Influencer Là Gì? Hướng Dẫn A- Z Tìm Kiếm & Cộng Tác Cùng Influencer Phù Hợp

5 min read

Influencer Là Gì? Hướng Dẫn A- Z Tìm Kiếm & Cộng Tác Cùng  Influencer Phù Hợp 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì? Influencer là một cá nhân trong thị trường hoặc ngành nghề bạn kinh doanh với khả năng ảnh hưởng, tác động đến nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Influencer (người có tầm ảnh hưởng) có kiến thức chuyên môn, có khả năng tác động, hoặc có thông tin cấp độ sâu (insight) về một chủ đề cụ thể nào đó. Sự hiện diện của influencer trong một thị trường giúp cho các nhãn hàng có thể ra mắt sản phẩm mới với khả năng lan tỏa nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. 

Theo khảo sát từ linqia.com, có hơn 85% giới marketer sử dụng influencer marketing kể từ 2017, và có đến 92% khẳng định hiệu quả của chiến dịch marketing với influencer. Và theo một nghiên cứu từ Google, influencer có sức ảnh hưởng lớn hơn so với những người nổi tiếng (trên nền tảng Youtube)

Influencer giúp doanh nghiệp trong các chiến dịch influencer marketing, một hình thức tiếp thị dựa trên danh tiếng của một người có sức ảnh hưởng để tăng sự nhận thức về thương hiệu, chuyển đổi khách hàng. 

Tuy nhiên, làm việc với influencer cũng có nhiều vấn đề. Bạn không những phải tìm được người phù hợp với thương hiệu, có lượng người theo dõi đủ lớn, mà còn phải biết cách thuyết phục họ và đo lường hiệu suất của hoạt động marketing.

Do đó trong bài viết này, Jenfi Capital sẽ khái quát những vấn đề trọng tâm khi thực hiện influencer marketing, bao gồm:

  • Influencer là gì? Influencer marketing là gì? Influencer có bao nhiêu nhóm?
  • Cách tìm ra những influencer phù hợp với thương hiệu
  • Cộng tác với influencer 
  • Đo lường hiệu quả của chiến dịch influencer marketing

Cần nguồn vốn triển khai các hoạt động influencer marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Linkedin? Đăng ký cùng Jenfi Capital.

Influencer Là Gì? Phân Loại Influencer Hiện Nay

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì?

Theo từ điển Collins, influencer được định nghĩa là “bất kỳ ai đó có khả năng thuyết phục nhiều người khác thực hiện hành động, ví dụ như theo dõi tài khoản trên mạng xã hội, làm, mua, sử dụng những sản phẩm mà họ giới thiệu. Influencer thường được trả phí hoặc nhận sản phẩm miễn phí để đổi lại cho phần công việc của họ.”

Influencer xuất hiện từ lâu trong lịch sử ngành marketing. Lúc đầu, các thương hiệu hợp tác cùng những nhân vật công chúng, người nổi tiếng như diễn viên, vận động viên để giúp họ tiếp thị sản phẩm trên các kênh TV, đài phát thanh. 

Influencer Marketing Là Gì?

Về cơ bản, influencer marketing là về giới thiệu sản phẩm hoặc chứng nhận uy tín sản phẩm trên các phương tiện mạng xã hội thông qua người có tầm ảnh hưởng.

Influencer marketing giúp thương hiệu tiếp cận thị trường mục tiêu, thị trường ngách với độ lan tỏa rất nhanh. Bạn có thể triển khai influencer cho nhiều hoạt động marketing hiệu suất như: tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số… và hưởng lợi từ sự sáng tạo và uy tín của influencer. 

Tại sao influencer lại quan trọng? Dữ liệu về influencer đến 2025

Theo Statista, vào 2025 sẽ có hơn 4 tỷ tài khoản mạng xã hội. Đây là con số khổng lồ về số lượng khán giả có nhu cầu thưởng thức những nội dung trên mạng. 

