Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

5 min read

Nợ xấu hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi,..là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nợ xấu là gì và sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu bạn để phát sinh nợ xấu? Làm thế nào để phòng tránh rơi vào nhóm nợ xấu? Những thông tin liên quan đến chủ đề này sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết sau đây!

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Nợ xấu là thuật ngữ chỉ các cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng nhưng không thể trả nợ khi tới hạn thanh toán. Thời gian để quá hạn nhiều ngày. Khoản nợ này bảo gồm cả gốc lẫn lãi theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu còn được gọi bằng những từ đồng nghĩa khác như nợ quá hạn, nợ khó đòi. 

Khi có nhóm khách hàng vào danh sách nợ xấu. Ngân hàng sẽ rất khó có thể thu hồi được khoản tiền đã cho vay.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

2. Những nguyên nhân nào gây phát sinh nợ xấu?

Nợ xấu là gì? Hiểu được bản khái niệm nợ xấu là gì, bạn cũng sẽ phần nào hình dung được những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu. 

Một vào nguyên nhân chủ yếu, đa số người dùng phải có thể kể đến như sau:

  • Khách hàng cố tình không thực hiện thanh toán khoản vay đúng với thời hạn được đã quy định rõ trong hợp đồng vay tiền. Nguyên nhân chính có thể do không đủ khả năng tài chính nên chấp nhận để phát sinh nợ xấu.
  • Khách hàng quên, vô tình hoặc cố tình không thanh toán hoặc thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Kể cả việc chỉ cần thanh toán số tiền tối thiểu như nội dung bảng sao kê ngân hàng gửi đến theo kỳ sao kê.
  • Lạm dụng sử dụng thẻ tín dụng. Tiêu dùng các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức thấu chi của thẻ sau đó không có khả năng chi trả.
  • Sử dụng thẻ tín dụng đăng ký mua trả góp dịch vụ, sản phẩm nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

3. Phân loại các nhóm nợ xấu theo hệ thống CIC

Danh sách những người mắc nợ xấu sẽ được cập nhật đầy đủ trên hệ thống của CIC Việt Nam (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC). 

Theo CIC Việt Nam, nợ xấu được phân loại thành 5 nhóm như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 - Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ bị mất vốn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

4. Nợ xấu gây ảnh hưởng gì?

Nếu chưa biết nợ xấu là gì, có thể bạn sẽ còn khá chủ quan với nợ xấu. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực sau đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Cố gắng đừng bao giờ để mình vướng vào nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ có thông tin nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Bao gồm những thông tin cá nhân và: Khoản vay quá hạn, dư nợ quá hạn, thời gian quá hạn,..

Thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính. 

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

Khi đã nằm trong nhóm nợ quá hạn được lưu trữ thông tin trên CIC. Người vay nợ sẽ rất khó khăn khi có nhu cầu tiếp tục vay sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác. Nếu nằm trong nhóm nợ nhóm nợ xấu 1 và 2. Khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, công ty tài chính khác. Người vay cần xử lý thủ tục khá khắt khe như sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ trước đó. Bao gồm đủ cả gốc và lãi.
  • Chứng minh mình không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
  • Chứng minh thu nhập ổn định, có khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ theo cam kết.
  • Có người bảo lãnh cho vay. Người bảo lãnh cũng phải đáp ứng được đủ các điều kiện do phía ngân hàng, tổ chức tín dụng hay công ty tài chính yêu cầu.
  • Có tài sản còn giá trị pháp lý đảm bảo khoản vay.

Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì muốn đăng ký tiếp tục vay hầu như là không thể. Khách hàng buộc phải thanh toán đủ các khoản nợ và chờ đủ thời gian xóa thông tin lưu trữ trên CIC. Một số ngân hàng thậm chí rất khắt khe với những khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu từ 3 đến 5. Họ mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Để đảm bảo cơ hội xét duyệt vay trong tương lai. Khách hàng cần hết sức lưu ý, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

5. Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?

Khi đã hiểu được nợ xấu là gì và những ảnh hưởng tiêu cực khi để nợ xấu lưu lại lịch sử trên CIC. Rất nhiều người hoang mang đặt câu hỏi: “Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?”

Đây là câu trả lời để bạn nắm thông tin:

Đối với các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng

Khá may mắn là nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng và đã tất toán xong. Lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ không bị lưu trữ trên hệ thống CIC. Trường hợp này khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình ảnh hưởng đến nhu cầu vay sau này.

