Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

5 min read

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Hàng hóa thứ cấp là một trong những thuật ngữ kinh tế với nhiều đặc điểm nhất định. Trong bài viết này, Jenfi sẽ cùng bạn tìm hiểu hàng hóa thứ cấp là gì? Sự khác nhau giữa hàng hóa thứ cấp và hàng hoá thông thường? Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong những kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

1. Hàng hóa thứ cấp

Định nghĩa

Hàng hóa thứ cấp là một thuật ngữ thường dùng trong kinh tế, tiếng Anh là: Inferior Good. Hàng hóa thứ cấp là những loại hàng hoá có nhu cầu giảm xuống khi mặt bằng thu nhập chung của người dùng tăng lên. Thay thế vào đó là nhiều sản phẩm hàng hoá đắt tiền hơn. Đây là điều tất yếu khi thu nhập của người dùng tăng lên và các yếu tố khác không đổi. Họ sẽ yêu thích những sản phẩm có giá trị cao hơn để xứng đáng với thu nhập của mình. 

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Thuật ngữ hàng hóa thứ cấp đề cập đến khả năng chi trả của người dùng nhiều hơn chất lượng của sản phẩm. Đồng nghĩa với việc nhu cầu với hàng hóa thứ cấp sẽ tăng khi thu nhập giảm hoặc nền kinh tế bị thu hẹp. Lúc này hàng hóa thứ cấp lại trở thành một sự thay thế hợp lý hơn so với những món hàng hóa đắt tiền hơn. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của người tiêu dùng hoặc do chất lượng cuộc sống được cải thiện khi người dân có mức thu nhập cao hơn.

Đặc điểm chung của hàng hoá thứ cấp

Hàng hóa thứ cấp có đặc điểm chung là chất lượng thấp hơn hàng hóa có các lựa chọn thay thế. Nhưng vẫn đáp ứng được chất lượng cho những người có ngân sách thấp hơn. Hành vi tiêu dùng hàng hóa thứ cấp thường phổ biến ở  những người thuộc các tầng lớp kinh tế – xã hội thấp hơn. Trên thực tế, một số hàng thứ cấp có thể là sản phẩm có chất lượng tốt nhưng lại xuất hiện hàng thay thế với giá cả cao hơn. Người tiêu dùng thích hàng hóa chất lượng cao hơn đơn giản vì chất lượng cuộc sống tăng lên. Họ sẵn sàng chi trả cho mức giá cao hơn khi có thay đổi về thu nhập.

Ví dụ về hàng hóa thứ cấp

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với nhóm hàng hóa thứ cấp hàng ngày. Chúng có thể là những món đồ ăn bình dân như bánh mì, mì tôm, đồ hộp,...Với mức thu nhập trung bình, những sản phẩm này là xu hướng mua tất yếu. Tuy nhiên, khi nền thu nhập chung tăng lên, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang những món đồ đắt tiền hơn. Lúc này, mì tôm, đồ hộp, bánh mì,...trở thành hàng hoá thứ cấp.

Đồ điện tử hay thời trang cũng nhanh có xu hướng chuyển đổi từ hàng hoá thông thường sang hàng hóa thứ cấp. Ví dụ với mức thu nhập trung bình, người dùng sẽ lựa chọn những chiếc điện thoại tầm trung với chức năng cơ bản. Và khi thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng tới những món đồ thể hiện mình nhiều hơn. Điện thoại thông minh đời mới nhất, những bộ trang phục với chất liệu tốt và nhà thiết kế có thương hiệu,...lúc này sẽ được ưa thích nhiều hơn. 

Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng với hàng hóa thứ cấp

Nhu cầu đối với từng loại hàng hóa nhất định phụ thuộc vào hành vi và nhu cầu của người dùng. Nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp tăng lên khi có thay đổi về tình trạng kinh tế xã hội.

Khi nền kinh tế suy thoái khiến thu nhập giảm ở mặt bằng chung. Nhu cầu về hàng hóa thứ cấp tăng cao và các siêu thị có thể sẽ bán được nhiều hàng hóa loại này hơn do giá thành rẻ. Ngược lại, thu nhập tăng có thể sẽ dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp và các công ty sẽ đẩy mạnh cung cấp các loại hàng hóa thay thế có chất lượng và giá thành cao hơn.

