Hỗ Trợ Tài Chính Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam

5 min read

Bí quyết nhận các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Cập nhật: 2023

Hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau , bao gồm: 

  • Các chương trình của chính phủ
  • Vay vốn ngân hàng dành riêng cho SME 
  • Hỗ trợ từ các tổ chức tài chính khác.

Chính phủ Việt Nam đang đầu tư vào các sáng kiến cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận nguồn tài chính, chẳng hạn như các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế và trợ cấp. 

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận vốn, chẳng hạn như các khoản vay kinh doanh, đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần. 

Ngoài ra, có nhiều tổ chức và sáng kiến cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về các lựa chọn hỗ trợ khác nhau, cùng Jenfi Capital tìm hiểu các gói hỗ trợ tài chính mà bạn có thể tiếp cận & bí quyết để nhận hỗ trợ trong bài sau.

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chính phủ Việt Nam đã triển khai một số sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) trong nước. Những sáng kiến này bao gồm các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế, trợ cấp và các hình thức hỗ trợ khác. 

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Có nhiều hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam bao gồm: các khoản vay ưu đãi, đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, trợ cấp, ưu đãi thuế và các hình thức hỗ trợ tài chính khác.

  • Khoản vay ưu đãi là khoản vay được cung cấp với lãi suất thấp hơn hoặc với các điều khoản thuận lợi hơn so với khoản vay thông thường. 
  • Đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần là các hình thức tài trợ vốn cổ phần, trong đó các nhà đầu tư cung cấp vốn để đổi lấy cổ phần sở hữu trong công ty.
  • Khoản tài trợ là quỹ do các tổ chức, chẳng hạn như chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dự án hoặc sáng kiến cụ thể. 
  • Ưu đãi thuế là các ưu đãi do chính phủ cung cấp, chẳng hạn như khấu trừ hoặc miễn thuế, để khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ thương mại.

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam 

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chương trình vay vốn 0% lãi suất cho doanh nghiệp

  • Nguồn vốn: Ngân Hàng Nhà Nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp

Tháng 10/2021, Nghị Quyết 128 Chính phủ đã ban hành nội dung về chính sách hỗ trợ công ty, doanh nghiệp trả lương cho người lao động với gói vay trị giá 7,500 tỷ VND và 0% lãi suất. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà Nước sẽ cấp vốn cho phía Ngân hàng Chính Sách Xã Hội để cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động. 

Ưu điểm

  • Giúp công ty tiếp cận nguồn tiền để thanh toán tiền lương
  • Hỗ trợ không thanh toán tiền lãi giúp công ty giảm gánh nặng tài chính

Khuyết điểm

  • Rất khó tiếp cận vì doanh nghiệp phải đáp ứng 2 điều kiện bao gồm “không được có nợ xấu” và yêu cầu về “quyết toán thuế theo chu kỳ”. 
  • Số tiền được vay thấp, được tính bằng lương tối thiểu vùng, tối đa ba tháng.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cho người lao động bắt buộc trước khi vay.

Thực tế, chương trình này chỉ mới giải ngân được 6% nguồn ngân sách, vì điều kiện quá khó khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận.

Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho SMEs 

  • Nguồn vốn: Các ngân hàng thương mại trong nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp SME

Tính đến tháng 12/2021, hàng loạt ngân hàng thương mại đang triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp như: ưu đãi giảm lãi suất, giảm phí, đến các gói tài trợ, bao thanh toán, cho vay thấu chi. 

