Hiểu Rõ Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Các Chiến Lược Tại Việt Nam

5 min read

Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì? Xây Dựng & Đo Lường Chiến Lược Kinh Doanh 2023

Chiến Lược Kinh Doanh

Cập nhật: 2023

Với mỗi một mô hình kinh doanh của cá nhân hay doanh nghiệp, để có kết quả tốt thì chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì và những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chiến lược kinh doanh là những điều mà bất kỳ ai muốn định hướng phát triển kinh doanh đều cần phải nắm được. Để bổ sung thêm kiến thức và thông tin, hãy cùng Jenfi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Chiến Lược Kinh Doanh Là Gì?

Chiến Lược Kinh Doanh

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là quá trình xác định phương hướng, mục tiêu của doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh bắt đầu bằng việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của một doanh nghiệp, nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp (SWOT analysis) và phát triển bản kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mong muốn. 

Chiến lược kinh doanh là nền tảng để ra quyết định về trọng tâm của doanh nghiệp, thị trường và khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp nên cung cấp, phương pháp sản xuất và phân phối, định giá sản phẩm và dịch vụ, phương pháp tiếp thị và quảng cáo, và nguồn nhân lực cần tuyển dụng.

Các Loại Chiến Lược Kinh Doanh 

Chiến Lược Kinh Doanh

Mô hình chiến lược kinh doanh rất đa dạng. Với mỗi một định hướng phát triển, doanh nghiệp nên chọn loại chiến lược phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Với chiến lược tăng trưởng tập trung, chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào nguồn lực và thế mạnh của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

  • Thâm nhập thị trường: doanh nghiệp cần đẩy mạnh về marketing quảng cáo để vừa giữ được nhóm khách hàng cũ và vừa thu hút được nhóm khách hàng mới.
  • Phát triển thị trường: tận dụng nền tảng marketing hiệu quả để phát triển quy mô sản xuất.
  • Phát triển sản phẩm: áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất và kinh doanh để tăng lợi nhuận.

Chiến lược phát triển hội nhập 

Đây là chiến lược được phát triển theo ba hướng đó là:

  • Hội nhập thuận chiều: mở rộng mạng lưới phân phối, đẩy mạnh số lượng sản phẩm tiêu thụ.
  • Hội nhập ngược chiều: thu hút những đơn vị sản xuất đầu vào, nắm bắt được thị trường cung cấp nguyên liệu sản xuất để gia tăng lợi nhuận.
  • Hộp nhập ngược: bắt tay liên kết với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường để kiểm soát thị phần. 

Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới để tạo sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới.

  • Đa dạng hóa đồng tâm: liên kết nền tảng marketing của doanh nghiệp với công nghệ sản xuất hiện đại và các sản phẩm/ dịch vụ mới phát triển.
  • Đa dạng hóa hỗn hợp: áp dụng công nghệ sản xuất để phát triển sản phẩm mới, từ đó giúp tăng quy mô và thị phần trên thị trường.
  • Đa dạng hóa ngang: phát triển sản phẩm mới, cùng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Tầm Quan Trọng Của Chiến Lược Kinh Doanh Đối Với Doanh Nghiệp 

Chiến Lược Kinh Doanh

Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp:

  • Giúp định hướng hoạt động phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các báo cáo phân tích và dự báo thị trường. 
  • Hỗ trợ khai thác, quản lý đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển thế mạnh của doanh nghiệp. 
  • Giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với những biến động trên thị trường, đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển đúng hướng.
  • Nắm bắt đúng thời cơ phát triển và có kế hoạch chuẩn bị khi đối phó với những nguy cơ.
  • Tạo quỹ đạo hoạt động đúng hướng cho doanh nghiệp, phát triển lợi ích cá nhân và lợi ích chung. 

Vậy, Làm Sao Để Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả?

Chiến lược kinh doanh phải tính đến các yếu tố bao gồm thị trường, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh, cũng như cấu trúc, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. 

