Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

5 min read

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Bất kỳ nền kinh tế ở quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại hai hiện tượng đối lập: Lạm phát và Giảm phát. Khái niệm lạm phát có lẽ đã được đề cập đến rất nhiều, tuy nhiên giảm phát lại ít người hiểu rõ. Trên thực tế, giảm phát rất ít khi xảy ra. Vậy giảm phát là gì? Giảm phát đối lập với lạm phát, vậy chúng mang đến ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế không?

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Jenfi nhé! 

Giảm phát là gì?

Giảm phát là gì?

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Giảm phát trong tiếng Anh là Deflation - Đây là thuật ngữ kinh tế chỉ sự suy giảm chung của mức giá cả hàng hóa và dịch vụ. Thông thường sẽ liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng. Giảm phát xảy ra khi mức giá chung trên thị trường kinh tế của quốc gia bị giảm xuống. Ngược lại với giảm phát, khi tỷ lệ lạm phát xuống dưới mức 0% thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra. Hiểu một cách đơn giản, giảm phát là khi người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Với cùng một khoản chi phí, lúc này bạn có thể mua được nhiều đồ hơn bình thường.

Ảnh hưởng của giảm phát là gì?

Sự giảm giá trên toàn bộ nền kinh tế có thể được coi là một điều tốt vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu giảm phát kéo dài sẽ gây ra bất lợi cho nền kinh tế. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, bất ổn hoặc thậm chí là tàn phá nền kinh tế.

Trong những tài liệu thống kê tình hình kinh tế, khi đề cập đến giảm phát, các chuyên gia vẫn thường đặt dấu âm ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện trong và sau khi nền kinh tế bị suy thoái hay đình trệ. Nhìn chung, giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại của bất kỳ quốc gia nào khi chúng làm tăng giá trị thật của nợ. Giảm phát khiến những giá trị thông thường như: Chi phí danh nghĩa, chi phí sản xuất, vốn, sức lao động, hàng hoá và dịch vụ,...đều thấp hơn. Điều này gây nên hiện tượng thiếu cân sức giữa quá trình lao động và tiêu dùng.

Phân biệt lạm phát và giảm phát 

Lạm phát và giảm phát có thể xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng được coi là hai mặt của một đồng xu luôn song hành và khó tách rời. Tuy nhiên, mỗi khái niệm là có những ý nghĩa nhất định. Hãy cùng xem sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì  

  • Lạm phát khiến giá trị đồng tiền bị giảm đi. Ngược lại, giảm phát làm sẽ tác động làm tăng giá trị của tiền.
  • Lạm phát ở mức vừa phải (2%) có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, giảm phát đa phần là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống
  • Lạm phát trong một số trường hợp được xem là có lợi cho người sản xuất. Giảm phát lại được coi là có lợi cho người tiêu dùng.
  • Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do các yếu tố Cung - Cầu. Trong khi đó giảm phát lại được gây nên bởi các yếu tố cung tiền và tín dụng.
  • Lạm phát gây nên tình trạng phân phối tiền không đồng đều. Ngược lại, giảm phát sẽ dẫn đến giảm chi tiêu và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Nguyên nhân xảy ra giảm phát là gì?

Giảm phát xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính sau đây:

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Sự suy giảm của tổng cầu

Tổng cầu của quốc gia suy giảm là nguyên nhân hàng đầu khiến giảm phát xảy ra. Mất cân bằng Cung - Cầu trên thị trường sẽ dẫn đến cung lớn hơn cầu. Dư thừa hàng hóa kéo theo giá trị hàng hóa sụt giảm. Lúc này giảm phát xuất hiện.

Ngoài ra, khi tổng cung tăng lên cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm phát. Khi lượng cung quá nhiều, lượng hàng hóa trong thị trường đáp ứng dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ sẽ khiến giá giảm. Tuy nhiên, trường hợp này phải xảy ra với quy mô đủ lớn để mới có thể dẫn đến giảm phát. Cung lớn hơn Cầu thường sẽ chỉ xảy ra với một vài nhóm ngành cụ thể.

Năng suất lao động

Với tốc độ phát triển nhanh chóng khoa học kỹ thuật hiện đại. Rất nhiều doanh nghiệp vượt chỉ tiêu về năng suất lao động. Chi phí sản xuất từ đó cũng được cải thiện. Từ đó, việc giảm giá thành sản phẩm là điều tất yếu khi Cung lớn hơn Cầu. Lúc này, người người tiêu dùng được hưởng lợi bởi giá bán giảm thấp hơn, cùng một số tiền nhưng giờ đây họ có thể mua được nhiều hàng hoá hơn.

