6 Nguyên Tắc Quan Trọng Cần Biết Khi Góp Vốn Kinh Doanh

5 min read

6 Nguyên Tắc Quan Trọng Cần Biết Khi Góp Vốn Kinh Doanh

góp vốn kinh doanh

Góp vốn kinh doanh là việc nhiều cá nhân cùng góp tài sản bằng tiền, vàng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng bất động sản,... hoặc những tài sản phi vật chất khác có thể định giá bằng Việt Nam Đồng để tạo thành vốn điều lệ của một doanh nghiệp bất kỳ. 

Góp vốn bao gồm hình thức góp vốn thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ cho một doanh nghiệp đã được thành lập. 

Khi nào chúng ta cần góp vốn kinh doanh với ai đó?

Khi thiếu vốn khởi nghiệp

Đây là lý do phổ biến nhất, khởi nghiệp là giai đoạn không hề dễ dàng. Doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực để thành lập, trong đó vốn là yếu tố quan trọng nhất. Startup có thể huy động vốn từ người thân, bạn bè, đối tác,... với một thỏa thuận phân chia lợi nhuận minh bạch và chiến lược kinh doanh rõ ràng. Thử thách lớn nhất khi đứng trước lý do này chính là những rào cản về niềm tin.

Làm thế nào để chứng minh năng lực kinh doanh của mình với đối tượng mà bạn đang huy động? Kế hoạch khởi nghiệp này có bao nhiêu phần khả thi? Những thành tựu trước đây có giúp bạn tạo lập uy tín chưa? Yếu tố nào sẽ giúp bạn chinh phục được lòng tin của họ?

Nếu thương vụ này cần từ 2 người để vận hành, hãy nghĩ đến việc góp vốn

góp vốn kinh doanh

Lý do này cũng khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh startup đang khởi nghiệp một mình và nhận ra “muốn doanh nghiệp tiến xa hơn thì chúng ta cần thêm đồng đội”. 

Tuy nhiên thuê nhân sự lại là điều không dễ dàng ở giai đoạn mới thành lập. Huy động vốn lúc này vừa là giải pháp giúp startup có thêm nguồn lực về tài chính, vừa giúp thu hút thêm những cá nhân có cùng chí hướng, góp sức góp trí vào doanh nghiệp!

Ở bối cảnh này, startup sẽ có lợi thế hơn khi công việc kinh doanh đã được vận hành một thời gian và bắt đầu xuất hiện những dự báo thành công nhất định. Dù kết quả có thể còn khiêm tốn nhưng những đồng doanh thu đầu tiên là minh chứng chắc nịch cho năng lực kinh doanh của startup và tiềm năng của doanh nghiệp này!

 

6 Nguyên tắc quan trọng khi góp vốn kinh doanh mà Startup cần biết

Hãy chọn đúng đồng đội

góp vốn kinh doanh

Điều quan trọng nhất trong việc góp vốn không phải vốn! Nếu đồng đội của bạn chỉ có tiền nhưng không có tâm, đây có thể sẽ là mối hợp tác không mấy tích cực. Để đi xa cùng nhau, các thành viên phải cùng chí hướng, cùng hoài bão, cùng khát vọng! 

Có rất nhiều trường hợp người góp vốn chỉ biết vung tiền và đòi hỏi lợi nhuận mà không muốn nỗ lực vận hành công việc kinh doanh. Hành xử này gây ra áp lực nặng nề lên đồng đội, dẫn đến kế hoạch khởi nghiệp thêm khó khăn.

Tất nhiên, không phải ai cũng vậy! Có nhiều nhà đầu tư chỉ tập trung vào việc rót vốn, tuy không can dự trực tiếp vào hoạt động nhưng họ luôn theo sát tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp. Số tiền mà họ góp vốn kinh doanh đa phần là tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, để huy động được vốn từ họ thì khó khăn hơn nhiều! Startup không những cần chứng minh năng lực kinh doanh mà còn phải khiến họ cảm thấy đây là mối đầu tư có lời.

Cùng xem thêm: Dòng tiền là gì? Bí quyết quản trị dòng tiền hiệu quả cho doanh nghiệp

 

Luôn luôn có Hợp đồng góp vốn đúng luật pháp

góp vốn kinh doanh

Dù thành lập công ty nhỏ hay lớn thì việc góp vốn làm ăn luôn cần được cam kết bằng một văn bản có hiệu lực pháp luật. Các bên phải hiểu rõ quyền, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của bản thân. 

Bên cạnh đó, phải hiểu được ý nghĩa và hậu quả pháp lý của thương vụ này. Các thành viên phải đồng ý tất cả điều khoản ghi trong hợp đồng và ký kết trước sự có mặt của công chứng viên.

Cần quy định rõ Điều khoản rút vốn

góp vốn kinh doanh

Sẽ có những thành viên sau một quá trình cộng tác và vì một lý do nào đó mà không thể tiếp tục đồng hành. Để tránh những mâu thuẫn về sau, trong hợp đồng góp vốn kinh doanh cần quy định rõ về điều khoản này. 

Theo luật pháp, các thành viên góp vốn có quyền rút khỏi hợp đồng và nhận lại tài sản đã đóng góp, yêu cầu được chia phần tài sản trong khối tài sản chung của doanh nghiệp và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thoả thuận.

Thành viên góp vốn sẽ được rút khỏi hợp tác theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc có lý do chính đáng và nhận được sự đồng thuận của hơn một nửa thành viên đang góp vốn.

Thỏa thuận tỷ trọng phân chia lợi nhuận và lỗ

góp vốn kinh doanh

Công ty chỉ được chia lợi nhuận lại cho các thành viên góp vốn khi kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế cùng những nghĩa vụ tài chính khác đúng pháp luật. 

Startup cần phân chia tỷ trọng lợi nhuận một cách rõ ràng. Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp mà sẽ có  một quy định pháp luật tương đương, startup cần căn cứ vào quy định đó để có những thỏa thuận phù hợp.

Phân chia chức năng công việc minh bạch

góp vốn kinh doanh

Trừ những nhà đầu tư nhàn rỗi, không tham gia trực tiếp vào công việc kinh doanh thì các thành viên góp vốn mỗi người đều nên có một vị trí và chức năng minh bạch trong bộ máy doanh nghiệp. Đây là giải pháp giúp các thành viên tăng thêm trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, chung sức vào việc tăng trưởng doanh nghiệp.

Xác định người đại diện pháp luật

góp vốn kinh doanh

Đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong suốt quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. 

Vị trí này thường được gọi là CEO và sẽ đại diện cho doanh nghiệp thực hiện ký kết giấy tờ, hợp đồng và làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý chính thức. Xác định người đại diện pháp luật giúp doanh nghiệp vận hành có tổ chức hơn và tránh được những mâu thuẫn giữa các thành viên.

Cùng xem thêm: Cách kinh doanh hiệu quả trong năm 2022

Tạm kết

Góp vốn kinh doanh đã không còn xa lạ với cộng đồng startup Việt, nhưng để tìm được người đồng hành phù hợp thì lại là một thử thách rất lớn.  Jenfi hy vọng những nguyên tắc trên sẽ hữu ích với bạn!

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top