Đánh giá nhân sự là gì? Cách đánh giá nhân sự hiệu quả

5 min read

Đánh giá nhân sự là gì? Cách đánh giá nhân sự hiệu quả

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Để duy trì và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp, đánh giá nhân sự là hoạt động cần được chú trọng hàng đầu. Đây cũng là cơ sở để kịp thời điều chỉnh những chính sách lương thưởng, chế độ cho nhân viên. Vậy đánh giá nhân sự là gì? Để đánh giá nhân sự đạt hiệu quả cần những cách nào? Đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi đã có đáp án chính xác nhất cho những câu hỏi này.

Đánh giá nhân sự là gì? 

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Đánh giá nhân sự là hoạt động đánh giá tổng thể về toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đánh giá nhân sự thông thường được triển khai bởi những nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự. Thực hiện thông qua các hoạt động giám sát, đánh giá về nhiều khía cạnh khác nhau như: Thái độ làm việc; Kỹ năng lên kế hoạch xử lý công việc; Kết quả thực hiện công việc; Mối quan hệ tại nơi làm việc, v.v
Kết quả sau đánh giá góp phần đưa ra nhận định chính xác về nhân viên. Định hướng phù hợp với khả năng phát triển của nhân viên và doanh nghiệp.

Một số phương pháp đánh giá nhân sự được áp dụng phổ biến hiện nay: 

  • Phương pháp đánh giá thông qua xác định mục tiêu (viết tắt: MBO)
  • Phương pháp phân phối bắt buộc
  • Phương pháp đánh giá 360 độ
  • Phương pháp đánh giá tính theo thang điểm năng lực
  • Phương pháp tự đánh giá
  • Phương pháp quan sát hành vi

Vậy khi nào cần đánh giá nhân sự?

Trên thực tế, hoạt động này được thực hiện thường xuyên tại mỗi doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

  • Thực hiện định kỳ theo tháng, quý, 6 tháng, hàng năm: Đánh giá để làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật…
  • Kết thúc thời gian thử việc hoặc hết hợp đồng làm việc: Đánh giá để quyết định có tiếp tục ký hợp đồng tiếp theo với nhân viên hay không?
  • Đến hạn xét tăng lương: Đưa ra quyết định tăng lương cho những nhân viên có năng lực làm việc tốt.

Đánh giá nhân sự có vai trò gì?

Đánh giá nhân sự là thước đo để các nhà quản lý đánh giá về chất lượng công việc của nhân viên. Đây cũng là công cụ để xác định nhân viên có phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp hay không.

Đánh giá nhân sự sẽ đem tới những lợi ích hai chiều cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bao gồm:

  • Đánh giá được chất lượng thực hiện công việc của nhân viên. Nâng cao hiệu quả làm việc và là cơ sở xác định về lương thưởng, chế độ cho nhân viên trong tương lai.
    Kết quả sau đánh giá sẽ đưa ra được ưu điểm, hạn chế của nhân viên trong thời gian làm công việc. Đây được coi là phép thử giúp người lao động tự kiểm tra lại năng lực của mình. Nhận ra những sai sót, yếu kém của bản thân để cải thiện hiệu quả công việc trong tương lai. Hơn nữa, hoạt động đánh giá còn là cơ hội cho nhân viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nội bộ. Qua đó học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ những người xung quanh. Rèn luyện các kỹ năng qua quá trình học tập, thực hành. Những nhân viên xếp loại yếu kém có cơ hội được nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn của mình.
  • Góp phần đảm bảo quyền lợi, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp người lao động có động lực làm việc. Tăng sự hài lòng của nhân viên với công việc và doanh nghiệp. Từ đó, hình thành tư tưởng cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
  • Đánh giá năng lực và khả năng thăng tiến của nhân viên trong tương lai. Dựa vào kết quả đánh giá nhân sự, doanh nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá và chọn lọc những nhân tố tiềm năng. Hầu hết những nhân tố xuất sắc có sự chênh lệch khá lớn so với những nhân viên trung bình. Nhân viên được đánh giá đúng năng lực sẽ nhiệt tình cống hiến hơn, năng suất lao động tăng cao hơn. Đây có thể là nhân tố trở thành những nhà lãnh đạo tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.

