GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

5 min read

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

Đối với các trader chuyên nghiệp, GAP là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên. GAP trong chứng khoán chắc chắn là điều những nhà đầu tư chú ý hàng đầu. Nhất là với những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch dựa theo phân tích biểu đồ. Vậy GAP là gì? Nguyên nhân nào tạo ra GAP và có những loại GAP phổ biến nào? Jenfi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1. GAP trong chứng khoán là gì?

GAP là gì?

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

GAP được định nghĩa là khoảng trống giá giữa 2 phiên giao dịch liên tiếp. Trader thường gọi là 2 cây nến liền kề nhau. GAP chính là khoảng trống về giá giữa các phiên giao dịch, được xác định bởi mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và mức giá mở cửa của phiên giao dịch sau. 

Trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa tại phiên giao dịch phía trước sẽ là giá mở cửa của phiên ngay tiếp sau đó. Sự tăng giảm nhiều bước trong giá mở cửa của phiên giao dịch sau so với giá đóng cửa của phiên giao dịch phía trước sẽ tạo ra GAP - Khoảng trống giá trên biểu đồ. 

Một số thời điểm thường xuất hiện GAP trong thị trường chứng khoán:

  • Thứ 2 đầu tuần: Thị trường chứng khoán không giao dịch vào 2 ngày cuối tuần. Nhưng trường hợp có biến động bất thường đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp sẽ tạo nên sự xuất hiện của GAP trong buổi sáng thứ 2, phiên giao dịch đầu tiên.
  • Khi có những thông tin gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến lãi suất, phá sản, sáp nhập,...
  • Vào những dịp nghỉ lễ dài, các ngân hàng nghỉ nhiều dẫn đến giao dịch bị ngắt quãng cũng sẽ tạo ra GAP.

2 xu hướng chính GAP

Trong giao dịch chứng khoán, GAP có 2 xu hướng chính: GAP up (GAP tăng giá) và GAP down (GAP giảm giá). 

  • GAP up: Mức giá mở cửa của phiên giao dịch hôm sau cao hơn mức giá đóng cửa của phiên hôm trước
  • GAP down: Mức giá mở cửa của phiên giao dịch hôm sau thấp hơn giá đóng cửa của phiên hôm trước.

GAP có ý nghĩa gì trong đầu tư chứng khoán?

Trong chứng khoán, GAP có vai trò chính trong việc hỗ trợ phân tích xu hướng giá cổ phiếu. Các trader sử dụng GAP như một chỉ báo quan trọng để phân tích và đánh giá các giao dịch. Từ đó đưa ra quyết định điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ,...tối ưu hiệu quả giao dịch

 Đặc biệt, khi kết hợp với các công cụ phân tích khác như đường MACD, RSI, đường MA, kháng cự – hỗ trợ, Gap góp phần giúp cho việc phân tích, đánh giá xu hướng giá chính xác hơn.

Đặc điểm của GAP

GAP có một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • GAP thường xuyên xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh và vùng hỗ trợ. Thông thường GAP sẽ có xu hướng quay trở về các vùng này nhằm xác định lại xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.
  • GAP xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình đó.
  • Mỗi loại GAP sẽ dẫn đến sự bắt đầu của xu hướng hoặc sự đảo chiều của xu hướng đó.

2. Lấp GAP trong chứng khoán là gì? 

Lấp GAP (lấp đầy khoảng trống giá) là thao tác đưa giá đã quay trở lại mức trước khi xuất hiện GAP. 

Mục đích của xu hướng GAP tăng hoặc giảm là để lấp đầy khoảng trống. Khi khoảng trống được lấp đầy đồng nghĩa với việc thị trường quay lại mức giá cũ sau một vài phiên giao dịch. Đây chính là hiện tượng lấp GAP. Lấp GAP sẽ không xảy ra nếu như xuất hiện sự tăng hoặc giảm bất thường của giá nhưng không kèm theo sự xuất hiện của các ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự nào.

Trader thường tận dụng tối đa khả năng lấp đầy khoảng trống để tạo nên ưu thế trong giao dịch. Khi GAP được lấp đầy là thời điểm thích hợp để vào lệnh. Ngoài ra, khi một khoảng trống được đóng lại, trader sẽ có cơ hội gia nhập lại thị trường vì giá lúc này sẽ quay trở lại hướng ban đầu.

3. Các loại GAP phổ biến trong chứng khoán

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

Common GAP – GAP thông thường 

Common GAP cũng được gọi với nhiều tên khác như AP thường, GAP thông dụng. Loại GAP này xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và dao động trong phạm vi hẹp. Khoảng cách GAP không có cách biệt lớn. Common GAP thường xuyên xuất hiện nhưng chỉ mang tính tạm thời. 

