KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

5 min read

KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

KOC thời gian gần đây nổi lên như một làn sóng mới chiếm lĩnh vị trí không nhỏ trong ngành marketing, quảng cáo. KOC tác động mạnh mẽ đến xu hướng của người tiêu dùng và doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Vậy KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOL như thế nào? Liệu rằng KOC có thể soán ngôi KOLs trong tương lai hay không? Mời bạn cùng Jenfi theo dõi bài viết ngay dưới đây để hiểu rõ hơn về KOC nhé!

1. KOC là gì?

KOC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Key Opinion Consumer. Có nghĩa là những người tiêu dùng có mức độ ảnh hưởng lớn. KOC dựa trên trải nghiệm và thời gian nghiên cứu sản phẩm thực tế của bản thân. Chính vì vậy điều này có tác động mạnh mẽ đến xu hướng mua hàng của những người theo dõi. 

KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

Công việc chính của KOC là thử nghiệm những sản phẩm, dịch vụ mới. Đưa ra những đánh giá, có thể tích cực, có thể tiêu cực về dịch vụ, sản phẩm vừa trải nghiệm. 

KOC thu hút người theo dõi bằng những đánh giá chân thực qua trải nghiệm của bản thân. Những hình thức cố tình tâng bốc hay dìm sản phẩm đều đáng bị lên án và gây ảnh hưởng xấu đến nhiều người xung quanh.

2. Tiêu chí lựa chọn KOC

Chất lượng KOC được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí chính sau đây:

KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

  • Relevant: Đây là chỉ số đầu tiên để đánh giá độ “hot” của những Influencer. Chỉ số relevant để hiện mức độ nổi tiếng, viral và phù hợp giữa KOC với sản phẩm, dịch vụ. Chỉ số relevant càng cao đồng nghĩa với mức độ phù hợp giữa KOC và sản phẩm càng tốt. 

Thông thường, những KOC được đánh giá cao sẽ có chỉ số Relevance Score cao trên mức 60%. 

  • Performance: Chỉ số thể hiện hiệu suất hay đo lường mức độ hiệu quả của những hoạt động mà KOC thực hiện. Thông thường là những content chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram,...
    Chỉ số performance thể hiện mức độ hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Nội dung KOC chia sẻ càng thu hút thì chỉ số này càng cao. Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng cho brand vì thế cũng tăng lên.
    Đây là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của những content (nội dung) mà KOC đã chia sẻ. Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của nhãn hàng. Chỉ số performance càng cao, content của KOC đó càng thu hút. Mức độ chuyển đổi khách hàng, thu hút mua sắm sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao.
  • Growth: Brand luôn phải sáng tạo và cập nhật những xu hướng mới trên thị trường. Họ hoạt động dựa theo kế hoạch Influencer Marketing. Chỉ số Growth đo lường mức độ lan tỏa của KOC. KOC là người cung cấp những thông tin mới nhất về sản phẩm theo xu hướng thị trường. Như vậy chiến dịch mới có thể tiếp cận tới khách hàng nhiều nhất

3. KOC kiếm thu nhập bằng cách nào?

Về cách kiếm tiền từ những hoạt động của mình, KOC giống KOLs khi vẫn có thể tăng thu nhập từ các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook,...hay tham gia những chiến dịch quảng bá thương hiệu từ nhãn hàng với mức thù lao thỏa thuận. 

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong cách kiếm tiền của KOC và KOLs chính là về phương thức thực hiện. Nếu KOLs nhận tiền từ hoạt động review sản phẩm cho nhãn hàng thì KOC lại là người chủ động lựa chọn sản phẩm và nhận hoa hồng trên số đơn đã bán được.

4. Phân biệt KOC và KOLs?

KOLs và KOC có điểm tương đồng nhưng xét về bản chất, đây là 2 nhóm đối tượng hoàn toàn khác nhau. Để tìm được sự khác biệt giữa KOC và KOL chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau đây:

Tiêu chí KOLs KOC
Mức độ phổ biến
  • Mức độ phổ biến lớn. Thương hiệu chủ động đề nghị hợp tác với KOL nếu thấy phù hợp. Sau đó KOLs tiến hành lên các bài review hoặc PR sản phẩm. Một số nội dung phải theo định hướng của nhãn hàng.
  • Quảng bá trên quy mô lớn
  • Thường là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng nhất định với cộng đồng.
  • Chủ động với vai trò là người tiêu dùng. KOC tự lựa chọn thương hiệu và đánh giá sản phẩm mà mình đã lựa chọn.
  • Độ phủ sóng nhỏ hơn KOLs. Tập trung nhiều hơn vào hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng nhưng có tác động mạnh hơn so với KOLS.
Quy mô
  • Phụ thuộc vào số lượng người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Lượt theo dõi, tương tác cũng là tiêu chí chính đánh giá mức ảnh hưởng của KOLs
  • Lượt theo dõi không phải yếu tố quyết định chính để đánh giá chất lượng hay độ uy tín của KOC. 
  • Khán giả theo dõi KOC bởi tính chân thực và khách quan trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Tính chuyên môn
  • Phải là những người am hiểu kiến thức chuyên môn sâu rộng hoặc có tầm ảnh hưởng nhất định mới đủ năng lực dẫn dắt được người dùng.
  • Hoạt động với tâm thế đơn giản chỉ là người mua hàng và đưa ra những đánh giá, ý kiến của chính mình sau đó.
  • Không có những yêu cầu khắt khe về chuyên môn hay mức độ nổi tiếng

