Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu: Hướng Dẫn Toàn Tập Từ Jenfi Capital

5 min read

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu - Hướng dẫn từ Jenfi Capital

Bạn đang muốn vay vốn mở rộng kinh doanh, bình thường bạn sẽ chọn những phương thức vay nào?

Vay vốn tín chấp và thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn truyền thống, căn bản của doanh nghiệp và các startup, tuy nhiên cách vay kinh doanh này sẽ không thể phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp không có tài sản có giá trị để thế chấp hoặc những chủ doanh nghiệp không muốn chia sẻ cổ phần và quyền quản trị.

Đó là lý do tại sao trong vài năm trở lại đây, phương thức vay vốn dựa vào doanh thu (tiếng Anh: Revenue Based Finance - RBF) trở thành một trong những xu hướng huy động vốn của các startup và doanh nghiệp mới.

Vậy, vay vốn dựa trên doanh thu là gì, hình thức vay này có gì khác biệt so với vay ngân hàng và huy động vốn từ các Shark, và liệu RBF có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu trong bài viết sau.

Dành cho bạn: Ebook Hướng Dẫn Phát Triển Doanh Nghiệp Bằng Vay Vốn Trên Doanh Thu

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay vốn dựa vào doanh thu (RBF) là hình thức nhận nguồn vốn vay dựa vào doanh số của doanh nghiệp. Tổ chức cho vay sẽ cấp cho doanh nghiệp một khoản tiền và nhận lại một phần nhỏ doanh thu phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nhận các khoản tạm ứng theo từng đợt và thỏa thuận hoàn vốn một phần doanh thu hàng tháng đến khi toàn bộ khoản vay được hoàn trả. Ví dụ, nếu bạn huy động một khoản vay 10 tỷ VND, bạn có thể cần thanh toán 6% doanh thu mỗi tháng.

Những tháng có doanh thu cao, doanh nghiệp sẽ thanh toán nhiều hơn và thời gian vay sẽ ngắn lại. Và khi những tháng có doanh thu thấp, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít hơn và thời gian thanh toán sẽ dài hơn. Do đó, vay vốn dựa vào doanh thu linh hoạt thời gian thanh toán hơn so với các hình thức vay truyền thống.

Vậy, Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Các quỹ cho vay theo RBF sẽ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn để xác định khoản tiền vay tối đa bạn có thể tiếp cận. 

Tuy nhiên, không giống như vay ngân hàng truyền thống, nơi bạn phải chuẩn bị hàng loạt hồ sơ, thủ tục rườm rà; hoặc như vay VC (Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm - Virtual Capital), nơi bạn phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thuyết trình… Vay vốn dựa vào doanh thu có quy trình thẩm định đơn giản và hoàn toàn trực tuyến.

Thông thường, Quỹ vay vốn RBF liên kết với những ứng dụng từ bên thứ ba hoặc những ứng dụng back-end bạn dùng trong kinh doanh để thẩm định và cấp vốn kinh doanh, dựa vào dòng doanh thu dự đoán trong tương lai. Do đó, quy trình thẩm định cấp vốn của Quỹ vay vốn RBF thường diễn ra trong vài ngày.

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Toàn bộ quá trình vay vốn RBF với 3 bước đơn giản như sau:

Đăng ký hồ sơ vay trực tuyến

Trước tiên, bạn sẽ đăng ký hồ sơ vay vốn dựa trên doanh thu hoàn toàn online (nếu bạn dự định vay vốn RBF từ Jenfi Capital, hãy đăng ký tại đây) và kết nối tài khoản vay với các tài khoản kinh doanh trực tuyến (ví dụ: Lazada, Shopee, Shopify, Lazada…). Việc kết nối này giúp Quỹ huy động vốn đánh giá và thẩm định hồ sơ của bạn nhanh chóng và dễ dàng.

jjenfi account - screenshot

Nếu Quỹ huy động vốn dự đoán doanh thu của bạn đang tăng trưởng đủ tiêu chuẩn vay, bạn sẽ được phê duyệt cấp vốn. Thông thường, bạn sẽ nhận được vài chương trình cấp vốn (gói vay) với số tiền, thời gian hoàn vốn, lãi suất… khác nhau để lựa chọn.

Chọn một gói vay phù hợp

Thông thường, gói vay sẽ gồm một khoản phí cố định và thỏa thuận chia sẻ doanh thu hàng tháng. Dưới đây là ví dụ về các gói vay RBF:

  • Doanh thu trung bình hàng tháng: 1 tỷ VND
  • Khoản tiền vay: 1 tỷ VND
  • Phí cố định: 7.5% - 10.5%
  • Chia sẻ doanh thu hàng tháng: 18.4% - 26.9%
  • Thời gian hoàn vốn dự kiến: 4 - 6 tháng

Gợi ý: Truy cập Công Cụ Tính Lãi Suất của Jenfi Capital tại đây để tìm gói vay phù hợp.