Bên dưới là bảng các gói hỗ trợ tài chính nổi bật của các ngân hàng trong nước được jenfi.vn cập nhật mới nhất

 

Ngân hàng  Gói hỗ trợ tài chính SME Lãi suất Hình thức
Sacombank Cho vay trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ n/a Vay thế chấp
Agribank Tín dụng SME 30,000 tỷ 4,8% - 7,5%/ năm  n/a
Techcombank Tín dụng ưu đãi 18,000 tỷ 6,5%/ năm Vay thế chấp
MSB Vay ưu đãi doanh nghiệp có doanh thu trên 3 tỷ VND 6,99%/ năm Vay thế chấp
Nam Á Bank Vay ưu đãi nuôi tôm 7,5%/ năm Vay thế chấp
SCB Hỗ trợ SME 6,99%/ năm Vay thế chấp
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) Hỗ trợ tài chính SME 4%/năm Vay thế chấp
Vietcombank Chương trình lãi suất ưu đãi  6,79% - 7,29%/năm Vay thế chấp
OCB Hỗ trợ tái sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp MSME  5,99%/ năm Vay thế chấp
Vietinbank Gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp miền Nam 4,0%/năm Vay thế chấp

Ưu điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Đa dạng, nhiều hình thức hỗ trợ
  • Có riêng từng chương trình cho từng loại khách hàng
  • Giá trị vay cao, thời gian vay từ ngắn hạn đến dài hạn

Khuyết điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Hầu hết là vay thế chấp tài sản
  • Quy trình xét duyệt gói vay gồm nhiều thủ tục 
  • Giải ngân chậm

Mặc dù các ngân hàng thương mại đã và đang nỗ lực tung ra các gói tín dụng doanh nghiệp, các gói hỗ trợ tài chính đa dạng được thiết kế cho từng loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau, nhưng phần đông vẫn khó giải ngân vì vướng mắc ở nhiều thủ tục.

Trong bối cảnh hiện tại, toàn bộ nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp đã chịu sự tác động nặng nề từ đại dịch, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi không hề dễ dàng. Vậy, làm sao để doanh nghiệp của bạn có thể nhận được nguồn tài chính vừa đủ lớn, vừa nhanh chóng, để có thể kịp thời quay lại thị trường? 

Hỗ trợ tài chính từ Jenfi Capital

hỗ trợ tài chính

Với Jenfi, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính theo cách hoàn toàn khác biệt. Jenfi tập trung cung cấp vốn cho các hoạt động mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, không yêu cầu thế chấp tài sản và lãi suất cực kỳ cạnh tranh. Đây có thể nói là mức lãi suất tốt nhất trong các gói vay doanh nghiệp theo hình thức tín chấp ở thời điểm hiện tại.

Để tiếp cận nguồn vốn từ Jenfi, bạn chỉ cần đăng ký thẩm định ngay và được trả kết quả nhanh chóng, dễ dàng trong chỉ 24h. 

Đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam

Để đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam, trước tiên bạn cần xác định loại hỗ trợ tài chính mà bạn đang tìm. Khi bạn đã xác định được loại hỗ trợ tài chính mình cần, bạn sẽ cần liên hệ với cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tài chính thích hợp. 

Tùy thuộc vào loại hỗ trợ tài chính, bạn có thể được yêu cầu nộp đơn đăng ký hoặc đề xuất nêu rõ nhu cầu của bạn và cách hỗ trợ tài chính sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp là chính xác và đầy đủ, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đơn đăng ký của bạn được chấp nhận. 

Sau khi đơn đăng ký được chấp thuận, tổ chức hoặc cơ quan tài chính sẽ cung cấp cho bạn các khoản tiền hoặc nguồn lực cần thiết.

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Điều này là do một số yếu tố, chẳng hạn như thiếu tài sản thế chấp, kinh nghiệm hạn chế, thiếu hồ sơ và dữ liệu tài chính và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với lãi suất cao hơn và các điều khoản trả nợ chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn.

Một thách thức khác là sự thiếu hiểu biết về nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các tổ chức tài chính, dẫn đến khó khăn trong việc có được loại tài chính phù hợp. 

Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nỗ lực xây dựng mối quan hệ với ngân hàng và những người cho vay khác, chứng minh khả năng trả nợ của họ và sẵn sàng cung cấp thông tin tài chính chi tiết. Chính phủ cũng có thể cung cấp hỗ trợ thông qua tín dụng thuế, trợ cấp và hỗ trợ tài chính khác.

