Hiệu Ứng FOMO Là Gì? Cách Sử Dụng FOMO Trong Kinh Doanh

5 min read

Hiệu Ứng FOMO Là Gì? Ứng Dụng Hiệu Ứng FOMO Trong Kinh Doanh

hiệu ứng fomo

Hiệu ứng FOMO là gì?

hiệu ứng fomo

FOMO được viết tắt từ hội chứng Fear Of Missing Out, nghĩa là Sợ bị lãng quên hoặc Sợ bị bỏ lỡ hay Sợ mất cơ hội. Một nghiên cứu cho thấy FOMO là cảm giác lo lắng bản thân sẽ không có được những trải nghiệm vui vẻ, thú vị, hạnh phúc bằng những người khác. 

Hội chứng này thúc đẩy chúng ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mong muốn được biết và nắm bắt mọi hoạt động, biến đổi, của thế giới xung quanh. Bạn sẽ không thích cảm giác cô lập, bị bỏ lại hay rơi vào tình trạng “tối cổ” như cách nói phổ biến của cộng đồng mạng hiện nay.

Tác giả của The Journal of Brand Management - Tiến sĩ Dan Herman - một chuyên gia marketing thông thái đã thực hiện một số nghiên cứu về FOMO. Ông cho rằng Hiệu ứng FOMO có thể là một trong số các lý do phổ biến khiến khách hàng thay đổi mong muốn trung thành với một thương hiệu nào đó. Bởi tâm lý sợ bị lỗi thời, họ nhanh chóng chạy theo các thương hiệu mới với mục tiêu bắt kịp xu hướng.

 

Tính hiệu quả của Hiệu ứng FOMO trong kinh doanh

hiệu ứng fomo

8/10 người trẻ tuổi ở thời đại bùng nổ kỹ thuật số này đang sống với Hiệu ứng FOMO. Tất nhiên, nó không có sự ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe nhưng lại trực tiếp tác động đến hành vi hằng ngày và hầu như chi phối thói quen của họ. Các nhà kinh doanh đã nhanh chóng nắm bắt và sử dụng FOMO như một đòn bẩy tâm lý trong công cuộc bán hàng.

Có đến 80% khách hàng sẽ quyết định “xuống tiền” chỉ vì “thích” và “muốn” mà đôi khi nhu cầu chưa thật sự đạt ngưỡng. Doanh nghiệp có thể thúc đẩy cảm xúc người mua bằng việc tạo ra sự khan hiếm, cạnh tranh, đặc quyền,... nhằm hướng khách hàng đến ý nghĩ sợ bị vụt mất cơ hội! 

Từ đó, hiệu ứng này sẽ giúp đối tượng mục tiêu quyết đoán hơn. Đây là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển doanh thu. Tuy nhiên, có một điều mà mọi nhà lãnh đạo và đội ngũ tiếp thị cần ghi nhớ: Cái gì quá cũng sẽ gây ra tiêu cực! FOMO vô hại về sức khỏe nhưng dễ khiến khách hàng căng thẳng dài hạn, và vì một thị trường lành mạnh, chúng ta cần giữ sự chừng mực nhất định.

 

Ứng dụng Hiệu ứng FOMO thúc đẩy doanh số bán hàng

hiệu ứng fomo

Buying notifications

“Rất nhiều người đang mua, còn bạn?”

Đối với kinh doanh online, đội ngũ tiếp thị có thể tạo ra những thông báo đẩy về các đơn hàng đã được đặt. Đây là sự kết hợp giữa Hiệu ứng FOMO và hiệu ứng đám đông một cách tinh tế! Đối tượng mục tiêu sẽ nhanh chóng cảm nhận được mức độ uy tín của doanh nghiệp khi có nhiều người chọn mua sản phẩm. Họ sẽ giảm cảm giác phân vân và nhu cầu sở hữu tăng cao đáng kể.

Tuy nhiên, thử thách lớn nhất của phương án này lại là sự trung thực! Để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và mối liên kết lâu dài với khách hàng, đội ngũ tiếp thị nên sử dụng dữ liệu của đơn hàng cũ để thiết kế Pop-up. Bên cạnh việc thúc đẩy doanh số, giải pháp này còn là sự bảo chứng mạnh mẽ cho uy tín của doanh nghiệp nữa.

It’s so rare!

“Mặt hàng này sắp hết, đừng chần chừ nữa!”

Với những trang web đặt hàng trực tuyến, không khó để hiển thị được số lượng tồn kho của sản phẩm. Và người ta thường có xu hướng chú ý đến những sản phẩm “Sắp cháy hàng” nhiều  hơn. Lúc đó, đối tượng mục tiêu sẽ có những thắc mắc rất đáng giá như: Vì sao món hàng này lại thu hút đến vậy? Vì sao mọi người mua nhiều như thế? Sản phẩm này có gì khác biệt?

Và đa số những sản phẩm như trên đều mới được ra mắt, hoặc đang là sản phẩm chủ lực. Với Hiệu ứng FOMO, doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc điều hướng đầu ra sản phẩm tùy vào kế hoạch kinh doanh ở mỗi thời điểm.

Countdown timer

“Thời gian ưu đãi không còn nhiều, bạn nên quyết định nhanh hơn!”

Không còn xa lạ khi đây là ứng dụng Hiệu ứng FOMO có thể xem là phổ biến nhất  trong kinh doanh! Khuyến mãi có thể diễn ra vào một ngày cố định mỗi tháng hoặc thời gian bất kỳ và kèm theo đó là chiếc đồng hồ đếm ngược. Hiệu ứng này giúp đẩy nhanh quyết định mua hàng hơn hẳn. Bên cạnh đó, việc có thể mua một sản phẩm ưng ý với giá hời trong thời gian ngắn còn giúp khách hàng nhận thấy mình là người mua hàng thông minh. Điều này thúc đẩy họ theo dõi thương hiệu thường xuyên hơn nhằm “đón đầu” đợt giảm giá tiếp theo.

Add on gifts

“Bạn sẽ có thêm quà tặng nếu quyết định sớm!”

Lúc này ưu đãi không nằm ở sản phẩm nữa mà là những món quà giá trị đi kèm. Khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào cũng được tặng quà, nhưng sẽ chỉ có giới hạn một số lượng quà nhất định. Bạn đặt hàng sớm thì sẽ có quà và ngược lại! Thường những phần quà này phải thật ấn tượng và thực dụng để đủ khả năng thúc đẩy đối tượng mục tiêu.

 

Xem thêm: Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Nguyên Tắc Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả

 

Lời kết

Ứng dụng hiệu ứng tâm lý trong kinh doanh đã không còn xa lạ với doanh nghiệp Việt, nhưng để ứng dụng Hiệu ứng FOMO đúng cách và hợp tình thì lại là một thử thách. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

 

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top