Hoàn vốn theo doanh thu thực tế

Quá trình hoàn vốn dựa vào phần trăm doanh thu hàng tháng và có thể thay đổi linh hoạt theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh thu trong tháng tăng, doanh nghiệp sẽ hoàn vốn nhiều hơn và rút ngắn thời gian hoàn vốn.

Ngược lại, nếu doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít lại do đó sẽ giảm áp lực dòng tiền phải chi trả trong kỳ thanh toán.

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Quỹ huy động vốn sẽ dựa vào doanh thu định kỳ của doanh nghiệp bạn để xác định số tiền tối đa dành cho bạn.

Thông thường, các quỹ huy động vốn RBF sẽ cấp vốn với số tiền từ bốn đến bảy lần doanh thu định kỳ mỗi tháng của doanh nghiệp. Tại Jenfi, bạn có thể huy động từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND.

Phí cố định thường sẽ dao động từ 7% -11% doanh thu, phụ thuộc vào mục đích vay vốn và thời gian vay vốn. 

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Giả sử bạn được Jenfi Capital phê duyệt hồ sơ vay 1 tỷ VND với phí cố định là 10% doanh số hàng tháng đến khi bạn hoàn vốn thành công. 

Như vậy, quá trình hoàn vốn của bạn có thể diễn ra như sau:

  • Tháng 1: doanh số 500 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 50 triệu VND.
  • Tháng 2: doanh số 2 tỷ VND, bạn sẽ thanh toán 200 triệu VND.
  • Tháng 3: doanh số 300 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 30 triệu VND.

Quá trình hoàn vốn sẽ tiếp tục như vậy đến khi bạn hoàn trả khoản vay thành công. Trong trường hợp doanh số trong kỳ thanh toán sụt giảm (ví dụ ở Tháng 3), số tiền thanh toán trong kỳ cũng sẽ giảm theo, do đó bạn sẽ giảm áp lực nhờ không phải thanh toán vượt quá khả năng chi trả của mình.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Hiểu rõ các mô hình vay vốn khác nhau như vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư mạo hiểm,... là chìa khóa để chọn được hình thức vay vốn phù hợp.

Vay ngân hàng và vay công ty tài chính

Khi vay ngân hàng và vay công ty tài chính, các doanh nghiệp phải thanh toán một khoản tiền cố định với lãi suất quy định trong kỳ vay. Không giống vay vốn dựa vào doanh thu, bạn cần thanh toán khoản tiền vay trong kỳ vay đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đối với startup, chủ startup (nhà sáng lập, founder) thường phải thế chấp tài sản cá nhân hoặc bảo lãnh cá nhân trong trường hợp startup không thể thanh toán đúng theo thỏa thuận. 

Hình thức vay dựa vào nợ từ ngân hàng và công ty tài chính là một trong những cách phổ biến để bơm tiền vào tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên rủi ro sẽ lớn nếu doanh thu của bạn biến động lớn hoặc nếu bạn kinh doanh ở thị trường có nhiều biến động (ví dụ: kinh doanh hàng hóa mùa Tết).

Vay vốn dựa vào cổ phần

Khi vay vốn dựa vào cổ phần (equity based finance - EBF), doanh nghiệp hoặc startup phải giao một phần quyền sở hữu cho bên cho vay để đổi lấy nguồn vốn tăng trưởng. Mô hình vay vốn này có rủi ro thấp hơn (vì không phải thế chấp tài sản), nhưng founder có thể mất quyền sở hữu doanh nghiệp với cách vay này.

Điều này hoàn toàn khác khi vay vốn dựa vào doanh thu sẽ không cần founder chia sẻ cổ phần. Vì vậy, vay vốn dựa vào cổ phần sẽ không phù hợp nếu bạn có dòng doanh thu tăng trưởng đều đặn.

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được về nhiều đặc điểm của vay vốn dựa vào doanh thu khi so sánh với những phương thức vay khác. Dưới đây hãy cùng xem chi tiết những Ưu và nhược điểm của RBF.

Ưu điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Giữ nguyên quyền kiểm soát

RBF giúp bạn có nguồn vốn để tăng trưởng nhưng không cần bán cổ phần hoặc mất quyền lãnh đạo tại công ty; mô hình này đảm bảo bạn có toàn quyền sở hữu và quyết định tại doanh nghiệp mình.

Nguồn tiền nhanh chóng

RBF giúp bạn nhận được nguồn tiền mặt trong thời gian rất linh hoạt và ngắn hơn so với vay truyền thống, đôi khi chỉ mất 1-2 ngày - Đây là điều vô cùng hữu ích khi bạn đang cần nguồn tiền nhanh trong ngắn hạn. Quá trình thẩm định dựa vào dữ liệu, thường liên quan đến tình trạng kinh tế và dự báo về doanh thu, và không cần điểm tín dụng cá nhân.