Thống kê đến hiện tại, số lượng tài khoản hoạt động trên tất cả các nền tảng đã vượt mức 10 tỷ, cụ thể như sau:

Mạng xã hội Số lượng tài khoản hoạt động (đến 06/2022)
Facebook 2.9 tỷ
Youtube 2.5 tỷ
WhatsApp 2 tỷ
Instagram 1.4 tỷ
WeChat 1.2 tỷ
TikTok 1 tỷ
Facebook Messenger 988 triệu
QQ 574 triệu
Sina Weibo 573 triệu
Snapchat 557 triệu

Cùng xem thêm một số dữ liệu về influencer marketing để bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng cũng như có thêm ý tưởng về triển khai influencer marketing cho doanh nghiệp:

  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, ngành influencer marketing được dự đoán đạt giá trị đến 16.4 tỷ USD.
  • Theo Linqi, 71% marketer sẽ cân nhắc triển khai influencer marketing
  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, doanh nghiệp có ROI trung bình $5.78 trên mỗi đô la chi phí cho influencer marketing.
  • Trong 2021, 91% bài đăng tài trợ có mức tương tác cao thuộc về nhóm micro-influencer - theo Digital Information World

Phân loại influencer 

Sự phát triển của mạng xã hội đã sản sinh ra nhiều nhóm influencer mới. Hiện nay, những influencer có thể chia làm các nhóm dựa theo nghề nghiệp bao gồm:

    • Nhóm người nổi tiếng: nghệ sĩ, ngôi sao giải trí, vận động viên.
    • Nhóm chuyên gia: chuyên gia đầu ngành và giới lãnh đạo
    • Nhóm micro-influencer: những cá nhân với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
  • Nhóm blogger, vlogger và nhà sáng tạo nội dung (content creator)

Nhiều hoạt động influencer marketing hiện nay diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Linkedin, Instagram. Micro-influencer và nhóm blogger là những cách tiết kiệm chi phí để phát triển thương hiệu, xây dựng sự uy tín cho thương hiệu nhanh chóng.

Nếu phân chia influencer theo sức ảnh hưởng (số lượng tài khoản theo dõi), hiện tại có thể chia influencer thành bốn nhóm influencer như bảng dưới đây:

 

Loại Giải thích Lượt Follower Ưu điểm Nhược điểm
Mega Người có lượt theo dõi lớn như nghệ sĩ, ngôi sao Hơn 1 triệu Tác động lớn đến độ tiếp cận Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và influencer khó thân thiết và bị kiểm soát.

Chi phí rất cao

Macro Người nổi tiếng trong một thị trường ngách 100 nghìn - 1 triệu Mối quan hệ thân thiết với người theo dõi của họ Độ tiếp cận và độ tương tác có thể không tỷ lệ thuận
Micro Người nổi tiếng trong một chủ đề, một thị trường mục tiêu cao 1 nghìn - 100 nghìn Hiệu quả cao, có thể làm đại sứ thương hiệu Họ có thể thiếu kỹ năng về mạng xã hội
Nano Người ảnh hưởng một cộng đồng nhỏ Đến 1000 Lượt theo dõi thấp nhưng tác động lớn Lượt tiếp cận thấp

 

Tìm Kiếm Influencer Phù Hợp Với Thương Hiệu 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Tìm kiếm influencer phù hợp với thương hiệu là rất quan trọng. Một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi tìm kiếm influencer gồm:

  • Loại và chất lượng đối tượng: Những người theo dõi họ có phải là đối tượng mục tiêu lý tưởng mà bạn đang cố gắng tiếp cận hoặc thu hút không?
  • Mạng xã hội ưa thích: Những kênh xã hội nào họ sử dụng hiệu quả? Khán giả của bạn sử dụng những kênh này như thế nào?
  • Chất lượng nội dung: Họ có tạo ra nội dung phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tính xác thực: Họ có xuất hiện chính hãng và đáng tin cậy khi họ quảng cáo sản phẩm không?
  • Tính cách thương hiệu: Phong cách giao tiếp và tính cách của họ có phù hợp với các giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tỷ lệ và tần suất tương tác: Họ thường nhận được bao nhiêu mức độ tương tác từ những điều sau đây? Họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn bao lâu một lần? Họ xuất bản nội dung mới bao lâu một lần?
  • Phí: Họ muốn được thanh toán như thế nào (hoa hồng CPA, lưu lượng truy cập CPC hoặc phí cố định)? Điều này có phù hợp với ngân sách hoặc mục tiêu của bạn không?