Bên cạnh đó, chiến lược cũng phải được thiết kế sao cho linh hoạt để xử lý khi có vấn đề thay đổi phát sinh. Do đó, việc lập kế hoạch và chuẩn bị một chiến lược kinh doanh đòi hỏi các kỹ năng vững vàng về hoạch định chiến lược và phân tích kinh doanh, cũng như hiểu biết rất rõ về các bộ phận của công ty như tiếp thị, bán hàng và phân phối.

Bên dưới là 7 nguyên tắc để hoạch định chiến lược kinh doanh trong môi trường kinh tế luôn biến đổi.

Nguyên Tắc Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả

Chiến Lược Kinh Doanh

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, chúng ta cần nắm được 7 nguyên tắc cơ bản đó là:

  • Nguyên tắc 1: Nắm bắt được thị trường, hiểu rõ chi tiết về lĩnh vực mình đang kinh doanh. Từ đó đưa ra được chiến lược hiệu quả, phù hợp để doanh nghiệp ổn định và phát triển.
  • Nguyên tắc 2: Cạnh tranh để khác biệt, tạo ra những giá trị khác biệt của doanh nghiệp mình, không đi theo hướng của đối thủ, để tạo ra điểm mới lạ, thu hút khách hàng. 
  • Nguyên tắc 3: Xác định đúng khách hàng mục tiêu, tập trung chủ yếu vào tệp khách hàng có tiềm năng nhất sẽ giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà giảm được các khoản phí marketing quảng cáo.
  • Nguyên tắc 4: Thay đổi để phù hợp, khi thị trường có xu hướng mới, doanh nghiệp phải cập nhật nhanh chóng, nhạy bén và thay đổi chiến lược để nắm bắt xu hướng, tiếp tục kéo dài vòng đời sản phẩm để thu lợi nhuận.
  • Nguyên tắc 5: Cạnh tranh vì lợi nhuận, cần tạo ra lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp, cạnh tranh được với đối thủ, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng để vừa giữ được chỗ đứng trên thị trường và vừa tăng doanh thu. 
  • Nguyên tắc 6: Học cách nói không, để tạo dựng ra giá trị riêng biệt cho doanh nghiệp của mình, chúng ta cần phải nói không với những đối tượng không phải khách hàng mục tiêu, hoặc ngừng cung cấp một số dịch vụ không cần thiết để tập trung phát triển chủ yếu và thế mạnh của doanh nghiệp.
  • Nguyên tắc 7: Tư duy có hệ thống, cần xây dựng thông tin dữ liệu chính xác để nắm được và đưa ra chiến lược kinh doanh sát với hoạt động doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả. 

Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh 

Chiến Lược Kinh Doanh

Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, chúng ta nên thực hiện theo 4 bước:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn như doanh số, thị phần, quy mô. Hoặc định hướng mục tiêu theo mô hình SMART ( Specific - xác định được cụ thể, rõ ràng, Measurable - đo lường được con số chính xác, Achievable - có tính khả thi, Realistic - có kết quả thực thế, Timebound - thời gian hoàn thành).
  • Bước 2: Khảo sát và phân tích thị trường để nắm rõ về thị trường và đối thủ. Có thể phân tích theo SWOT ( Strengths - thế mạnh của doanh nghiệp, Weaknesses - điểm yếu của doanh nghiệp, Opportunities - cơ hội phát triển trên thị trường, Threats - mối đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp).
  • Bước 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm, để định hướng phát triển, sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu, xu hướng trên thị trường. Cần chú ý đến những yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá thành, nhãn hiệu… ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của sản phẩm.
  • Bước 4: Đánh giá, đo lường, tối ưu, giúp kiểu duyệt, bổ sung chiến lược kinh doanh trước khi chính thức áp dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới. 

Nếu có biến động trên thị trường, doanh nghiệp cần phải đưa ra kế hoạch điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhanh chóng, đúng lúc để mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Kinh Doanh

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, chúng ta cần chú ý tới một số các yếu tố như:

  • Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp..
  • Những nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Hoạt động marketing và kỹ năng bán hàng.
  • Nguồn lực sản xuất. 
  • Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
  • Mục tiêu về doanh số, lợi nhuận.
  • Cách thức phân phối.
  • Nền tảng công nghệ hiện đại.
  • Nhu cầu thị yếu của thị trường.
  • Kế hoạch kinh doanh online

Để có chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý đến:

  • Đối thủ cạnh tranh.
  • Dòng tiền vận hành.
  • Công nghệ sản xuất hiện đại.
  • Phản hồi của khách hàng.
  • Thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
  • Nên bắt đầu với những thị trường ngách.