Trong một số trường hợp, cũng có những nhóm người tiêu dùng không thay đổi hành vi mua hàng mặc dù họ có thay đổi về thu nhập. Lúc này hành vi của họ không bị chi phối bởi kinh tế mà có thể phụ thuộc vào sở thích.

2. Hàng hóa thông thường

Định nghĩa

Hàng hóa thông thường (tiếng Anh: Normal Good) còn được biết đến với tên gọi là hàng hoá cần thiết. Đây là những loại hàng hóa có nhu cầu tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Thuật ngữ hàng hóa thông thường không đề cập đến chất lượng sản phẩm mà để chỉ mức độ đối với nhu cầu hàng. Khi có sự thay đổi về thu nhập, nhu cầu với các mặt hàng hoá cũng có thay đổi nhất định. Thu nhập tăng thì nhu cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ tăng và ngược lại.

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Ví dụ về hàng hoá thông thường

Hầu hết chúng ta đều đã từng tiếp cận đến những mặt hàng hoá thông thường. Một số ví dụ điển hình về hàng hóa thông thường có thể kể đến như sau:

  • Đồ công nghệ: Khi thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng đầu tư cho mình những món đồ công nghệ xa xỉ như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...
  • Quần áo: Với mức thu nhập trung bình, người tiêu dùng hài lòng với các sản phẩm bình dân hoặc local brand. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng, mọi người sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng quần áo sang trọng. 
  • Đồ ăn: Nhóm người có thu nhập cao thường rất chú trọng đến cuộc sống lành mạnh. Họ có xu hướng đầu tư rất nhiều cho những bữa ăn hữu cơ với nguyên liệu tươi sạch hàng đầu. Khi thu nhập giảm, mọi người sẽ quay lại với thực phẩm vô cơ có giá thấp hơn như thông thường. Tương tự với những nhà hàng cao cấp và nhà hàng bình dân. Nguồn tài chính nhiều hơn cho phép người tiêu dùng được yêu cầu bữa ăn chất lượng cao hơn. Khi thu nhập ngày càng giảm, người tiêu dùng quay trở lại các hàng nhỏ hoặc các bữa ăn tự nấu.
  • Phương tiện đi lại: Người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn với những dịch vụ vận chuyển phổ thông như xe máy, bus vì mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng lên họ sẽ có nhu cầu thay đổi sang những phương tiện hiện đại và tiện ích hơn như Taxi, ô tô cá nhân, máy bay,...

Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng với hàng hóa thông thường 

Tương tự như hàng hóa thứ cấp, nhu cầu đối với những loại hàng hoá thông thường được xác định dựa trên hành vi của người tiêu dùng. Điều này chịu tác động chủ yếu đến từ thay đổi về thu nhập. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có thể đủ khả năng mua những hàng hóa mà trước đây họ chưa thể chi trả trước đó. Họ có cơ hội trải nghiệm những hàng hoá có giá trị kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm cao hơn. 

3. Phân biệt hàng hóa thông thường với hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa thứ cấp và hàng hoá thông thường là hai khái niệm đối lập nhau. Thứ này chỉ xuất hiện khi thứ kia biến mất và ngược lại. Chúng có quan hệ nghịch biến giữa cầu và thu nhập của người tiêu dùng. Cầu hàng hóa thông thường sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên hoặc nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, cầu hàng hóa thứ cấp sẽ tăng lên khi tài chính của người tiêu dùng có biến động theo chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, việc phân loại hàng hóa thông thường và thứ cấp không đồng nhất giữa các quốc gia và có khác biệt ở những khu vực địa lý khác nhau. Điều này chịu tác động từ một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến việc phân loại. Ví dụ như: Sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng, quan niệm hàng hoá,...Một hàng hóa được coi là thông thường ở quốc gia này nhưng khi chuyển đến một quốc gia khác chúng lại được xếp vào là hàng hóa thứ cấp. 

Ví dụ với ngành du lịch đường sắt. Với một số quốc gia, ngành vận tải đường sắt được coi là hàng hóa thông thường, thậm chí có phần hơi xa xỉ vì nó là phương tiện di chuyển nhanh nhất. Tuy nhiên, với những quốc gia có tốc độ khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc thì vận tải đường sắt lại được xếp vào là loại phương tiện thứ cấp hơn. Chúng không thể so sánh với những phương tiện khác như máy bay, phi cơ,...về tốc độ và giá cả.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top