Có nhiều công cụ, ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm influencer online, dựa trên một số yếu tố như: lượt theo dõi, số bài đăng, SEO, chủ đề…Để tìm kiếm influencer phù hợp với, đáng tin cậy, bạn có thể thử 5 cách sau:

  • Sử dụng công cụ BuzzSumo để tìm kiếm những nội dung đang tạo xu hướng và tác giả.
  • Tìm kiếm những chuyên gia trong ngành trên Linkedin 
  • Sử dụng hashtag để tìm kiếm micro-influencer trên Twitter và Instagram
  • Sử dụng những dịch vụ chuyên cung cấp influencer và KOL tại Việt Nam như: Halago, BookingKOLs.com, 7SA và Revu Việt Nam.

Khi lựa chọn influencer, điều quan trọng nhất không phải là số lượt theo dõi mà là sự tương đồng trong hình ảnh thương hiệu và hình ảnh của influencer đó

Nếu influencer không chia sẻ chung những giá trị với thương hiệu của bạn, thì sự hợp tác giữa thương hiệu và influencer sẽ tạo cảm giác không chân thật và người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra.

Lấy ví dụ thực tế tại Việt Nam vừa qua trong case study về một dịch vụ phong thủy đã áp dụng influencer marketing và hợp tác với những người của công chúng khá nổi tiếng để PR dịch vụ. 

Tuy nhiên, người dùng dễ dàng nhận ra và vô cùng phản cảm khi hàng loạt nghệ sĩ cùng PR với một đoạn văn giống như văn mẫu.

Xem thêm chi tiết từ Zing.

Để có thể lựa chọn influencer phù hợp với thương hiệu, bạn cần phải cân nhắc thêm một vài câu hỏi sau đây.

Chất lượng những tác phẩm, nội dung mà influencer tạo ra như thế nào.

Làm việc với influencer nghĩa là bạn cho họ tự do sáng tạo dựa trên brief marketing. Do đó, bạn cần đảm bảo nội dung họ tạo ra phải có chất lượng cao. Hãy quan sát những nội dung họ đã sáng tạo và đánh giá liệu: 

  • Nội dung có tạo cảm giác chân thực?
  • Nội dung có đem lại giá trị thật sự cho khán giả của họ?
  • Phần văn bản, hình ảnh đã chỉn chu, súc tích?

Khán giả của influencer có độ tương tác cao hay không.

Hãy quan sát những lượt thích, bình luận, chia sẻ… và đánh giá tỷ lệ tương tác của influencer để biết được khán giả của họ có dành nhiều thời gian cho influencer hay không. Trên thực tế, một influencer với lượt theo dõi thấp nhưng tỷ lệ tương tác cao, chủ động sẽ tốt hơn so với lượt theo dõi cao nhưng cộng đồng khán giả lại thụ động.

Lượt tiếp cận (reach) của influencer có đủ lớn hay không.

Một influencer có thể có lượt theo dõi cao những lượt tiếp cận thấp. Với thương hiệu mới, thước đo về độ tiếp cận (reach) là một chỉ số quan trọng, có liên quan trực tiếp đến độ nhận thức thương hiệu và ROI của chiến dịch quảng cáo. 

Influencer đã cộng tác với những thương hiệu nào.

Quan sát những thương hiệu đã từng hợp tác với influencer trước đây có thể giúp bạn xác định liệu khán giả của họ có phù hợp với thương hiệu của bạn hay không. 

Cộng Tác Với Influencer - Quy Trình Ba Bước

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Đến đây, có lẽ bạn đã xác định được những influencer phù hợp và bước tiếp theo bạn cần làm là thuyết phục họ làm việc với bạn. Ba bước sau đây giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với họ.