5. Tại sao KOC đang dần thay thế KOLs?

Khách hàng giờ đây có rất nhiều lựa chọn trước khi quyết định mua sắm hay trải nghiệm bất kỳ dịch vụ nào. Thời đại 4.0 giúp kết nối khoảng cách, tất cả đều có thể dễ dàng tìm kiếm chỉ với một cú click chuột. Nắm bắt thời cơ này, KOC ra đời “đúng người, đúng thời điểm”. KOC dần trở thành xu hướng marketing mới, được ưa chuộng nhiều hơn KOLs nhờ những lý do như sau:

KOC là gì? Tiêu chí lựa chọn KOC cho chiến dịch marketing của bạn

5.1 Chi phí đầu tư thấp

Nếu như book KOLs, hầu hết nhãn hàng phải thanh toán một khoản phí khá lớn. Mức độ nổi tiếng càng cao thì chi phí càng nhiều. Ngoài ra, kèm theo đó hàng loạt những khoản chi phát sinh khác cho tổng thể chiến dịch quảng cáo như viết kịch bản, dựng TVC, sáng tạo nội dung, truyền thông,...

Đối với KOC, thương hiệu chỉ đơn giản thanh toán chi phí hoa hồng như một dạng chiết khấu cho số đơn hàng KOC bán được. Tuỳ theo mức độ tương tác của họ với khách hàng. Xét về góc độ kinh tế dành cho marketing, KOC chiếm lợi thế hơn hẳn so với KOLs.

5.2 Tăng trưởng doanh thu hiệu quả

Mức độ lan tỏa của KOC tuy không rộng như KOLs, nhưng cũng không hề nhỏ. Nhất là trong thời đại bùng nổ mạng xã hội kết nối cộng đồng như ngày nay. KOC với những trải nghiệm thực tế của mình sẽ đưa ra nhận xét chân thực nhất mà không chịu tác động từ các yếu tố khác. Chắc chắn rằng, người tiêu dùng có cảm tình với những người sử dụng như mình nhiều hơn là những người quảng cáo. Từ đó tác động tới quyết định mua hàng, thúc đẩy tăng doanh thu.

5.3 Thiết lập mức độ tin tưởng giữa khách hàng và thương hiệu

KOC không những đem tới hiệu quả về doanh số mà còn góp phần gắn kết lòng tin giữa thương hiệu và khách hàng bằng những review khách quan, chân thực nhất.

Có thể nói, KOC giữa vai trò không nhỏ khi là cầu nối xây dựng quan hệ với khách hàn. tiếp cận và xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng. Ngoài ra, là hàng loạt những hoạt động tích cực khác như xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng tỉ lệ chuyển đổi các đơn hàng bán ra.

5.4 Hiệu quả thu lại rất tích cực

Đánh giá thực tế của người tiêu dùng từ lâu đã chứng minh được mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của cả cộng đồng. Theo số liệu khảo sát, có đến 70% người dùng đồng ý rằng những đánh giá họ đọc được trực tuyến tác động nhiều tới việc ra quyết định của họ. Về phần này, KOC được đánh giá rất cao từ phía người dùng.

Hơn nữa, KOLs phụ thuộc chủ yếu vào lượng follower trên mạng xã hội nên không tránh khỏi những trường hợp mua lượt followers ảo. Việc này ảnh hưởng lớn đến sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu. Trong khi đó, việc xuất hiện những đánh giá chân thật từ KOC chiếm được độ tin tưởng của người mua nhiều hơn. Sử dụng KOC vào các chiến lược marketing ngày nay được đánh giá là sự lựa chọn thông minh của các thương hiệu.

5. Tạm kết

KOC ngày nay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành quảng cáo. Tất nhiên rẳng cả KOC và KOLs đều có những lợi thế riêng. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn KOC là gì cùng những nội dung liên quan đến KOC. Từ đó áp dụng vào chiến lược marketing của mình để thu về thành công nhất định.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top