6: Nộp phụ lục Thuyết minh báo cáo tài chính và Bằng cân đối tài khoản.

Nộp phụ lục báo cáo tài chính năm.

Bước 7: Kế toán ký điện tử rồi nhấn nộp tờ khai để hoàn tất.

“Ký điện tử” rồi nhấn “Nộp tờ khai” để hoàn tất nộp phụ lục.

Tới đây, việc nộp báo cáo tài chính năm đã được hoàn tất. 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top