Tiếp cận influencer 

Ấn tượng đầu tiên bạn để lại khi liên hệ với influencer là yếu tố quan trọng trong việc bạn và influencer đó có thể hợp tác với nhau hay không. Hãy khiến họ cảm thấy được tôn trọng, có giá trị và có sự tương tác từ trước khi triển khai chiến dịch chính.

Một số thương hiệu hay bắt đầu bằng cách theo dõi họ trên mạng xã hội, để lại lời bình có ý nghĩa trên các bài đăng của họ, gửi sản phẩm PR, sản phẩm mẫu… với hy vọng họ sẽ sử dụng và cộng tác.

Tạo lời mời hấp dẫn

Tiếp theo, bạn cần tạo một lời mời thật hấp dẫn, nêu rõ lý do tại sao bạn lại muốn cộng tác cùng họ, những thông tin tổng quát về chiến dịch bạn đang muốn triển khai, những hiệu quả & sản phẩm đầu ra (bài đăng, video,...), kinh phí,... 

Dành cho bạn: Sử dụng bộ briefing từ Jenfi Capital để mô tả chiến dịch marketing

Theo dõi và trao đổi công việc

Khi bạn bắt đầu cộng tác với influencer, hãy duy trì liên lạc với họ thường xuyên. Lý do là vì những influencer nổi tiếng có thể sẽ nhận hàng trăm tin nhắn, email hàng ngày và do đó tin nhắn của bạn có thể bị lẫn lộn trong hộp thư của họ. Hãy thiết lập chế độ tự động nhắc nhở để gửi tin nhắn, email cho họ theo định kỳ.

Và khi bạn đã triển khai chiến dịch influencer marketing, bạn cần chú ý nhiều hơn trong các hoạt động triển khai. Khi cộng tác cùng influencer, mỗi chiến dịch sẽ có rất nhiều chi tiết. 

Nếu bạn cộng tác với nhiều influencer cùng một lúc thì việc này có thể sẽ gặp vấn đề trong quản lý. Do đó, bạn có thế sử dụng nền tảng để quản lý influencer và duy trì mối tương tác với họ hiệu quả hơn.

Đo Lường Hiệu Quả Của Chiến Dịch Influencer Marketing

Để đo lượng hiệu suất khi triển khai influencer marketing, có hai cách phổ biến nhất đó là sử dụng mã UTM (Urchin Tracking Module) hoặc Trí tuệ marketing (Media intelligence). 

Đo lường hiệu quả influencer bằng mã UTM

UTM là một trong những cách đơn giản nhất để theo dõi, đánh giá hiệu quả của influencer marketing. UTM là một đoạn mã, dãy số dành riêng cho mỗi influencer, được bổ sung vào đoạn URL mà influencer dùng để làm đường dẫn, trỏ về trang doanh nghiệp hoặc trang bán hàng của bạn.

Do mỗi influencer có đoạn UTM khác nhau, do đó bạn có thể dễ dàng sử dụng Google Analytics để đo lường, đánh giá hiệu quả của từng influencer về các thông số như: thời gian ở lại trên trang (user retention), tỉ lệ mua hàng, tỉ lệ chuyển đổi. 

Ví dụ về các mã UTM khác nhau cho các chiến dịch tiếp thị. Nguồn: Buffer.com

Đo lường hiệu quả influencer bằng các phần mềm trí tuệ marketing

Trí tuệ marketing (marketing intelligence) là quy trình thu thập dữ liệu, tổ chức, phân tích giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. 

Trong khía cạnh influencer marketing, bạn có thể sử dụng những công cụ, phần mềm ứng dụng trí tuệ marketing để đánh giá hiệu suất của influencer cho chiến dịch tiếp thị của mình.

Lấy ví dụ về công cụ social listening từ Mention, một công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi những gì cộng đồng đang nói về thương hiệu của bạn. 

Bạn có thể sử dụng công cụ này để theo dõi từ khóa, hashtag… trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube… Kết hợp từ khóa thương hiệu và từ khóa của influencer sẽ giúp bạn đo lường mức độ tác động của influencer đến thương hiệu, nhận thức về thương hiệu… 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top