Dropshipping Là Gì? Khởi Nghiệp Kinh Doanh Dropshipping Trong 2022 – Jenfi

5 min read

Dropshipping Là Gì? Khởi Nghiệp Kinh Doanh Dropshipping Trong 2022 - Jenfi

Dropshipping Là Gì?

Dropshipping xuất hiện góp phần khắc phục những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với những tân binh mới tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trên nền tảng trực tuyến, dropshipping mang đến giải pháp khởi nghiệp tinh gọn không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn sẵn có. Rất dễ nhầm lẫn dropshipping với mô hình thương mại điện tử truyền thống. Tuy nhiên phương thức kinh doanh này lại mang nhiều khác biệt. 

Dropshipping là gì?

Dropshipping Là Gì?

Đây là hình thức kinh doanh bán lẻ chuyên nghiệp cho phép startup kinh doanh mà không quá e ngại vấn đề nguồn vốn. 

Bên cạnh dòng tiền thì mô hình này còn giải quyết những hạn chế của sản xuất, tồn kho... Doanh nghiệp không cần bỏ vốn nhập hàng hàng hóa trong giai đoạn đầu. 

Chỉ cần một vài mẫu thử với số vốn ít ỏi, doanh nghiệp đã có thể bắt đầu kinh doanh

Với dropshipping, thậm chí nhiều doanh nghiệp không cần trực tiếp vận chuyển. Khi có đơn hàng, đơn vị trung gian sẽ gửi thông tin cho các nhà bán lẻ, đại lý. Đối tác sẽ đảm nhận trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến với khách hàng. 

Lợi ích của Dropshipping dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Dropshipping Là Gì?

1.Tối ưu nguồn lực

Vị trí của doanh nghiệp tại đây được xem như một trung gian bán hàng, nhưng chỉ tập trung nguồn lực vào các chiến dịch quảng bá thay vì tập trung vào sản phẩm. Tại một thời điểm, startup có thể kinh doanh nhiều mặt hàng cho cùng một đối tượng mục tiêu. 

Có nghĩa là mọi nguồn lực đều được tận dụng triệt để. Lợi thế này giúp startup dễ dàng xây dựng các chiến dịch up sale, tăng doanh thu. Từ đó thu về lợi nhuận tốt hơn.

2.Vốn đầu tư thấp

Với mô hình kinh doanh cực kỳ tinh gọn, doanh nghiệp vừa và nhỏ không cần quá đầu tư cho văn phòng, cửa hàng trưng bày,... Vì không vướng phải quá nhiều bước rườm rà trong quy trình vận hành. 

Startup chỉ cần số vốn khiêm tốn và đội ngũ đa năng đã có thể hoạt động rất trơn tru. Thực tế cho thấy, nhiều startup dropshipping đã thành công trong việc điều hành công ty tại gia chỉ với một chiếc máy tính. Và tổng chi phí vận hành chỉ dưới 10 triệu đồng mỗi tháng.

3.Loại bỏ rủi ro liên quan đến hàng hóa tồn kho

Không cần sản xuất hay nhập hàng là lợi điểm rất lớn của mô hình này. Doanh nghiệp không quá lo lắng nếu chưa tiêu thụ hết sản phẩm. Điều này khác biệt lớn với hình thức kinh doanh truyền thống. Nó giúp startup loại bỏ phần lớn rủi ro tài chính trong những giai đoạn hoạt động thương mại đang gặp khó khăn. 

Điều duy nhất doanh nghiệp cần tập trung là quảng bá sản phẩm một cách phù hợp.

4.Kinh doanh tại bất cứ đâu

Với hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp có thể vận hành ở mọi nơi chỉ cần có internet. Tuy nhiên, startup cũng cần đầu tư một trang web bán hàng chỉn chu để bắt đầu kinh doanh theo mô hình dropshipping. 

Website là nền tảng quan trọng nhất, bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến quảng bá đa kênh. Hãy liên kết website với mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…), dẫn link vào các diễn đàn (webtretho,  Tinhte, Lamchame, Voz…) để đạt hiệu quá bán hàng cao nhất.