Dù vậy, tình trạng này rất khó xảy ra do hầu hết doanh nghiệp đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Họ sẽ chỉ giảm giá đến một mức nhất định để có mức giá cạnh tranh trên thị trường mà thôi.

Thay đổi của cấu trúc thị trường

Sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn giúp các doanh nghiệp có nhiều phương án hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí. Đặc biệt, khi Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp kèm theo nhiều ưu đãi hơn sẽ là tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư. Nguồn cung đa dạng hơn khi cùng một loại hàng hoá dịch vụ nhưng có nhiều đơn vị cung cấp. Tác động này phần nào dẫn tới doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ. Giá cả các mặt hàng sẽ giảm xuống đáng kể và tạo ra giảm phát.

Sự sụt giảm trong nguồn cung tiền

Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm chính về nguồn cung tiền tệ. Khi xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, Nhà nước sẽ giảm cung tiền để thắt chặt chi tiêu. Lúc này phía Ngân hàng Trung ương sẽ đưa ra những biện pháp như bán trái phiếu chính phủ hoặc thay đổi chính sách về thị trường vốn. Điều này dẫn đến nguồn cung tiền giảm kéo theo giá trị đồng tiền tăng lên. Khi giá trị của đồng tiền cao hơn, giá cả hàng hoá cũng sẽ bị kéo xuống. Hệ quả cuối cùng sẽ tạo nên giảm phát.

Ảnh hưởng của giảm phát tới nền kinh tế

Giảm phát sẽ tạo ra những tác động lớn tới nền kinh tế tổng thể của quốc gia. Điều này sẽ tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế.

Tác động tích cực

Khi giảm phát bắt nguồn từ việc năng suất lao động sẽ tạo nên tác động tích cực. Điều này chứng tỏ có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, giảm phát cũng tạo những môi trường kinh doanh cởi mở, hạn chế tối đa hình thức mua bán độc quyền. Hiệu quả cạnh tranh tăng lên, doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực. Hơn hết, người tiêu dùng sẽ là những người hưởng thụ lợi ích đầu tiên. Khi giảm phát xảy ra họ có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hàng hoá dịch vụ với kinh phí ưu đãi hơn rất nhiều.

Tác động tiêu cực

Tác động tới quy mô kinh tế

Quy mô nền kinh tế có nguy cơ suy thoái và sụt giảm nghiêm trọng trước tác động của giảm phát. Hàng hóa ứ đọng sẽ ảnh hưởng tới luân chuyển dòng tiền, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Xét trong dài hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không ngừng suy giảm. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản. Kéo theo quy mô nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khó khăn khi Đầu tư và Tái đầu tư 

Khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ tiền nhiều hơn. Thay lưu thông tiền tệ qua các hoạt động đầu tư, gửi tiết kiệm, mua bán tài sản,...người tiêu dùng sẽ giữ lại nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Điều này khiến cho các ngân hàng khó khăn khi thiếu nguồn tiền cho vay, doanh nghiệp không xoay vòng vốn được.
Khi cung nội tệ thiếu, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư do các dòng vốn bị tắc nghẽn. Hoạt động đầu tư, tái đầu tư do không có vốn cũng sẽ bị trì trệ theo.

Ngay cả khi với doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để vay thì giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. 

Giảm quy mô sản xuất

Giá hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ phải đối mặt với bài toán làm sao để cân bằng giữa chi phí và doanh thu. Quy mô sản xuất buộc phải giảm tải cùng việc cắt giảm nhân lực là điều tất yếu.

Tác động tiêu cực đến giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá 

Việc giảm giá hàng loạt kéo theo giảm doanh thu và lợi nhuận là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế. Giảm phát diễn ra khiến đồng tiền tăng giá trong khi giá cả giảm mạnh. Người lao động phải đối mặt với nguy cơ bị giảm lương do hàng loạt doanh nghiệp phải điều tiết bù trừ thiệt hại khi giảm phát gây ra. Kéo theo đó là tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,...

Vậy giảm phát có lợi hay có hại? 

Rất nhiều người cho rằng khi giá cả hàng hoá giảm, nền kinh tế sẽ có lợi nhiều hơn. Người tiêu dùng hài lòng khi họ mua được nhiều hàng hoá với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, tác động thực tế của giảm phát lại hoàn toàn ngược lại. Việc giá cả có xu hướng giảm đột ngột không theo sự điều chỉnh của quy tắc thị trường sẽ gây nên nhữnng tác động đáng lo ngại cho nền kinh tế.

