Kế Hoạch Tài Chính (Financial Strategy) Tối Ưu Sau Đại Dịch

5 min read

3 Bước Tối Ưu Kế Hoạch Tài Chính (Financial Strategy) Sau Đại Dịch

Kế Hoạch Tài Chính

Với tình hình kinh tế nhiều biến động thời COVID, hàng triệu doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với rủi ro tài chính đáng kể. Khi doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp phải làm thế nào để ổn định dòng tiền lúc này? 

Làm Thế Nào Để Vạch Ra Kế Hoạch Tài Chính Tối Ưu Nhất?

Kế Hoạch Tài Chính

Trước khi trả lời cho câu hỏi: “kế hoạch tài chính nào là phù hợp?”, nhà lãnh đạo cần thấu hiểu cấu trúc vốn của công ty. Doanh nghiệp muốn kiểm soát tình hình tài chính, ổn định dòng tiền thì phải có phương án cân đối giữa các tỷ lệ vốn.

Giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỷ lệ nợ từ việc phát hành cổ phiếu, vay vốn,... quá cao so với Vốn chủ sở hữu. Do đó, xác định cấu trúc vốn và sức khỏe doanh nghiệp đúng đắn là bước đầu của việc xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả.

1. Dự báo tài chính là mắc xích không thể thiếu

Mỗi biến động nhỏ của dòng tiền nếu chưa được kiểm soát tốt cũng có thể gây nên những thiệt hại không ngờ. Dự báo tài chính với những số liệu xác thực giúp nhà lãnh đạo quản trị tốt hoạt động kinh doanh. Đủ cơ sở để chủ động đưa ra các kế hoạch phát triển và ứng phó tình huống. Bên cạnh đó, dự báo tài chính là một phần không thể tách rời của việc hoạch định ngân sách. Vì thế, đây cũng là thước đo đắc lực để kiểm soát tốt dòng tiền của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn nhiều biến động này.

Cùng xem thêm Hoạch định ngân sách trong quản trị doanh nghiệp

2. Luôn luôn có Quỹ dự phòng

Chúng ta sẽ không thể lường trước được hết những biến động tài chính trong tương lai, vì vậy một Quỹ dự phòng doanh nghiệp là cần thiết. Với tình hình đại dịch đang ngày càng phức tạp gây tác động không nhỏ lên nền kinh tế như hiện tại. 

Dự kiến Việt Nam sẽ cần một khoản thời gian để phục hồi. Quỹ dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tối ưu hoạt động kinh doanh trước khi lợi nhuận xuất hiện và kinh tế ổn định trở lại.

Hiểu một cách đơn giản, Quỹ dự phòng được trích ra từ lợi nhuận bán hàng và đầu tư, để phòng ngừa các biến phí có thể xảy ra trong tương lai. Một cách ứng dụng khác cũng rất phổ biến là tái đầu tư vào các hoạt động tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, mà trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thiếu Quỹ dự phòng để ứng phó với rủi ro. 

3 Bước Để Tối Ưu Kế Hoạch Tài Chính Sau Đại Dịch

Kế Hoạch Tài Chính

Sau khi đã nhận định sức khỏe tài chính doanh nghiệp qua số liệu thực tế, nhà lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch vốn và kế hoạch dòng tiền phù hợp.

  • Doanh nghiệp có cần huy động thêm vốn để duy trì kinh doanh không?
  • Cần huy động bao nhiêu để đảm bảo an toàn và hiệu suất?
  • Đòn bẩy tài chính này sẽ cung ứng cho những hoạt động nào?

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cân nhắc với những phương án tài chính sau.

Ổn định doanh thu với nguồn lực tối ưu nhất

Ở thời điểm mà sức mua của thị trường giảm mạnh, doanh nghiệp nên ưu tiên những phương án truyền thông có hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí.