Quá trình vay vốn dựa vào số liệu

Nhiều Quỹ Huy Động Vốn RBF ứng dụng các công nghệ linh hoạt và tinh xảo để phân tích, đưa ra quyết định cấp khoản vay phù hợp cho từng công ty - do đó giảm hẳn sự thiên kiến và yếu tố con người trong quá trình thẩm định.

Hoàn vốn dựa vào doanh thu thực tế

Như đã trình bày, khoản vay vốn sẽ linh hoạt phụ thuộc vào doanh thu từng tháng.

Không cần thế chấp tài sản

RBF không yêu cầu bảo lãnh cá nhân hoặc tài sản thế chấp cho khoản tiền vay, do đó bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào về tài sản.

Nhược điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Mặc dù hình thức RBF có nhiều lợi ích nhưng mô hình này cũng không phù hợp với mọi doanh nghiệp. Có một số vấn đề bạn cần xem xét trước khi hợp tác với Quỹ huy động vốn RBF.

Bắt buộc có doanh thu

Quỹ huy động vốn RBF sẽ xem xét khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn không có lịch sử doanh thu rõ ràng, có khả năng doanh nghiệp bạn không nhận được khoản vay theo ý muốn.

Số tiền vay nhỏ 

Giới hạn khoản vay thường được dựa vào doanh thu định kỳ hàng tháng của doanh nghiệp, nghĩa là bạn có thể nhận được khoản vay nhỏ hơn so với số tiền bạn có thể nhận được khi vay từ các VC. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp của bạn tăng trưởng, doanh thu định kỳ hàng tháng tăng theo, bạn sẽ dễ dàng nhận được nguồn vốn vay cho những kỳ vay tiếp theo với số tiền lớn hơn.

Không thích hợp vay dài hạn

Nếu bạn dự định vay dài hạn hơn 1 năm trở lên, RBF có thể không phù hợp mà vay ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt hơn.

RBF được thiết kế cho những khoản vay ngắn hạn để tăng trưởng doanh thu. Khi bạn có dự định vay cho các hoạt động như đầu tư máy móc, nhà xưởng, công nghệ… vay ngân hàng sẽ phù hợp hơn.

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Nhiều doanh nghiệp có thể huy động vốn tăng trưởng, nhưng có một số doanh nghiệp và ngành nghề đặc biệt thích hợp với RBF

Doanh nghiệp thương mại điện tử

Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, shop online,... rất thích hợp với RBF, bởi vì hình thức này giúp chủ doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời vào marketing hoặc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, Quỹ huy động vốn RBF cũng dễ dự đoán doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh online dựa vào dữ liệu từ các tài khoản kinh doanh như Lazada, Shopee, Google Ads, Facebook Ads.

Doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ

Các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa (ví dụ: mùa Tết, mùa Black Friday,...) được hưởng lợi ích nhiều nhất từ RBF.

Doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hóa hoặc đầu tư cho hoạt động marketing vào mùa cao điểm, sau đó thanh toán hoàn vốn nhanh chóng với doanh thu trong mùa kinh doanh đó.

Doanh nghiệp SaaS và các mô hình đăng ký hàng tháng

Vay vốn dựa vào doanh thu phụ thuộc vào doanh số theo kỳ của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp có doanh số theo kỳ ổn định, có thể dự đoán sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm (Software as a service - SaaS), doanh nghiệp kinh doanh mô hình đăng ký hàng tháng (gym, bảo hiểm, dịch vụ vệ sinh…) có thể dự đoán được doanh số hàng tháng của họ dễ dàng. Với lợi điểm này, họ có thể dễ dàng hoàn vốn theo kỳ mà không gặp nhiều trở ngại.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Có Phù Hợp Với Bạn Không?

Vay vốn dựa vào doanh thu là lựa chọn vay kinh doanh tăng trưởng hoàn hảo nếu bạn không muốn pha loãng vốn chủ sở hữu hoặc tốn kém thời gian vay như các phương thức truyền thống mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trước mắt.

Vì thanh toán hàng tháng linh hoạt, bạn sẽ không phải lo lắng và áp lực thanh toán nếu doanh số sụt giảm.

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn muốn duy trì quyền sở hữu và tăng trưởng nhanh chóng, thì vay vốn dựa vào doanh thu sẽ là một trong những chiến lược huy động vốn thích hợp cho bạn.

Tại Jenfi, chúng tôi cung cấp các gói vay từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND. Đăng ký ngay để xem bạn có đủ điều kiện nhận gói vay nào từ chúng tôi!

Tải ebook Hướng Dẫn Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu PDF tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top