Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

5 min read

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ số thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phân tích hiệu quả tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu còn chưa hiểu rõ khái niệm hệ số nợ là gì những thông tin liên quan đến hệ số này, mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây từ Jenfi nhé.

1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và những thông tin liên quan

Thế nào là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tiếng Anh: Debt to equity ratio), thường được viết tắt là D/E. Đây là một chỉ số tài chính sử dụng để đo lường năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp. D/E chính là đòn bẩy tài chính, đồng thời cũng là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định được tổng số nợ liên quan đến tài sản của mình. Qua đó tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính, phát hiện rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Công thức tính

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

D/E là kết quả của phép chia tổng nợ phải trả của công ty với vốn chủ sở hữu của cổ đông. Những con số này thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Đặc điểm của hệ số nợ

Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố chính. Bao gồm:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Loại hình kinh doanh
  • Lĩnh vực hoạt động

Ưu điểm khi áp dụng D/E vào phân tích tài chính 

  • Đánh giá được hiệu quả khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi đến hạn phải thanh toán.
  • Số liệu có độ tin cậy cao khi được lấy từ những nguồn chính xác như bảng cân đối tài chính
  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng như chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng.

Hạn chế khi sử dụng tỷ số nợ:

  • Không đánh giá tổng thể mà chỉ đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp trên một khía cạnh. Nếu muốn thấy được bức tranh toàn cảnh, cần có sự kết hợp của nhiều chỉ số khác.
  • Còn thiếu sự rõ ràng khi áp dụng hệ số nợ: Nhiều nơi tính đến cả các trách nhiệm nợ phải trả, trong khi một số nơi khác thì không. 
  • Rất khó so sánh hệ số nợ giữa các nhóm ngành. 

2. Ý nghĩa của D/E

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. D/E mang đến những ý nghĩa như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Đối với doanh nghiệp:

  • Khi hệ số D/E nhỏ hơn 1: Tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu. Điều này chứng minh doanh nghiệp đang kiểm soát tốt rủi ro từ những khoản nợ. Nếu phải thanh toán nợ gấp vẫn có thể xử lý dễ dàng.
  • Khi hệ số D/E lớn hơn 1: Doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Cần nhanh chóng đưa hệ số D/E về dưới 1.

Đối với nhà đầu tư:

  • D/E < 1: Doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tư. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ năng lực tài chính càng cao.
  • Khi D/E > 1: Nếu đầu tư sẽ gặp rủi ro cao, nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư. 

Thông thường hệ số D/E cao tương ứng với mức độ rủi ro càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nếu tỷ lệ này đặc biệt thấp là do doanh nghiệp đang không tận dụng được việc vay nợ để mở rộng hoạt động. Vì thế, khi lựa chọn doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc tới những doanh nghiệp có D/E >1. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để tạo ra nhiều lợi nhuận thì đây vẫn được coi là cơ hội đầu tư tốt. 

3. Chỉ số D/E bao nhiêu là tốt?

Hệ số D/E bao nhiêu được coi là tốt còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. D/E dưới 1 thường được các chuyên gia tài chính đánh giá tốt. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà giá trị hệ số sẽ có thay đổi nhất định. 

D/E không cố định mà có sự khác biệt theo từng nhóm ngành. Nguyên nhân do mỗi nhóm ngành sẽ có nhu cầu về vốn và tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng khác nhau, dẫn đến sự thay đổi của D/E tương ứng. Những ngành hàng chủ lực như sản xuất, tiêu dùng thường sẽ có D/E cao hơn, nhưng trên thực tế họ vẫn hoạt động tốt. Hoặc những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng thông thường sẽ cao hơn so với ngành dịch vụ. Nguyên nhân do ngành xây dựng cần đầu tư lớn về vốn ban đầu cho vật liệu, trang thiết bị, nhân công, … Trong khi nhóm ngành dịch vụ cần đầu tư nhiều về nguồn lực trí tuệ hơn là về vốn. 

Ví dụ: Với nhóm ngành sản xuất có D/E trên dưới mức 2 là bình thường, nhưng với các nhóm ngành về công nghệ lại chủ yếu xoay quanh mức 0.5 là ngưỡng an toàn. 

Bên cạnh đó, để chỉ số D/E được đánh giá ở ngưỡng an toàn còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của nền kinh tế. Bởi doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tác động bởi biến động chung từ thị trường. Để đánh giá hệ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp. Thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) được coi ở ngưỡng khá an toàn.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top