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giảm phát là sự suy giảm về tổng cầu. Khi nhu cầu tiêu dùng giảm xuống nhưng lượng cung hàng hóa vẫn giữ nguyên sẽ gây nên hiện tượng thừa nguồn cung như: Đình trệ sản xuất, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, phá sản, tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng nợ cá nhân,... . Kèm theo đó là hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trên hầu hết các lĩnh vực. Đây sẽ là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận. Vậy nên, giảm phát xuất hiện mang đến nhiều bất lợi cho nền kinh tế hơn là tích cực.

Phòng ngừa và ngăn chặn giảm phát

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu giảm phát là gì và những tác động của giảm phát đến nền kinh tế. Việc phòng ngừa và ngăn chặn giảm phát là mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Các chuyên gia kinh tế đưa ra những lời khuyên về vấn đề thuộc tầm vĩ mô của nền kinh tế này qua các biện pháp sau đây:

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Phòng ngừa và ngăn chặn: 

  • Áp dụng những chính sách tài khoá và tiền tệ để kịp thời xử lý ngay khi mới có dấu hiệu của giảm phát.
  • Luôn duy trì vùng an toàn với tỷ lệ lạm phát dưới 10%, tuyệt đối không được đưa lạm phát về mức 0 nếu không muốn xảy ra giảm phát.
  • Hạn chế siết chặt chính sách tiền tệ. Tập trung vào đầu tư cho tư nhân để giữ ổn định tài chính của nền kinh tế. 
  • Thúc đẩy khối doanh nghiệp hoạt động bằng cách kích thích thị trường, tăng tổng chi tiêu công.
  • Tăng thuế doanh thu.

Giải quyết khi giảm phát đã xảy ra

  • Tăng cung tiền

Trên thực tế, cách đơn giản nhất để tránh giảm phát là tăng lượng cung tiền trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm tiền ra công chúng sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền, gia tăng dòng chảy vốn và khiến xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân giảm. Từ đó tăng cầu thị trường, phần nào khắc phục được tình trạng giảm phát.

  • Ngân hàng giảm giới hạn dự 

Mỗi ngân hàng sẽ được quy định chỉ được dự trữ một lượng tiền nhất định và không được vượt quá giới hạn (thường ở mức khoảng 5-10%). Lượng tiền này thường nhằm mục đích để cho vay xoay vòng vốn. Tuy nhiên, nếu giảm phát xảy ra thì việc lưu thông tiền mặt là điều rất cần thiết. Lúc này quy định về giảm giới hạn dự trữ sẽ tác động trực tiếp đến các ngân hàng nhằm cải thiện những tác động xấu của lạm phát.

  • Giảm thuế suất

Nếu Chính phủ cắt giảm thuế, đồng nghĩa rằng một doanh nghiệp sẽ có thêm một nguồn thu nhập lớn. Số tiền dành cho thuế trước đây sẽ làm gia tăng thêm lượng tiền trên thị trường tiêu dùng. Giảm thuế là giảm áp lực lên các doanh nghiệp một cách hữu hiệu. Với số kinh phí đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động bán hàng tăng năng suất và ổn định sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc giảm thuế trong thời kỳ suy thoái sẽ khiến doanh thu từ thuế tổng thể của Chính phủ sẽ giảm xuống. Lúc này chính phủ sẽ phải có những biện pháp cắt giảm chi tiêu hay thậm chí ngừng hoạt động của các dịch vụ cơ bản.

  • Giảm lãi suất mục tiêu

Việc hạ lãi suất mục tiêu từ các ngân hàng trung ương sẽ tác động khiến quá trình vay tiền trở nên rẻ hơn. Nhằm khuyến khích tăng trưởng đầu tư mới bằng cách đi vay tiền. Điều này cũng sẽ khuyến khích cá nhân mua tăng chi tiêu chung. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giao thông hàng hoá dịch vụ.

  • Tăng chi tiêu của chính phủ

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes rất đề cao phương pháp sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy tổng cầu. Từ đó kéo nền kinh tế ra khỏi thời kỳ giảm phát. Cần có chi tiêu để luân chuyển đồng tiền, tạo ra động lực sản xuất và tăng nhu cầu tuyển dụng người lao động. Kéo nền kinh tế đi lên.

Chính phủ sẽ tham gia với tư cách là người chi tiêu lớn nhất để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Chính phủ thậm chí sử dụng những biện pháp như đi vay tiền để chi tiêu bằng cách gây ra thâm hụt tài chính. Các doanh nghiệp lúc này sẽ  buộc phải sử dụng số tiền chính phủ đó để chi tiêu và đầu tư cho đến khi giá bắt đầu tăng trở lại như mục tiêu.

Chúng ta vừa cùng nhau đi tìm đáp án cho câu hỏi: Giảm phát là gì? Nguyên nhân và những tác động của giảm phát tới nền kinh tế. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn đang quan tâm đến chủ đề này.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top