Hoạt động đánh giá nhân sự giữ vai trò quan trọng trong  doanh nghiệp.

Nếu được thực hiện một cách khách quan, hiệu quả tích cực sẽ đến với cả doanh nghiệp và người lao động. Nhân viên có cơ hội phát triển bản thân, được ghi nhận xứng đáng với năng lực. Ngược lại, doanh nghiệp cũng xây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi cả về chuyên môn và phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. 

Quy trình đánh giá nhân sự

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Tuỳ vào quy mô nhân sự, lĩnh vực kinh doanh và tình hình thực tế của nội bộ. Mỗi doanh nghiệp sẽ triển khai quy trình đánh giá nhân sự khác nhau. 

Sau đây là quy trình 5 bước cơ bản trong một quy trình đánh giá nhân sự. Đây là quy trình tối giản nhất. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể triển khai thêm nhiều nội dung hơn. Kèm theo bộ tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch.

  • Bước 1: Tạo biểu mẫu đánh giá nhân sự 

Xây dựng biểu mẫu đánh giá hợp lý góp phần thực hiện đánh giá công bằng và khách quan. Mỗi đối tượng khác nhau nên có tiêu chí đánh giá khác nhau. Mẫu đánh giá cho đội ngũ quản lý có thể được tạo riêng hoặc thêm một phần trong biểu mẫu đánh giá của nhân viên. 

  • Đối với vị trí nhân viên, trong mẫu đánh giá bao gồm những yếu tố như: Kiến thức chuyên môn; Khối lượng công việc; Chất lượng công việc; Thái độ và kỹ năng làm việc; v.v
  • Đối với vị trí quản lý sẽ đánh giá theo khả năng thực hiện công việc và kỹ năng lãnh đạo. Một số tiêu chí có thể kể đến như: Khả năng quản lý; Khả năng tạo động lực và định hướng tư duy chiến lược; Cách phối hợp đội ngũ và giải quyết vấn đề. 
  • Bước 2: Xây dựng chỉ số đánh giá về năng lực 

Có nhiều những tiêu chí để doanh nghiệp lựa chọn đánh giá nhân viên. Về cơ bản có thể kể đến như: Sự lạc quan, nhiệt tình; Sự trung thực; Sự tôn trọng và cuối cùng là giờ giấc

  • Bước 3: Tổ chức hoạt động đánh giá nhân sự

Để hoạt động đánh giá nhân sự đạt được hiệu quả và phản hồi tích cực từ nhân viên. Nhà quản lý nên đưa ra nhận xét về các điểm mạnh, điểm yếu một cách khéo léo. Tránh tình trạng nhân viên cảm thấy bị xúc phạm quá đà hoặc được bất bình khi thấy được đề cao do thiên vị. Ngoài ra, đừng quên khuyến khích nhân viên tham gia phản hồi. Đây cũng là một trong những bước quan trọng trong quá trình đánh giá nhân sự.

  • Bước 4: Ban hành quy định, chính sách thưởng phạt cụ thể 

Sự rõ ràng minh bạch luôn được đánh giá cao. Hoạt động đánh giá cần ban hành thông tin đầy đủ. Đảm bảo nhân sự hiểu rõ về các tiêu chí đánh giá kèm theo những chính sách thưởng phạt cụ thể.

  • Bước 5: Nghiệm thu kết quả 

Hoạt động đánh giá nhân sự nên được phổ biến rộng rãi về thời gian nghiệm thu kết quả. Kết quả đánh giá là minh chứng để các nhà quản lý nhìn nhận về hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những quyết sách mới phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức.

Cách đánh giá nhân sự hiệu quả

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Sau đây là tổng hợp những lưu ý để hoạt động đánh giá nhân sự được thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Tiêu chí đánh giá phải rõ ràng

Với bất kỳ hệ thống đánh giá nào, tiêu chí định lượng luôn được đề cao. Muốn đánh giá nhân sự hiệu quả, trước tiên cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng. Tốt nhất là nên hướng định lượng nhiều hơn định tính. Nếu không kết quả đánh giá sẽ bị ảnh hưởng và không phản ánh đúng thực tế. 

