Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

5 min read

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì? Tại sao đây được coi là hoạt động tiền đề tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp? Nếu không thực hiện phân khúc thị trường thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho bài toán về phân khúc thị trường trong bài viết ngay sau đây.

1. Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường (Tiếng Anh: Market segmentation) là hoạt động chia thị trường thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần tương ứng với mỗi phân khúc khách nhau và là tập hợp nhóm đối tượng khách hàng có điểm tương đồng nhất định. Việc nhóm chung tệp khách hàng có cùng đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu,...về sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp xác định đúng các hoạt động nghiên cứu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất có thể. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng với mỗi doanh nghiệp lại có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau còn, tùy thuộc vào chiến lược của riêng họ.

Theo các chuyên gia tài chính, khái niệm về phân khúc thị trường được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1956 trong một nghiên cứu có tên của Wendell R.Smith. Thời điểm đó, các nhà quảng cáo đã tiến hành phân chia khách hàng của họ thành nhiều nhóm để thực hiện cho các chiến dịch tiếp thị của mình.

2. 4 cách phân khúc thị trường phổ biến

Thông thường, các chuyên gia Marketing sẽ chia phân khúc thị trường thành 4 nhóm chính. Cụ thể như sau:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường theo địa lý, khu vực

Đây là phương pháp xác định đối tượng khách hàng dựa trên những đặc điểm địa lý như: Thành phố, nông thôn, vùng núi, đồng bằng,...Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế có thể phân khúc rộng hơn theo vùng hoặc châu lục. Đa phần cộng đồng dân cư trong cùng một khu vực sẽ có những đặc điểm tương đồng nên việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý diễn ra rất dễ dàng và thuận tiện. Không chỉ là các vị trí địa lý đơn thuần, phương pháp phân khúc còn bao hàm nhiều yếu tố khác như loại hình khí hậu hoặc văn hóa vùng miền.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học

Phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu học là hành động tiếp cận khách hàng dựa trên những thông tin về nhân khẩu học chung. Bao gồm các tiêu chí như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quy mô gia đình, trình độ học vấn, văn hoá hay tôn giáo,...Đây là cách phân khúc thị trường được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được rất đáng tin cậy.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng cần hướng đến. Ví dụ, một công ty kinh doanh sữa bột sẽ có những sản phẩm và chiến lược Marketing riêng phù hợp với nhóm khách hàng là người cao tuổi, trung niên hoặc trẻ em.

Phân khúc thị trường dựa vào hành vi mua hàng

Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định nên định hướng phát triển sản phẩm dựa theo nền tảng nào. Mua sắm trực tiếp như truyền thống hay mua hàng online qua các website hoặc sàn thương mại điện tử? 

Dựa vào phân tích hành vi, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phương pháp này khó xác định và có tính chính xác thấp hơn các phương pháp phân khúc khác. 

Phân khúc thị trường theo phân tích tâm lý học

Theo tâm lý học, những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày. Nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược Marketing hiệu quả với từng nhóm đối tượng.

3. Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?

Việc đáp ứng được hết nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng gần như là điều không thể. Thị trường vô cùng rộng lớn và nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng. Bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp hàng đầu cũng không đủ khả năng đáp ứng hết thị trường. Do đó, phân khúc thị trường là việc cần thiết cho bất kì doanh nghiệp không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ. 

Phân khúc thị trường mang đến những lợi ích sau đây cho doanh nghiệp:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Giúp truyền tải thông điệp Marketing mạnh mẽ hơn

Phân khúc thị trường chính là công cụ cơ bản để doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu. Từ đây, doanh nghiệp sẽ xây dựng những chiến lược quảng bá sát nhất với đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến. Đảm bảo hoạt động triển khai vừa hiệu quả mà vừa tiết kiệm.

Những nỗ lực tiếp thị sẽ mang đến hiệu quả mạnh mẽ khi doanh nghiệp xác định được đối tượng cụ thể mình muốn hướng tới. Khi tiếp xúc chỉ với một nhóm các khách hàng có cùng đặc điểm, doanh nghiệp có thể hướng đến mục đích tiếp cận hiệu quả, thúc đẩy gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tạo nên sự gắn kết bền chặt cho mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. 

Xác định chiến lược Marketing hiệu quả

Với quá nhiều chiến lược Marketing phổ biến hiện nay, thật khó để biết chiến thuật nào sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Việc kết hợp phân khúc thị trường khác nhau sẽ là thông tin định hình được chiến thuật Marketing nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dễ dàng vạch ra các phương pháp chi tiết hơn để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tạo lợi thế cạnh tranh. Khi nhu cầu của khách của khách hàng được đáp ứng chắn sẽ là điểm mạnh để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với những đơn vị khác.

Xây dựng quảng cáo đa mục tiêu

Digital Marketing hiện nay mang đến tầm cao mới cho các chiến dịch quảng cáo thời 4.0. Kết hợp với việc phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ dàng xác định được mục tiêu theo độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng, sở thích của khách hàng và lan tỏa thông điệp của mình đến nhiều người hơn thông qua các hoạt động Marketing trên nền tảng số.

Thu hút và chuyển đổi tệp khách hàng tiềm năng

Xác định phân khúc thị trường giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tệp khách hàng của mình. Tăng khả năng tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng. Chỉ khi tập trung vào một tập khách hàng nhất định, doanh nghiệp mới có cái nhìn toàn diện và dành nhiều ưu đãi đặc quyền nhất cho họ. Khách hàng được tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích hơn. Góp phần tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Phân biệt thương hiệu với đối thủ

Thay vì mờ nhạt và không có điểm nhấn giữa hàng loạt những thương hiệu khác. Những người làm quảng cáo tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng những điểm khác biệt. Thay vì những thông điệp chung chung mơ hồ dàn trải “Vì số đông” nhưng trên thực tế lại “Không dành cho ai cả”. 

Cải tiến sản phẩm, dịch vụ

Xác định phân khúc thị trường và tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó có những cải tiến mới về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nên sự liên kết bền chặt hơn giữa thương hiệu và khách hàng, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Phân khúc cạnh tranh có thể là một cách tuyệt vời để theo đuổi các thị trường mới. Không có phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ đi theo lối mòn của chu kỳ cũ. Nhưng nếu chỉ tập trung theo phân khúc, doanh nghiệp có thể tối ưu được nguồn lực và tập trung đầu tư vào phát triển sản phẩm. Gia tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Để xác định phân khúc thị trường hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu triển khai chiến lược.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top