Đánh Giá Thị Trường – Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

5 min read

Đánh Giá Thị Trường - Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

Bạn có một ý tưởng kinh doanh, huy động vốn thành công và tự tin có thể triển khai ý tưởng kinh doanh này thành một doanh nghiệp thật sự. Vậy, tiếp theo bạn cần làm gì? 

Công việc tiếp theo bạn cần làm là Đánh giá thị trường (Market Validation), xác định xem sản phẩm, dịch vụ của bạn có sẵn sàng được thị trường chấp nhận hay không. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức thay vì hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ mà không biết được tiềm năng khai thác ra sao.

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam 

đánh giá thị trường

Tất cả những ý tưởng kinh doanh về sản phẩm và dịch vụ ban đầu nghe có vẻ tốt nhưng khi ra thị trường thì chúng có thể bị từ chối bởi những khách hàng này. Khi sản phẩm có thể gia nhập vào thị trường là chúng bắt đầu có lợi thế, và việc đánh giá thị trường theo một điều kiện thực tế trở nên rất quan trọng trước khi sản phẩm ra mắt. 

Cùng tìm hiểu đánh giá thị trường là gì, những bước thực hiện đánh giá thị trường và tại sao chúng lại quan trọng như vậy nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét:

  • Định nghĩa về đánh giá thị trường
  • Tại sao các công ty cần xác nhận thị trường
  • Quy trình từng bước để thực hiện nghiên cứu xác nhận thị trường
  • Các phương pháp xác thực thị trường chính
  • Ví dụ thực tế 

Đánh Giá Thị Trường Là Gì? Định Nghĩa

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường là quá trình xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh có nhu cầu gì trong thị trường mục tiêu. 

Đây là một bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm và được dùng để đánh giá mức độ khả thi của sản phẩm, dịch vụ này trong thị trường mục tiêu 

Trước khi bắt đầu đánh giá thị trường, bạn phải xác định thị trường mục tiêu của mình. 

Bạn có thể thực hiện đánh giá thị trường với nhiều thị trường mục tiêu khác nhau, tuy nhiên cách này tốn nhiều công sức và thời gian. Thay vào đó, bạn hãy thu hẹp thị trường mục tiêu thành một nếu bạn đang định vị thị trường, và chỉ từ 2 hoặc 3 thị trường nếu bạn đang thử nghiệm tìm kiếm thị trường mục tiêu.

Tại sao nên đánh giá thị trường?

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường rất có lợi đối với doanh nghiệp vì bạn sẽ có thể:

  • Tránh tạo ra các sản phẩm hoàn thiện nhưng không ai cần
  • Đảm bảo sản phẩm bạn có đủ nguồn vốn để phát triển và thị trường đủ rộng để kinh doanh

Khi nào bạn nên đánh giá thị trường

Việc đánh giá thị trường có thể dùng khi bắt đầu một ý tưởng khởi nghiệp, khi bạn tạo một sản phẩm hay dịch vụ mới và ra mắt chúng.

Đôi khi, bạn có thể triển khai khi tạo thêm tính năng mới trong những sản phẩm hiện tại.

Phương pháp nào dùng để đánh giá thị trường?

Hai cách tiếp cận phổ biến nhất thường được sử dụng trong việc đánh giá thị trường đó là 

  • Phỏng vấn trực tiếp những người trong thị trường mục tiêu của sản phẩm
  • Gửi khảo sát gián tiếp đến những người này. 
  • Tạo sản phẩm tối thiểu (Minimum Viable Product)
  • Thử nghiệm sản phẩm
  • Phương pháp dùng phần mềm

Điều quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thị trường là: Phải liên hệ được trực tiếp và có được phản hồi từ khách hàng trong thị trường mục tiêu của sản phẩm.

Bên dưới, Jenfi hướng dẫn bạn từng bước thực hiện đánh giá thị trường trước khi xây dựng một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh.

Các bước thực hiện đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Viết ra các mục tiêu, giả định, lý thuyết về sản phẩm hay dịch vụ

Lập ra các mục tiêu của doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc đánh giá thị trường. 

Các mục tiêu có thể bao gồm:

  • Giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng hàng mục tiêu của sản phẩm và những giả định thực hiện đối với những khách hàng này là gì?
  • Thông tin về sản phẩm giá cả và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Các giả định và lý thuyết có thể bao gồm:

  • Thị trường đang có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn
  • Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn sẵn sàng sử dụng sản phẩm
  • Sản phẩm sẽ giải quyết được vấn đề của khách
  • Mô hình định giá của bạn phù hợp với khách hàng mục tiêu 

Khi trả lời được những câu hỏi trên có thể giúp bạn bạn tìm ra giá trị và phân biệt được những yếu tố đặc biệt về sản phẩm mà doanh nghiệp đang đầu tư.

Đánh giá về thị phần và quy mô thị trường

Việc ước tính về quy mô của thị trường mục tiêu và thị phần của chúng có thể giúp bạn đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp cũng như xác định những yếu tố liên quan đến việc ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp.

Bằng cách so sánh các yếu tố khác nhau với toàn bộ thị trường, ví dụ như dữ liệu bán hàng, số lượng công ty hiện tham gia thị trường và thị phần của họ, các phân khúc khách hàng khác nhau… bạn có thể xác định xem sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với phân khúc nào và khả năng chiếm được bao nhiêu thị phần trong phân khúc đó.