Thử thách của mô hình Dropshipping

Dropshipping Là Gì?

Tuy có nhiều lợi điểm phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng mô hình kinh doanh này cũng mang đến nhiều thách thức. Startup cần tìm được giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế đó.

1.Tỷ suất lợi nhuận không cao

Tất nhiên với việc kinh doanh không nhập hàng, doanh nghiệp cần chấp nhận lợi nhuận thấp. Cho đến khi lượng khách hàng thực sự ổn định và họ có nhu cầu nhận hàng nhanh hơn. Bấy giờ, doanh nghiệp có thể nhập trực tiếp hàng hóa với khối lượng lớn để tăng mức chiết khấu đồng thời tự vận chuyển để tăng lợi nhuận. 

2.Chi phí quảng cáo cao

Tuy không phải chi trả cho mặt bằng, văn phòng, vận hành thậm chí vận chuyển, doanh nghiệp cũng cần thanh toán chi phí quảng cáo đắt đỏ khi thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đồng thời, là bên bán hàng trung gian, để chiếm được lòng tin của người dùng, doanh nghiệp phải đầu tư vào nhận diện thương hiệu. 

Startup nên tập trung xây dựng chiến lược tiếp cận khôn ngoan để tối ưu chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, với một website chuẩn chỉn, doanh nghiệp có thể thực hiện SEO để được hiển thị ở top tìm kiếm với chi phí gần như bằng 0.

3.Nhiều đối thủ cạnh tranh

Xu hướng khởi nghiệp 0 đồng khiến cho tỷ lệ cạnh tranh tăng lên. Có thể nói đây là thử thách lớn nhất. Giữa thị trường sôi động của Việt Nam, khi làn sóng khởi nghiệp đang rộ lên mạnh mẽ, một sản phẩm có nhiều đại lý là chuyện thường tình. Tuy sản phẩm giống nhau, nhưng chiết khấu có thể chênh lệch theo số lượng nhập hàng. Vì vậy ưu thế về giá có thể sẽ không nằm trong tay các startup dropshipping. 

Chìa khóa giải quyết vấn đề lúc này không còn ở sản phẩm nữa. Doanh nghiệp cần cân nhắc xây dựng chế độ hậu mãi, quy trình chăm sóc sau bán. Khi biết cách ưu tiên cho trải nghiệm khách hàng, startup sẽ có lợi thế cạnh tranh khác biệt.

4.Những rủi ro tại nhà cung cấp

Không đủ hàng hóa, vận chuyển gặp vấn đề, thay đổi giá bán đột ngột,... là những tình cảnh éo le mà không ít đơn vị dropshipping thường gặp. Vì vậy, về lâu dài startup vẫn nên có sự dự trù trước. Với những sản phẩm nổi bật, chiếm tỷ lệ doanh thu cao, hãy mạnh dạn nhập hàng để có thêm ưu thế giá cả cũng như hạn chế rủi ro. 

Tạm kết

Dropshipping mang nhiều lợi điểm nhưng cũng như các hình thức kinh doanh khác, vẫn có những khó khăn nhất định. Chỉ cần doanh nghiệp tập trung sẽ tìm ra được hướng giải quyết phù hợp nhất. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Jenfi Insights - Giúp bạn theo dõi sức khỏe tài chính mỗi ngày một cách nhanh chóng!

Jenfi Insights kết nối các tài khoản thương mại online và tài khoản quảng cáo của bạn vào một bảng điều khiển, giúp bạn theo dõi doanh số, chi phí, lợi nhuận... hàng ngày một cách nhanh chóng và đơn giản.

Với nguồn dữ liệu mạnh mẽ, Jenfi giúp bạn tìm ra chiến lược tiếp thị đang có lợi nhuận cao nhất và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong phễu khách hàng của bạn, giúp bạn đạt được hiệu suất kinh doanh tốt nhất mà không phải dựa vào bất kỳ phỏng đoán, thử nghiệm tốn kém nào.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top