9 Ví Dụ Về Các Chiến Lược Kinh Doanh 

Chiến Lược Kinh Doanh

Dưới đây là 9 ví dụ về các chiến lược kinh doanh phổ biến được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Bán chéo sản phẩm 

Nhiều công ty áp dụng hình thức bán chéo sản phẩm cho cùng một tệp khách hàng. Bằng cách tăng số lượng sản phẩm bán cho mỗi khách hàng, bạn có thể tăng doanh số mà không cần tốn kém nhiều nguồn lực. Nhờ vào đó, công ty có thể gia tăng đáng kể đến lợi nhuận mà không cần phải chi tiền để có thêm khách hàng mới.

Ví dụ điển hình: Bán chéo bảo hiểm cho nhóm khách hàng của ngân hàng

Sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo nhất

Nhiều công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ hoặc ô tô, đang tạo ra sự khác biệt bằng cách tạo ra những sản phẩm tiên tiến nhất. Chiến lược kinh doanh đổi mới này được Vinfast áp dụng khá thành công tại Việt Nam, khi tung ra thị trường nhiều dòng xe hơi với công nghệ tiên tiến nhất thị trường.

Tăng doanh số bán hàng từ các sản phẩm mới

Một số công ty thích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để liên tục đổi mới, ngay cả với những sản phẩm thành công nhất của họ. Apple, Samsung, những công ty công nghệ… áp dụng triệt để chiến lược này để cạnh tranh trên thị trường điện thoại.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Đây có thể là một chiến lược kinh doanh tốt nếu doanh nghiệp của bạn gặp vấn đề trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng có chất lượng. Một số công ty thậm chí đã tạo dựng được danh tiếng mạnh mẽ nhờ có dịch vụ khách hàng đặc biệt. Ngân hàng số Timo tập trung vào dịch vụ khách hàng trẻ, cung cấp nhiều tính năng thân thiện, dễ sử dụng để cạnh tranh trên thị trường banking đầy những ông lớn (nhưng không chịu thay đổi).

Thu mua thị trường non trẻ

Các công ty lớn mua đứt hoặc sáp nhập các đối thủ cạnh tranh để dồn ép một thị trường non trẻ, biến chúng thành sản phẩm tích hợp của mình để tránh sự trỗi dậy của thế hệ mới. Đây là chiến lược phổ biến được các công ty trong danh sách Fortune 500 sử dụng để đạt được lợi thế trong một thị trường mới hoặc đang phát triển nhanh chóng. Meta (Facebook) từng mua Instagram, Whatsapp… để tránh sự cạnh tranh của những ứng dụng này với Facebook Messenger.

Khác biệt hóa sản phẩm

Khác biệt hóa sản phẩm là một chiến lược kinh doanh phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng (B2C). Chiến lược này tập trung vào ưu điểm của sản phẩm như công nghệ, tính năng, giá cả hoặc thiết kế vượt trội. Jenfi triển khai tính năng vay tín chấp dựa trên doanh thu (revenue based financing) nhằm khác biệt hóa với hình thức vay tín chấp truyền thống nhiều thủ tục, rườm rà, lãi suất cao và khó tiếp cận.

Các chiến lược định giá

Khi nói đến giá cả, các doanh nghiệp có thể giữ giá thấp để thu hút nhiều khách hàng hơn hoặc cung cấp cho sản phẩm của họ giá trị mong muốn bằng cách định giá chúng cao hơn mức mà hầu hết những khách hàng bình thường có thể mua được. 

Nếu các công ty có kế hoạch giữ giá thấp, họ sẽ cần bán một lượng sản phẩm nhiều hơn, vì tỷ suất lợi nhuận thường rất thấp. Đối với những công ty chọn định giá sản phẩm của mình ngoài tầm với của khách hàng thông thường, họ có thể duy trì tính độc quyền của sản phẩm trong khi vẫn giữ được tỷ suất lợi nhuận lớn trên mỗi sản phẩm.