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp | Jenfi capital

Hiểu rõ doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm đối tượng nào, có thể đăng ký gói tín dụng nào và quy trình thực hiện gồm những bước nào sẽ tạo ra nhiều cơ hội để bạn có thể nhận được các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng. 

Bên cạnh những yêu cầu chung như minh bạch hóa tài chính, có phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi, có lịch sử tín dụng tốt, bạn cần chuẩn bị các công cụ sau đây để tăng tỉ lệ vay vốn thành công và đạt mức vay cao hơn.

Có mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng

Bạn cần tìm hiểu rõ về mục đích gói hỗ trợ tài chính, cân nhắc nếu doanh nghiệp của bạn và mục đích vay vốn của bạn phù hợp với chương trình. Cụ thể hơn, bạn nên liệt chi tiết kế hoạch sử dụng vốn ví dụ như:

  • Trả lương công nhân viên
  • Mua sắm thiết bị
  • Mở rộng thị trường
  • Mua hàng hóa
  • Cung ứng cho công ty đặc thù nào đó

Để ngân hàng thấy rõ mục đích sử dụng vốn của bạn, bạn cần các loại giấy tờ chi tiết đi kèm. Đó có thể là kế hoạch kinh doanh cụ thể, hoặc hóa đơn chứng từ,...để chứng minh cho mục đích sử dụng vốn của bạn là chính xác.

Lịch sử tín dụng tốt

Thực tế, nhiều ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp thân thiết vay vốn với lãi suất tốt hơn khách hàng mới. Hơn nữa, các ngân hàng cũng sẽ tham khảo thêm báo cáo tín dụng từ Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) để xem điểm tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp trước chi cho vay. 

Do đó, việc xây dựng điểm tín dụng tốt, không có nợ xấu là ưu thế hàng đầu để ngân hàng giải ngân sớm cho bạn.

Có khả năng trả nợ đúng hạn

Doanh nghiệp của bạn cần chứng minh năng lực thanh toán nợ, điều này thể hiện qua cách doanh nghiệp bạn quản lý dòng tiền trong kinh doanh. Dòng tiền vào càng lớn, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán đúng hạn, điều này sẽ giúp ngân hàng có lòng tin trước khi chấp thuận cho bạn vay.

Bạn cần chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh trong hồ sơ đi vay, dù ngân hàng chưa yêu cầu.

Tài sản thế chấp

Như bạn thấy trong bảng các gói hỗ trợ tài chính của các ngân hàng ở phần trên, đa số các gói hỗ trợ tài chính đều yêu cầu tài sản thế chấp có giá trị. Các tài sản thế chấp là một phần trong chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng trong trường hợp người đi vay không thể thanh toán khoản vay.

Hiện tại, tài sản thế chấp ngân hàng rất đa dạng như: bất động sản, thiết bị máy móc, hàng hóa lưu kho, hóa đơn thương mại... đều có thể dùng để thế chấp vay. Trong trường hợp bạn không có tài sản phù hợp để thế chấp, ngân hàng vẫn có những gói vay tín chấp doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất vay cao (có thể lên đến 25% một năm) sẽ không còn ý nghĩa hỗ trợ tài chính doanh nghiệp thật sự.

Hãy lên danh sách các loại tài sản bạn có thể thế chấp và trình bày với ngân hàng khi được nhắc đến.

Câu hỏi thường gặp

Hiện có những hỗ trợ tài chính nào dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? 

Có một số nguồn lực sẵn có để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tiếp cận hỗ trợ tài chính. Chúng bao gồm các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các khoản hỗ trợ từ chính phủ, các khoản vay cho SME từ ngân hàng, và nhiều nguồn lực khác.

Tôi có thể tiếp cận các tài nguyên này bằng cách nào? 

Để tiếp cận các tài nguyên này, bạn cần liên hệ trực tiếp với tổ chức có liên quan để thảo luận chi tiết về doanh nghiệp của bạn và họ có thể cung cấp hỗ trợ gì.

Chủ đề liên quan: tài trợ, đầu tư, trợ cấp, cho vay, vốn, trợ cấp, tín dụng, hỗ trợ, nguồn lực

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top