Báo Cáo P&L Là Gì? 5 Bước Cần Chuẩn Bị Cho Bản Báo Cáo P&L

5 min read

Báo Cáo P&L Là Gì? 5 Bước Cần Chuẩn Bị Cho Bản Báo Cáo P&L

báo cáo p&l

Ở vị trí chủ doanh nghiệp, bạn hoàn toàn không thể hoặc sẽ vô cùng khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của mình nếu như không có một bản báo cáo tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan đến lời lỗ. 

Chính vì thế, việc lập bản báo cáo P&L là một việc vô cùng cần thiết. Dựa trên các số liệu được cung cấp, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được hiệu quả hoạt động của công ty, để từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời.

 

Báo cáo P&L là gì?

báo cáo p&L

Trách nhiệm lớn nhất khi điều hành doanh nghiệp là đảm bảo dòng tiền cho các hoạt động kinh doanh được vận hành một cách suôn sẻ. Chính vì lẽ này, việc nắm vững chỉ số và yếu tố liên quan đến dòng tiền vào - ra mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. 

Báo cáo lãi và lỗ (P&L) là bảng trình bày chi tiết doanh thu và chi phí của công ty trong một khoảng thời gian (thường là một quý hoặc năm tài chính). Báo cáo P&L, còn được gọi là báo cáo thu nhập, cho biết liệu một công ty hoạt động có đang bị lỗ hay có lãi trong thời điểm báo cáo.

 

Báo cáo P&L thường được đối soát cùng với bảng cân đối kế toán của công ty, bao gồm: báo cáo tài sản, nợ phải trả, vốn sở hữu doanh nghiệp và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp chủ doanh nghiệp nhận biết được mọi thay đổi về số tiền trong tài khoản của doanh nghiệp, nhằm xác thực các chỉ số một cách tường tận và cặn kẽ trong suốt quá trình đối soát với thu nhập trên bảng cân đối kế toán.  

 

Vì sao báo cáo P&L lại quan trọng?

báo cáo p&l

 

Báo cáo P&L rất quan trọng đặt biệt là đối với các nhà đầu tư. Chúng cung cấp cái nhìn sâu sắc về năng lực và hiệu quả hoạt động của công ty. Số liệu không biết nói dối. Cũng chính vì thế, nhìn nhận một cách khách quan, báo cáo P&L sẽ giúp chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư nhận biết được tiềm năng (hoặc rủi ro) trong việc phát triển của doanh nghiệp.

 

Đối với các nhà đầu tư, báo cáo P&L gần như là một trong những yếu tố tiên quyết để “chọn mặt gửi vàng" trước khi ra quyết định. Báo cáo này giúp các nhà đầu tư và các bên có liên quan khác có một góc nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp. Bên cạnh đó là nắm được cách công ty này đang hoạt động và khả năng sản sinh lợi nhuận của tổ chức.

 

Công thức cơ bản để tính lời và lỗ trong báo cáo P&L thông thường sẽ được tính bằng cách:

 

TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY - TRỪ TỔNG CHI PHÍ (BAO GỒM THUẾ)

= THU NHẬP RÒNG

 

Nếu thu nhập ròng cho ra kết quả là là số âm có nghĩa là công ty đang có thua lỗ và cần phải có sự điều chỉnh và giải pháp tức thời. Ngược lại, nếu kết quả là số dương, công ty đã có lãi và công việc kinh doanh đang trên đà phát triển thuận lợi.

 

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, báo cáo P&L vẫn chỉ mang tính chất tương đối với những startup “nhỏ tuổi”. Nó có thể phản ánh tình hình tài chính của công ty trong một khoảng thời gian nhất định nhưng chưa chắc phản ánh đúng tiềm năng phát triển dài hạn của công ty trong tương lai. Bởi vì hầu như ít có một doanh nghiệp nào có thể dễ dàng thu được lợi nhuận trong năm đầu tiên. Điều quan trọng nhất để doanh nghiệp thành công nằm ở giá trị mà họ mang lại cho thị trường, xã hội thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình.

 

5 bước chuẩn bị cho bản báo cáo P&L

báo cáo p&l

Tổng hợp dữ liệu từ mọi nguồn

Bản báo cáo P&L phải được thu thập, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và minh bạch trong mọi kê khai. Chủ doanh nghiệp phải có một hồ sơ rõ ràng về số tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp quỹ thời gian hằng ngày của bạn không cho phép bạn làm điều này, hãy thuê một nhân viên kế toán, hoặc sử dụng một phần mềm kế toán để hỗ trợ tổng hợp tất cả các thông tin liên quan.

 

Chọn khoảng thời gian

Trước khi bắt đầu chuẩn bị báo cáo P&L, trước tiên hãy xác định khoảng thời gian mà chủ doanh nghiệp cần đối chiếu. Điều này gần như là “kim chỉ nam" để giúp chủ doanh nghiệp có thể tiến hành các bước tiếp theo, liên quan đến các chỉ số doanh thu - chi phí - lợi nhuận.

 

Tra cứu doanh thu

Doanh thu đến từ tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh. Nói một cách dễ hiểu, doanh thu của bạn sẽ đến từ việc bán hàng từ mọi kênh.

 

Xem bài viết: Dòng Tiền Là Gì? Bí Quyết Quản Trị Dòng Tiền Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

 

Đối chiếu với chi phí 

Đối với chi phí, chủ doanh nghiệp cần phải tính đến tiểu tiết nhỏ nhất cho các chi phí mà công ty đã chi cho công tác vận hành.

 

Xác định chỉ số lợi nhuận

Lợi nhuận có được từ doanh thu trừ đi chi phí. Từ đây, chủ doanh nghiệp cũng có tiếp cơ sở để xác định thu nhập ròng của mình, chính là thu nhập sau thuế. Để tiết kiệm thời gian, Jenfi khuyên bạn hãy sử dụng một phần mềm để giúp bạn tạo báo cáo P&L. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo mọi thao tác đều được thực hiện một cách chính xác và chi tiết nhất.

 

Xem thêm: 6 Bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

 

Lời kết

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh P&L sẽ mang đến cái nhìn tổng quan cho doanh nghiệp. Giúp nhã lãnh đạo có cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top