Tiếp thị tăng trưởng

Áp dụng kế hoạch tăng trưởng, doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các hoạt động quảng bá có chi phí thấp. Ví dụ như tiếp thị lan truyền, truyền thông xã hội, quảng cáo nhắm đối tượng,... Thay vì những phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền hình, phát thanh,... Hai mục tiêu chính của Tiếp thị tăng trưởng là: Giảm thiểu chi phí đầu tư trên mỗi khách hàng mới đồng thời tăng trưởng doanh thu dài hạn.

Remarketing

Khách hàng cũ là mỏ vàng vô giá! Vì họ đã hiểu sản phẩm, tin tưởng sản phẩm và sử dụng sản phẩm. Doanh nghiệp không cần bắt đầu lại từ bước “làm quen” hay thu phục lòng tin của họ nữa. Bạn chỉ cần đảm bảo trải nghiệm của họ với sản phẩm là tốt đẹp và chăm sóc sau bán thật chu đáo, họ sẽ trở thành những thành viên trung thành của doanh nghiệp. 

Ở một số mặt hàng thiết yếu, khách hàng thậm chí có thể duy trì việc mua hàng kể cả khi tình hình thị trường đang bất ổn. Hoặc nhanh chóng tái mua  khi đại dịch được kiểm soát trong tương lai. Bên cạnh đó, những chỉ số thuyết phục dưới đây là lý do doanh nghiệp cần đầu tư thời gian khai thác khách hàng cũ:

  • Chi phí khai thác khách hàng mới cao hơn gấp 5 lần so với việc chăm sóc và hỗ trợ khách hàng cũ mua lại.
  • Tỷ lệ chuyển đổi doanh thu thành công ở khách hàng cũ là 60-70%. Còn đối với khách hàng mới rơi vào khoảng 5-20%.
  • Nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng của doanh nghiệp tăng định kỳ 5%  mỗi tháng, lợi nhuận có thể tăng trưởng lên đến 90%.

Kế hoạch cắt giảm - Retrenchment Strategy

Một ví dụ thành công điển hình của kế hoạch cắt giảm phải kể đến là Kiến trúc sư Yun Jong Yong - Tổng giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch Samsung những năm 1996 - 1997 trong bối cảnh cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á. 

Ở kế hoạch cắt giảm và tái cấu trúc doanh nghiệp này, ông đã Quỹ ết liệt đưa ra những biện pháp mang tính sống còn.

Sa thải 24.000 công nhân tương đương 1/3 nhân sự.

  • Thay đến một nửa nhà quản trị cấp cao.
  • Bán tài sản thừa bao gồm 16 nhà máy, máy bay riêng… trị giá 1,9 tỷ USD.
  • Cắt giảm 50% chi phí.

Nhà lãnh đạo sẽ đối mặt với nhiều thách thức thậm chí chỉ trích khi sử dụng kế hoạch cắt giảm. Tuy nhiên ứng dụng kế hoạch này sẽ tạo nền tảng giúp doanh nghiệp tập trung vào các hoạt động trọng yếu, duy trì tăng trưởng doanh thu, cải thiện hiệu suất và lợi nhuận. 

Doanh nghiệp cần thực hiện thanh lý tài sản thừa, loại bỏ các mảng hoạt động ít trọng tâm và những hạn mục bổ trợ không cần thiết. Mục tiêu là tạo bệ phóng cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn khó khăn này và cải thiện tình hình kinh tế.

Tìm đến Quỹ  hỗ trợ vốn kinh doanh uy tín

Không phải doanh nghiệp nào cũng đã có sẵn nguồn Quỹ dự phòng hoặc dòng tiền dương trong thời điểm này để tái vận hành. Vì vậy, vay vốn và cân đối vốn là điều cần thiết. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, vay vốn truyền thống lại là một thử thách nếu doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo. 

Trong khi đó, hình thức hỗ trợ từ Quỹ vốn tăng trưởng có chính sách chi trả linh hoạt theo doanh thu lại hữu ích với nhiều doanh nghiệp hơn.

Cùng xem thêm Ưu nhược điểm của 5 giải pháp vay vốn kinh doanh phổ biến

Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top