Thông thường, Common GAP sẽ nhanh chóng bị lấp đầy nên không gây ra đột biến về khối lượng giao dịch. Chúng được coi là tín hiệu khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến các sàn giao dịch chứng khoán, Forex,… Do đó, Common GAP không thực sự hữu ích đối với nhà đầu tư khi phân tích giá. 

Breakaway GAP – GAP phá vỡ

Breakaway GAP xảy ra khi có các thông tin, sự kiện xuất hiện bất ngờ trên thị trường. Những thông tin tác động đột ngột khiến các nhà đầu tư bị biến động tâm lý một cách nhanh chóng. Xu hướng giá từ đó cũng thay đổi đột ngột từ tăng chuyển thành giảm hoặc ngược lại. 

Trong một số trường hợp, GAP phá vỡ không thể được lấp đầy. Khoảng trống giá phá vỡ kèm với khối lượng giao dịch lớn cho thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Nếu khoảng trống giá phá vỡ đi lên, điểm phá vỡ sẽ là ngưỡng hỗ trợ mới và ngược lại, nếu khoảng trống giá phá vỡ đi xuống, điểm phá vỡ sẽ thành ngưỡng kháng cự. 

Runaway GAP – GAP tiếp diễn

GAP tiếp diễn được gọi với tên tiếng Anh là Runaway GAP hoặc Continuation GAP. Thường xuất hiện trong chứng khoán với số lượng lớn và tần suất hoạt động thường xuyên. Runaway GAP sẽ không bị lấp vì thị trường liên tục biến đổi theo xu hướng hiện tại. GAP Up phản ánh tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư. Ngược lại, khi GAP down thì phản ánh tâm lý bi quan của những người đang nắm giữ cổ phiếu. Lúc này các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán mạnh vì tâm lý cho rằng khả năng phục hồi giá rất thấp. 

Exhaustion GAP –  GAP suy kiệt

GAP suy kiệt hay còn gọi là GAP kiệt sức thường xuất hiện ở cuối của một xu hướng GAP. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị bắt đầu một xu hướng mới. 

Exhaustion GAP xuất hiện tại thị trường chứng khoán, thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. GAP kiệt sức đa phần nằm tại đáy hoặc đỉnh, sau khi đã hình thành xu hướng (tăng hoặc giảm) một thời gian nhất định. Khoảng cách chênh lệch lớn giữa giá mở cửa của ngày hôm sau và giá đóng cửa của ngày hôm trước. Tuy nhiên, khoảng cách này nhanh chóng được lấp đầy trong các phiên giao dịch.

Island Reversal – GAP đảo ngược

GAP đảo ngược là khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang rồi đi xuống. Sau đó, đảo ngược lại nhưng sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà sẽ đi thẳng lên. 

GAP đảo ngược khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mắc kẹt. Giá ngày càng giảm sâu khiến nhu cầu giao dịch mua bán chịu nhiều ảnh hưởng. 

4. Lưu ý khi giao dịch GAP

Để đạt hiệu quả cao nhất khi giao dịch, trader cần lưu ý một số lưu ý sau đây khi giao dịch GAP.

  • GAP là chỉ số quan trọng nhưng không chính xác tuyệt đối. Cần kết hợp phân tích GAP với các chỉ báo về khối lượng để tối ưu giao dịch. Đồng thời, kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường MA, RSI, MACD,.. để số liệu phân tích chính xác và có độ an toàn cao. 
  • Runaway GAP và Exhaustion GAP là 2 dạng GAP báo hiệu thị trường sẽ di chuyển theo 2 hướng khác nhau. Do đó trader cần tìm hiểu để nắm rõ về 2 loại GAP này để tránh được rủi ro nhầm lẫn. Nếu là GAP tiếp diễn, khối lượng giao dịch sẽ trung bình và thấp. Ngược lại, nếu là GAP suy kiệt thì sẽ có khối lượng giao dịch lớn hơn. 
  • GAP sẽ không được lấp đầy tất cả mọi lúc. Hoặc sẽ được lấp bằng những khoảng thời gian khác nhau. Chính vì vậy, nhà đầu tư không nên phụ thuộc vào gap để tìm điểm vào lệnh. 
  • Cần xác định chính xác những mức hỗ trợ và kháng cự theo từng dạng của GAP nhằm có những quyết định vào lệnh cho phù hợp. Một khi có dấu hiệu khoảng GAP được lấp đầy thì sẽ rất khó ngừng lại. Thông thường không có ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nào nằm gần khoảng cách này.  

5. Tạm kết

Những kiến thức liên quan đến GAP khá phức tạp nhưng chúng sẽ mang đến những lợi ích tích cực cho nhà đầu tư. Trên đây là toàn bộ thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn GAP là gì và những kiến thức phổ biến liên quan đến GAP. Jenfi hi vọng bạn có đủ kiến thức để tham gia vào thị trường giao dịch chứng khoán và thu về lợi nhuận tối ưu.

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top