Đối với các khoản xấu trên 10 triệu đồng

Cách duy nhất trong trường hợp này là ngay lập tức trong thời gian ngắn nhất tất toán toàn bộ các khoản nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi. Sau khi thanh toán khoản vay nên yêu cầu ngân hàng xác minh và ra văn bản xác nhận đã trả hết nợ.
Khoảng 12 tháng sau khi hoàn tất các thông tin thanh toán. Thông tin trên CIC của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính. 

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay ngân hàng đều có quy định nếu khách hàng đã có lịch sử nợ xấu trong nhóm 3, 4, 5 thì bắt buộc phải sau khoảng thời gian 5 năm mới nhận hồ sơ xét duyệt cho các khoản vay mới.

6. Làm thế nào để không vướng vào nợ xấu?

Hiểu rõ được nợ xấu là gì. Chắc chắn không ai muốn để mình vướng vào nợ xấu. 

Tránh gặp phải những phát sinh khó khăn không đáng có do nợ xấu gây nên. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn không vướng vào nợ xấu.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6. 1 Chủ động đánh giá tình hình tài chính trước khi vay

Vì ảnh hưởng của nợ xấu tác động rất lớn đến những kế hoạch trong tương lai. Nên trước khi đưa ra quyết định vay ngân hàng hay công ty tài chính nào đó, cần phải tính toán thật kỹ.

Khách hàng cần chủ động tìm hiểu những thông tin về lãi suất, thời hạn, số tiền phải thanh toán hàng tháng. Sau đó đánh giá tình hình tài chính của mình xem liệu có đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình vay không. 

Để đảm bảo an toàn và có những phương án dự phòng cho những biến cố cuộc sống. Tốt nhất không nên lựa chọn những khoản vay có mức thanh toán vượt quá 50% tổng thu nhập của bạn hàng tháng. Hoặc bạn cũng nên cân nhắc giảm số tiền vay xuống để phù hợp với khả năng tài chính.

6.2 Đừng cố gắng vay nếu đang có lịch sử vay tiền không tốt

Nếu lịch sử tín dụng của bạn đang nằm trong nhóm nợ xấu. Tốt nhất hãy dừng ý định tiếp tục vay. Điều này sẽ làm giảm uy tín tín dụng của bạn xuống mức thấp. Các ngân hàng sẽ rất e dè khi bạn nộp đơn xét duyệt vay sau này. Nhất là đối với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ Credit card.

6.3 Chủ động thanh toán nợ đúng hạn 

Nếu đã biết nợ xấu là gì và nợ xấu để lại những hậu quả gì, thì khách hàng nên chủ động thanh toán nợ đúng thời hạn. 

Hãy ghi nhớ thật kỹ thời điểm phải thanh toán và đừng để trả nợ sau mốc deadline đó.

Lưu ý rằng thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền. Không phải thời gian bạn chuyển tiền. Nhiều trường hợp thanh toán qua thẻ ATM Smart Banking nhưng nghẽn mạng hoặc chậm giao dịch, tiền không đến ngân hàng đúng thời hạn cũng sẽ bị tính là quá hạn.

6.4 Có kế hoạch chi tiết trước khi quyết định vay

Hãy sử dụng đúng mục đích và có kế hoạch tốt nhất để số vốn vay có thể mang về lợi nhuận. Từ đó nâng cao khả năng kinh tế để trả nợ đúng hạn.

Khách hàng cũng nên dự trữ một khoản tiền để có thể kịp thời xoay sở cho việc thanh toán nếu có những tình huống bất lợi phát sinh.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6.5 Liên hệ với ngân hàng khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng hạn

Khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng thời hạn theo cam kết trong hợp đồng. Việc đầu tiên bạn nên là là liên hệ với tổ chức cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính) để được tư vấn, tìm phương án giải quyết tối ưu nhất cho cả hai bên.
Hãy bỏ ngay ý định cắt đứt liên lạc với các tổ chức cho vay để trốn nợ. Hành động này gây thiệt hại cho chính bạn rất nhiều sau này. Thậm chí phải ra tòa án để giải quyết các khoản vay.

Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề nợ xấu là gì và các thông tin cần nắm liên quan đến nợ xấu.
Hy vọng rằng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Giúp mọi người hiểu rõ được nợ xấu là gì và không để vướng vào nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

 

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x