6 Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

5 min read

6 Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

kế hoạch tài chính

Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp là công việc thiết yếu mang tính chiến lược và được thực hiện định kỳ. Mục tiêu là giúp doanh nghiệp chủ động dòng tiền, tối ưu hóa mọi chi tiêu trong kinh doanh và các khoản đầu tư. Kế hoạch này giúp nhà quản lý kiểm soát hạn mức chi tiêu chặt chẽ. Vậy quy trình lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp là như thế nào?

 

Nghiên cứu và phân tích tình hình

kế hoạch tài chính

Chiến lược tài chính giữ vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tài chính được xem là huyết mạch của công ty, vì vậy một kế hoạch phù hợp là nền tảng vững chắc cho sức khỏe doanh nghiệp. Thậm chí ở những giai đoạn đặc biệt, kế hoạch này có thể trở thành cứu cánh, quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai.

Cần nắm rõ thị trường

Thực hiện nghiên cứu thị trường là bước không thể thiếu! Hành động này giúp doanh nghiệp sở hữu những thông tin quan trọng và đầy đủ. Bao gồm số liệu kinh doanh và phản hồi từ thị trường. 

Đây là những dữ liệu cần thiết cho việc đưa ra quyết định thay đổi, mở rộng, cắt giảm,... của doanh nghiệp. Chúng đặc biệt có ích cho nhà quản lý khi có thể mô tả một cách chính xác bức tranh tổng thể. Tầm nhìn càng rộng, càng sát thực thì doanh nghiệp sẽ có thể thiết kế chiến lược tài chính hiệu quả hơn.

Sức khỏe hiện tại của doanh nghiệp

Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp giúp nhà quản lý có cái nhìn chính xác về tình trạng hiện tại ở nhiều phương diện quan trọng. Ví dụ như: tài chính, nhân sự, quy trình,… Trước khi bắt đầu mọi thay đổi mang tính chiến lược, doanh nghiệp cần phải so sánh bản thân với tình hình hiện tại của môi trường kinh doanh. 

Điều này giúp xác định lợi ích, rủi ro, ưu điểm, nhược điểm. Đồng thời cho thấy những mục tiêu kỳ vọng phù hợp với thị trường như thế nào. Quá trình này giúp nhà quản lý trả lời câu hỏi: Điều gì là cần thiết và nên ưu tiên để phát triển doanh nghiệp?

Xác định nhu cầu tài chính hiện tại và tương lai

kế hoạch tài chính

Ở đây quan trọng nhất là vốn tiền mặt - loại tài sản linh động và hữu ích nhất. Nếu vốn tiền mặt vì lý do gì đó mà bị giảm sút, đồng nghĩa với việc tính chủ động về tài chính của doanh nghiệp đang gặp vấn đề. Những hoạt động chiến lược như mở rộng quy mô, đầu tư, thanh toán,... đều cần sử dụng tiền mặt. Những hoạt động này bị hạn chế thì khả năng phát triển của doanh nghiệp cũng vậy.

Có nhiều phương án xác định nhu cầu tài chính như: Tính tỷ lệ phần trăm trên doanh thu giúp dự báo nhu cầu đơn giản và ngắn hạn; Lập bảng cân đối kế toán - được áp dụng rất rộng rãi, nhất là với những doanh nghiệp mới thành lập; Dự báo dựa trên chu kỳ vận động vốn;... Nhu cầu càng rõ ràng thì càng giúp nhà quản lý đưa ra ý tưởng phù hợp.

Thu thập dữ liệu để lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp phù hợp

kế hoạch tài chính

Không một bản kế hoạch tài chính nào có thể hoàn thiện nếu chưa thu thập đủ dữ liệu nền tảng. Những thông tin này sẽ là la bàn giúp nhà quản lý định hướng chiến lược hợp lý và xác thực nhất!

Kế hoạch tài chính doanh nghiệp cần có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát kết quả và tình hình kinh doanh thực tế tại một giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó là những số liệu chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính yếu. 

Báo cáo này là công cụ hữu ích trong quản trị doanh nghiệp vì mọi nhà quản lý đều cần nắm rõ hiệu quả thực tế của quá trình kinh doanh để lập kế hoạch tài chính tối ưu nhất.

Dữ liệu dự báo dòng tiền

Dự báo quan trọng này sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ các khoản dự kiến chi và thu. Từ đó lập kế hoạch cân đối dòng tiền phù hợp, loại bỏ rủi ro bội chi quỹ mà nhiều doanh nghiệp vướng phải. Điều này cung cấp cơ sở để ổn định vốn nội tại, dự trù cho các công tác quản lý, phát triển, đầu tư,... trong tương lai.

Bảng cân đối kế toán là phần không thể thiếu trong kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Bảng cân đối này sẽ phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản cùng với nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Đây được xem như bức tranh toàn cảnh về nguồn lực tài chính ở một chu kỳ nhất định. Mỗi loại tài sản đều có nguồn gốc hình thành được gọi là nguồn vốn và bao gồm vốn chủ sở hữu cùng nợ phải trả. 

Bảng cân đối này vẽ lại bức tranh chi tiết về cấu thành của từng loại nguồn vốn và mỗi loại tài sản nhằm phản ánh sự biến động giữa các thời kỳ. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định thu mua, thanh lý, luân chuyển,... phù hợp trong kế hoạch tài chính.

Phát triển kế hoạch

kế hoạch tài chính

Công việc phát triển này bắt đầu từ người sáng lập kế hoạch. Dựa trên những ý tưởng và số liệu của các bước trên, nhà quản lý cần vạch ra từng bước triển khai thật chặt chẽ. Việc phát triển này bao gồm phân tích ưu nhược điểm, luật lệ về thuế, hệ thống tài chính,... nhằm xây dựng các bước thực thi an toàn và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Triển khai kế hoạch tài chính doanh nghiệp

kế hoạch tài chính

Doanh nghiệp cần mất một thời gian để có thể triển khai kế hoạch. Và có những kế hoạch tài chính tiêu tốn hơn nửa năm để thực hiện, sau đó là quá trình thu nhận kết quả, điều chỉnh, cân đối. Sẽ có rất nhiều thử thách trong giai đoạn này, điều đó là tất nhiên! Vì dù ít hay nhiều, mỗi bản kế hoạch tài chính đều sẽ có những thay đổi vượt bậc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng. 

Những thay đổi đó có thể khiến đồng đội không mấy lạc quan, nhiều nhà quản lý phải đối mặt với chỉ trích để thực hiện kế hoạch của mình. Nhưng trong những giai đoạn đặc biệt, doanh nghiệp cần chấp nhận thay đổi để phát triển, thậm chí là tồn tại.

Giám sát kế hoạch

kế hoạch tài chính

Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản lý cần theo dõi một cách sát sao từng bước thực thi để kịp thời điều chỉnh nếu xảy ra sơ xuất. Điều này giúp doanh nghiệp dự đoán một cách nhanh chóng và đưa ra biện pháp phòng tránh rủi ro phù hợp. 

Bên cạnh đó, việc quan sát thị trường là điều không thể thiếu. Mỗi biến động của môi trường kinh doanh đều có thể ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch. Vì thế nắm bắt nhanh nhạy và chủ động chuyển mình theo tình hình thực tế là một trong những chìa khóa giúp kế hoạch thành công

Xem thêm: Cách Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Chi Tiết Và Chuẩn Xác Nhất Cho Doanh Nghiệp

Lời Kết 

Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc đơn giản. Nó đòi hỏi nhà quản lý cần cực kỳ nghiêm túc trong việc phân tích và triển khai. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn

 

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top