Khai Thác Hiệu Ứng Cánh Bướm Trong Kinh Doanh 2023

5 min read

Hiệu Ứng Cánh Bướm: Hiểu Rõ Về Hiệu Ứng Cánh Bướm & Áp Dụng Trong Kinh Doanh 

Hiệu Ứng Cánh Bướm là gì

Hiệu ứng cánh bướm là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp nếu biết khai thác một cách hiệu quả sẽ mang đến những thành công ngoài mong đợi. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu thật chi tiết về hiệu ứng này qua bài viết.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Là Gì? Hiệu Ứng Có Thật Không?

Có lẽ bạn đã từng nghe trên phim ảnh về Hiệu ứng cánh bướm, nhưng liệu bạn có biết rằng hiệu ứng này có thể giúp doanh nghiệp của bạn tốt hơn (hoặc tệ hơn) theo thời gian?

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) mô tả hiện tượng mà các hành động đơn giản nhất mang lại kết quả lớn nhất. 

Thuật ngữ này được nhà khí tượng học Edward Lorenz đặt ra vào năm 1960 và do đó, thuật ngữ này thường liên quan đến thời tiết trong văn hóa đại chúng. Lorenz để ý thấy rằng hành động nhỏ khi một con bướm giương cánh có khả năng gây ra các hành động lớn dần dần dẫn đến một cơn bão.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là gì?

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, khó lường và sâu rộng. Butterfly effect là một phép ẩn dụ phổ biến cho các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như nền kinh tế, nơi những thay đổi nhỏ có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa với những kết quả sâu rộng và không thể đoán trước.

Trong kinh doanh, hiệu ứng cho thấy rằng một hành động được thực hiện ngày hôm nay, dù nhỏ đến đâu, có thể có tác động sâu rộng đến tương lai của công ty. Các công ty phải nhận thức được những hậu quả tiềm tàng của các hành động của họ và sẵn sàng điều chỉnh các chiến lược của họ cho phù hợp. Những cải tiến nhỏ, thay đổi nhỏ có thể đem đến lợi ích vượt xa so với số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Dù doanh nghiệp của bạn là SME hay là tập đoàn với hàng nghìn nhân viên, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu ứng cánh bướm tác động rất rõ nét đến tâm lý của một tập thể. Như một chuỗi phản ứng dây chuyền, một hành động nhỏ (tích cực & tiêu cực) của một cá nhân hôm nay có thể tạo gợn sóng và lan tỏa đến nhiều người khác.

Theo tỷ phú Richard Branson, một doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên của họ trước tiên. Nếu nhân viên được quan tâm, họ sẽ tự động quan tâm và chăm sóc khách hàng tốt hơn. 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thực hành khuyến khích khen ngợi nhân viên, và cũng khuyến khích nhân viên khen ngợi lẫn nhau khi làm việc. Những hành động nhỏ này có khả năng tạo làn sóng tích cực trong toàn bộ doanh nghiệp rất nhanh chóng. Sau đó, sự tích cực này sẽ được lan tỏa đến khách hàng và làm tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp phớt lờ vấn đề chăm sóc khách hàng, hay thậm chí một vài doanh nghiệp còn gây hấn, thách thức khách hàng khi họ phàn nàn về chất lượng dịch vụ. 

Khi kinh doanh, việc khen chê hay phàn nàn từ người dùng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi một số lời phàn nàn, đánh giá là không hợp lý và có thể khiến chủ doanh nghiệp tức tối vì cảm giác bị “bóc phốt”, “bôi nhọ”, thì ở nhiều trường hợp khác doanh nghiệp có thể dựa vào những đánh giá, trải nghiệm của khách hàng để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm

Một ví dụ về Butterfly effect (theo hướng tiêu cực) xảy ra gần đây là chủ của một thương hiệu chè T.H có tiếng đôi co, tranh cãi với giới "reviewer" trên không gian mạng xã hội. 

Câu chuyện chỉ bắt đầu từ một "Tiktoker" đến quán chè và đánh giá tiêu cực về khẩu vị món ăn và khủng hoảng truyền thông xảy ra khi quản lý của T.H lên bài chỉ trích, chê bai khách hàng. 

Hiệu ứng cánh bướm khiến cho sự việc ngày càng leo thang, và kết quả dẫn đến là lượng khách đến quán ngày càng giảm.

Ở trường hợp khách hàng đánh giá tiêu cực thái quá mà không cung cấp được bằng chứng thuyết phục, bạn cũng đừng vì phút bốc đồng mà đôi co trên mạng xã hội vì rất dễ dẫn đến khủng hoảng truyền thông không đáng có. 

Thay vào đó, hãy triển khai chiến dịch PR để lý giải cho công chúng về những gì đang diễn ra để cộng đồng có đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp của bạn.

Thật ra khi xảy ra tình huống như vậy thì hành động thiện chí, cầu thị, duyên dáng tiếp thu đánh giá từ khách hàng sẽ để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng hơn là để câu chuyện trở nên ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. 

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Doanh nghiệp nên thực hiện các hành động nhỏ, tích cực với các bên có liên quan bao gồm cổ đông, nhà cung cấp, nhà phân phối và cộng đồng để xây dựng mối quan hệ hỗ trợ bền vững.

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Những hành động nhỏ, tích cực là nền tảng của hiệu ứng cánh bướm. Bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ ở các khía cạnh như sau:

Làm gương cho đồng nghiệp: không chỉ cấp lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo lời nói đi đôi với hành động, mà một nhân viên gương mẫu với thái độ làm việc tích cực, năng động, sáng tạo cũng có thể mang đến sự tích cực trong tập thể nhân viên.

Không đem vấn đề cá nhân vào công việc: những vấn đề cá nhân khiến bạn gặp áp lực càng không nên đem vào chốn công sở. Những nhân viên đang cau có, lo âu vì chuyện gia đình có thể truyền năng lượng tiêu cực này lan ra xung quanh. 

Xem trọng con người: nhân viên, khách hàng và các bên có liên quan khác nên được trân trọng vì nhờ họ mà doanh nghiệp mới có thể hoạt động suôn sẻ.

Thái độ tích cực là chìa khóa: cả nhân viên và lãnh đạo phải luôn tích cực và truyền năng lượng tích cực này cho mọi người xung quanh.

Tạm Kết

Hiệu ứng cánh bướm là hiện tượng có thật và luôn xảy ra trong đời sống. Một hành động nhỏ có thể dẫn đến kết quả lớn theo cả hai chiều, do đó bạn cần học cách để luôn tích cực trong từng hoạt động kinh doanh, vì bạn sẽ không thể nhận ra liệu hoạt động ấy có gây ra này hay không. 

Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình thật chặt chẽ để nhận ra những thay đổi và tác động của chúng.

Câu Hỏi Thường Gặp

Hiệu ứng cánh bướm là gì? 

Hiệu ứng cánh bướm là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, không thể đoán trước và có ảnh hưởng sâu rộng.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng cánh bướm như thế nào? 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng để xác định các yếu tố chính góp phần tạo nên hiện tượng này và tìm cách tận dụng hiệu ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá tác động của hiệu ứng cánh bướm và phát triển các phương pháp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chúng.

Một số ví dụ về hiệu ứng cánh bướm? 

Một số ví dụ về Butterfly effect bao gồm những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế và những thay đổi trong xu hướng thị trường.

Chủ đề liên quan: lý thuyết hỗn loạn, hệ thống phức tạp, hiệu ứng gợn sóng, thay đổi nhỏ, tác động lớn, kết quả không thể đoán trước, động lực thị trường.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top