Lợi thế về công nghệ

Có được lợi thế về công nghệ, bạn thường có thể đạt được doanh số bán hàng tốt hơn, cải thiện năng suất hoặc thậm chí là thống trị thị trường. 

Điều này có thể đạt được nhờ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mua lại một công ty nhỏ hơn để tiếp cận công nghệ của họ hoặc thậm chí có được những nhân viên có kỹ năng độc đáo sẽ mang lại lợi thế về công nghệ cho công ty. Grab là hãng xe có nhiều lợi thế về công nghệ vận tải, khiến thị trường vận tải hành khách truyền thống như taxi gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Cải thiện khả năng giữ chân khách hàng

Nhìn chung, việc giữ khách hàng dễ hơn nhiều so với việc chi tiền để thu hút một khách hàng mới, đó là lý do tại sao đây là một chiến lược tuyệt vời nếu bạn nhìn thấy cơ hội cải thiện khả năng giữ chân khách hàng. Chiến lược này yêu cầu bạn xác định các chiến thuật để giữ khách hàng của mình, ví dụ như cung cấp những hỗ trợ độc quyền, dịch vụ khách hàng tận tâm… 

Rủi ro trong chiến lược kinh doanh

Những rủi ro liên quan đến chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào ngành và bản chất của chiến lược. 

Một số rủi ro bao gồm: khả năng chiến lược không mang lại kết quả mong muốn, phát sinh thêm chi phí để thay đổi chiến lược và rủi ro không theo kịp những thay đổi trên thị trường, rủi ro đầu tư vào các chiến lược quá tham vọng hoặc không phù hợp với ngành hoặc khách hàng của họ.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Chiến Lược Kinh Doanh

Mục đích của chiến lược kinh doanh là gì?

Mục đích của chiến lược kinh doanh là giúp bạn có được lộ trình cụ thể để tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp. Với chiến lược kinh doanh, bạn có một bản đồ về các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, cũng như các chiến lược, chiến thuật và hành động sẽ được thực hiện để đạt được chúng. 

Làm sao để xây dựng chiến lược kinh doanh?

Phát triển chiến lược kinh doanh liên quan đến việc bạn đặt mục tiêu như thế nào, bối cảnh môi trường cạnh tranh ra sao, từ đó bạn thiết lập các kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình. Kế hoạch này nên bao gồm các chi tiết như thời gian, cột mốc đạt được, tài nguyên và số liệu để phân tích. Sau khi triển khai chiến lược kinh doanh, bạn cần giám sát, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo kế hoạch đi đúng hướng nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Các yếu tố chính trong một chiến lược kinh doanh là gì?

Các yếu tố chính của chiến lược kinh doanh bao gồm: sứ mệnh và tầm nhìn rõ ràng, phân tích cạnh tranh, phân khúc khách hàng, phân tích thị trường và kế hoạch hành động. Ngoài ra, các số liệu hiệu suất sẽ giúp chúng ta đo lường mức độ thành công của chiến lược.

Làm thế nào để bạn đo lường sự thành công của một chiến lược kinh doanh?

Để đo lường sự thành công, bạn cần đặt mục tiêu có thể đo lường được, đồng thời theo dõi các chỉ số hiệu suất để đảm bảo chiến lược đang đi đúng hướng để đáp ứng các mục tiêu đó. 

Các chỉ số đo lường cần gắn liền với mục tiêu trong chiến lược, chẳng hạn như tăng trưởng doanh thu, thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng phải theo dõi các số liệu đo lường hiệu suất tổng thể của chiến lược, chẳng hạn như sự hài lòng của khách hàng, lưu lượng truy cập trang web và tỷ lệ chuyển đổi. 

Chủ đề liên quan: thiết lập mục tiêu, phân tích cạnh tranh, phân khúc khách hàng, phân tích thị trường, kế hoạch hành động, thước đo hiệu suất, tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn, nhu cầu của khách hàng, môi trường cạnh tranh, xu hướng thị trường, nghiên cứu thị trường.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top