Sự minh bạch và rõ ràng trong quá trình thực hiện là điều tiên quyết cần có. Nếu không sẽ khiến nhân viên cảm thấy bất bình với kết quả đánh giá. Thiếu sự minh bạch trong tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá sẽ khiến nội bộ trở nên bất ổn và mất đoàn kết.

Ví dụ, để xây dựng KPI cho bộ phận kinh doanh, doanh nghiệp có thể tham khảo những tiêu chí sau:

- Số lượng tăng trưởng doanh thu hàng tháng thông qua số lượng đơn hàng, doanh thu, tỷ lệ tiếp cận khách hàng, v.v

- Tỷ suất lợi nhuận trung bình.

- Tỷ lệ chốt đơn hàng.

- Giá trị đơn hàng trung bình.

- Trung bình số cuộc gọi/mail xử lý được trong tháng

Dựa vào những số liệu này, các nhà quản lý sẽ có căn cứ để đánh giá chất lượng nhân viên đạt mức nào trên bảng xếp hạng đánh giá nhân sự.

Đánh giá mang tính khách quan

Kết quả đánh giá nhân sự không chỉ là số liệu một chiều. Chúng phản ánh mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp. Muốn tạo động lực, cần có kết quả đánh giá khách quan dựa trên năng lực thực sự của nhân viên. Tuyệt đối không đánh giá dựa trên cảm tính thay vì dữ liệu thực tế. Đảm bảo nhân viên chấp nhận kết quả một cách “tâm phục khẩu phục”. Đôi khi mâu thuẫn bắt nguồn đơn giản từ tâm lý bị đánh giá bất công, không minh bạch. Người có năng lực nhưng không được đánh giá chính xác dễ gây đến phản ứng tiêu cực.

Cần linh hoạt

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Hoạt động đánh giá với những tiêu chí định lượng được thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên, không vì thế mà bỏ hẳn những tiêu chí định tính. Quá trình đánh giá cần được áp dụng linh hoạt. Những nhân viên có vị trí và tính chất công việc khác nhau cần có tiêu chí đánh giá khác nhau.

Đánh giá bao quát

Để đánh giá một nhân sự, doanh nghiệp cần tổng qua nhiều yếu tố trong suốt quá trình cống hiến. Kết quả đánh giá trong từng thời điểm có thể sẽ chưa bao quát hết kết quả mà họ làm được. Chính vì thế, người làm quản lý cần phải quan sát và đánh giá một cách toàn diện nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất. Kèm theo đó là những phản hồi xây dựng và đề xuất cải tiến trong suốt quá trình.

Trao đổi với nhân viên thường xuyên

Nhà quản lý nên thường xuyên trao đổi để nắm bắt được mong muốn cũng như khó khăn của nhân viên. Thường xuyên trao đổi với nhân viên giúp nhà quản lý đạt hiệu quả hơn cao hơn với kết quả đánh giá của mình. 

Nên để nhân viên tự đánh giá

Đánh giá nhân sự là gì Cách đánh giá nhân sự hiệu quả 1

Không nên dùng quyền lãnh đạo để đánh giá cấp dưới một cách áp đặt chủ quan. Các chuyên gia nhân sự khuyên rằng quá trình đánh giá luôn cần được diễn ra hai chiều. Nên có bước nhân viên tự đánh giá bản thân mình. Kèm theo đó là đánh giá từ đồng nghiệp để họ biết được kết quả làm việc của mình trong tập thể. Hoạt động đánh giá thực hiện hai chiều sẽ tạo được sự khách quan cao hơn. Có sự tương tác trao đổi giữa hai phía. Kết quả đánh giá từ đó cũng khách quan hơn.

Kết luận

Hoạt động đánh giá nhân sự tại mỗi doanh nghiệp được đánh giá là công việc không dễ dàng. Đôi khi tạo nên những bất bình trong nội bộ nhân viên như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Tuy nhiên, nếu đánh giá nhân sự được thực hiện bài bản, nhất quán và khách quan. Ghi nhận thành tích các nhân viên xuất sắc, thúc đẩy việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra một hệ thống đánh giá nhân viên hiệu quả. Đánh giá nhân sự không còn là bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần vốn để mở rộng kinh doanh,... hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng cùng chúng tôi. Với Jenfi Capital, doanh nghiệp của bạn có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp bạn, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

jenfi - cách thức hoạt động

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top