Số lượng tìm kiếm hàng tháng liên quan đến sản phẩm của bạn

Số lượng tìm kiếm hàng tháng (Monthly Volume) của sản phẩm, dịch vụ tương tự trên các công cụ tìm kiếm sẽ có thể giúp bạn đánh giá xem có bao nhiêu người dùng đang tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ đó. 

Các công cụ marketing trực tuyến như Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs sẽ cung cấp dữ liệu chính xác có bao nhiêu người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. 

Trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa có mặt trên thị trường, hãy thử tìm kiếm những từ khóa dài (Long-tail Keyword) về những vấn đề xung quanh. Ví dụ, nếu bạn định triển khai dịch vụ Capital-As-A-Service (CAAS)- Huy động vốn tăng trưởng Jenfi đang cung cấp, thay vì tìm kiếm về CAAS, hãy mở rộng từ khóa tìm kiếm các từ khóa như:

  • Vay tín chấp doanh nghiệp lãi suất thấp
  • Vay tín chấp doanh nghiệp siêu nhỏ

Bằng cách này, bạn sẽ hiểu được rằng trong thị trường hiện nay, khách hàng có đang cần đến sản phẩm của bạn hay không.

Một công cụ khác có thể dùng là Google Trend (miễn phí). Bạn có thể dùng công cụ này để xem mức độ quan tâm của một từ khóa nào đó theo thời gian và xác định xem nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ có ổn định hay đang thoái trào.

Phỏng vấn khách hàng

Các doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn với phân khúc thị trường mục tiêu đối với sản phẩm để tìm hiểu về tiềm năng của sản phẩm trong trong hiện tại. 

Những vấn đề có thể hỏi khách hàng tiềm năng ví dụ như 

  • Động lực, sở thích, nhu cầu của họ và những sản phẩm hiện tại họ đang sử dụng là gì? 
  • Những vấn đề họ đang gặp với sản phẩm hiện tại
  • Mong muốn một sản phẩm trong mơ của họ 

Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện khảo sát khách hàng hàng bằng việc gửi form và nhận phản hồi.

Những phản hồi của khách hàng có thể phản ánh được rằng sản phẩm của doanh nghiệp có được đón nhận hay không. Trong trường hợp nếu sản phẩm của doanh nghiệp ít người biết đến thì doanh nghiệp có thể có những biện pháp để cải thiện sản phẩm và đem đến cho khách hàng những thông tin mới về sản phẩm của mình.

Thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ của công ty

Khi doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm ở phân khúc phù hợp, lúc này bạn có thể thực hiện qua 2 thử nghiệm alpha và beta.

Thử nghiệm alpha 

Thử nghiệm alpha là khi nhân viên nội bộ công ty thử nghiệm một sản phẩm với mục đích là để loại bỏ bất kỳ lỗi, sự cố hoặc đặc điểm nào trong sản phẩm không phù hợp trước khi sản phẩm có sẵn cho người dùng bên ngoài.

Thử nghiệm beta 

Thử nghiệm beta là khi một sản phẩm được một nhóm người dùng giới hạn thử nghiệm để xác định vấn đề còn tồn đọng. 

Trong trường hợp của một phần mềm hoặc ứng dụng, thử nghiệm beta có thể được công khai với thông báo cho người dùng biết phiên bản họ đang thử nghiệm chưa hoàn thành.

Thử nghiệm sản phẩm với người dùng thật có thể phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu sản phẩm của bạn bị lỗi hay khó sử dụng, gây ảnh hưởng đến khách hàng thì khách hàng có thể bỏ sản phẩm của bạn và lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Lợi ích của việc đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Có nhiều lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá thị trường trước khi phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ ra mắt thị trường. Những lợi ích mang lại:

Việc đánh giá thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro và hạn chế được thời gian phát triển sản phẩm và việc thành công trong việc tiếp cận thị trường sẽ thuận lợi hơn. 

Khi một doanh nghiệp có một một ý tưởng cho một tính năng mới hoặc một sản phẩm hoàn toàn mới, ý tưởng đầu tiên có vẻ khả thi, thậm chí khéo léo. 

Nhưng cho đến khi sản phẩm được thực hiện hoạt động đánh giá thị trường thì việc tiến hành các cuộc phỏng vấn xác nhận của khách hàng để tìm hiểu liệu họ có quan tâm đến sản phẩm hay không, nhóm có thể thiếu các sai sót lớn.

Và khi thực hiện đánh giá thị trường thì doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những vấn đề này trước khi sản phẩm được ra mắt. Và đây là cách dễ dàng để xem xét việc ý tưởng đối với sản phẩm đó có đáng để thực hiện hay không.

Khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh đầy cảm hứng, đừng bỏ qua giai đoạn đánh giá thị trường. Trong trường hợp khách hàng đã sẵn sàng trả tiền cho giải pháp của doanh nghiệp thì khi đó có thể xem xét ý tưởng đó là hợp lệ.

Khi xác nhận ý tưởng không nên chần chừ để có thể hiểu thị trường tốt hơn và nghiên cứu về những thách thức khắc phục, tránh những sai lầm tốn kém và tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp những thông tin về đánh giá thị trường giúp bạn hiểu được đánh giá thị trường là gì và các bước để đánh giá thị trường trước khi ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp. 

Đánh giá thị trường là bước quan trọng mà bắt buộc mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển sản phẩm của mình và giúp công ty có được lợi nhuận trong tương lai.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top