Copywriting Là Gì? Khái Niệm & Chiến Lược Copywriting Cho Doanh Nghiệp

5 min read

Copywriting Là Gì? Khái Niệm & Chiến Lược Copywriting Cho Doanh Nghiệp

Copywriting là gì | Jenfi Capital

Khi thế giới ngày càng phẳng, môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt thì copywriting là một trong những chiến lược cạnh tranh còn hiệu quả với chi phí thấp. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã chú ý đầu tư nhiều hơn về copywriting, nhưng vẫn còn doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng về hình thức marketing này.

Điển hình nhất là khi copywriting thường bị nhầm lẫn với content writing. Tuy hai khái niệm này tương đối giống nhau nhưng copywriting khác với các hình thức sáng tạo nội dung khác. Copywriting có mục tiêu là thúc đẩy người xem thực hiện hành động cụ thể. 

Copywriting có thể dưới dạng email copy, quảng cáo mạng xã hội, CTA (Call-to-action: kêu gọi thực hiện hành động), hoặc những dạng nội dung bất kỳ dùng để khuyến khích người dùng thực hiện mua hàng hoặc chuyển đổi khách hàng.

Ngôn từ dùng trong các mẫu quảng cáo bán hàng tác động mạnh mẽ đến doanh thu. Lấy ví dụ từ case study của đơn vị thiết kế web WiseU, khi họ sử dụng 4 loại CTA khác nhau cho mẫu quảng cáo gồm:

  • Ước tính miễn phí (Free estimate)
  • Báo giá miễn phí (Free quote)
  • Nhận báo giá (Get a quote)
  • Nhận giá (Get a price)

Copywriting là gì | thí nghiệm CTA | Jenfi Capital

CTA “Báo giá miễn phí” có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất (2,3%). Điều này không quá bất ngờ vì đa số chúng ta khó cưỡng lại từ “miễn phí”, và từ “báo giá” cho cảm giác chắc chắn, đáng tin cậy hơn từ “ước tính”. 

Trong bài viết này, Jenfi Capital hướng dẫn chi tiết về copywriting, từ định nghĩa copywriting, phân loại, đến cách viết các mẫu quảng cáo có thể tạo ra đơn hàng cho bạn.

Cần nguồn vốn mở rộng kinh doanh? Đăng ký huy động vốn cùng Jenfi chỉ trong vài phút!

Copywriting Là Gì? Định Nghĩa

Copywriting là gì | | Jenfi Capital

Copywriting liên quan đến sáng tạo các nội dung ngôn từ để người xem thực hiện một hành động cụ thể. Bạn có thể kêu gọi người xem nội dung đăng ký theo dõi trang web, nhấp để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp, sản phẩm. Một copywriting hoàn hảo kết hợp được mục tiêu chuyển đổi và đồng thời đem đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng mục tiêu.

Copywriting Khác Gì So Với Content Marketing?

Copywriting Khác Gì So Với Content Marketing?| Copywriting Là Gì? Định Nghĩa | Jenfi Capital

Điểm khác biệt đáng kể của copywriting và content writing là mục tiêu hướng đến.

Cả hai loại nội dung đều cần phải thu hút sự chú ý của người xem trong thời gian ngắn, thì copywriting tập trung vào khuyến khích thực hiện một hành động cụ thể. Ngược lại, content marketing tập trung vào mục tiêu “soft sell” như giáo dục thị trường, xây dựng nhận thức về thương hiệu, hoặc tương tác với người dùng.

Lấy Jenfi Blog làm ví dụ.

Copywriting là gì - ví dụ từ Jenfi Blog

Ý tưởng chính của Jenfi Capital blog là cung cấp thông tin cho bạn đọc về marketing, quản trị doanh nghiệp, tài chính… (content marketing). Trong đó, một số phần được tối ưu với mục tiêu cụ thể.

Lấy ví dụ, khi bạn xem một số bài viết sẽ có những phần CTA về tính năng Jenfi Insights, một ứng dụng phân tích hiệu suất kinh doanh miễn phí cho doanh nghiệp. 

jenfi CTA - ví dụ copywriting

Hoặc ở những bài viết về vay vốn, Jenfi so sánh hình thức vay vốn dựa vào doanh thu và các hình thức vay vốn khác để bạn có thể lựa chọn và đăng ký hình thức vay phù hợp.

Đó là một vài ví dụ về copywriting và content writing trong thực tế.

Tại Sao Copywriting Lại Quan Trọng Trong Online Marketing?

Tại Sao Copywriting Lại Quan Trọng Trong Online Marketing | Jenfi Capital

Khi khách hàng có vô vàn sự lựa chọn, từ thương hiệu đến kênh truyền thông, họ có thể chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu không tìm thấy những giá trị đi kèm và trải nghiệm tích cực, chân thật từ thương hiệu.

Vậy, làm sao để thương hiệu có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh? Một trong những cách hiệu quả là sử dụng copywriting để nổi bật trong đám đông. 

Một vài lợi ích của copywriting có thể kể đến như:

  • Copywriting giúp bạn đạt được những mục tiêu tăng trưởng, quan trọng nhất là tăng doanh số. 
  • Copywriting tăng giá trị tài sản thương hiệu của bạn.
  • Copywriting tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch tiếp thị.
  • Copywriting có thể bảo vệ doanh nghiệp trước scandal.

Các Hình Thức Copywriting Phổ Biến

Các Hình Thức Copywriting Phổ Biến | Jenfi Capital

Để viết được một bản copy có sức thuyết phục, trước tiên bạn cần hiểu rõ các hình thức phổ biến và cách thức triển khai. Những hình thức copywriting thường được sử dụng gồm

  • Website copywriting
  • SEO copywriting
  • Product copywriting
  • B2B Copywriting
  • B2C Copywriting
  • Direct response copywriting (Quảng cáo phản hồi trực tiếp)
  • Ad copywriting

Website copywriting

Hầu như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần website copywriting. Đây là loại nội dung được đăng tải trên web doanh nghiệp, phổ biến như trang chủ, trang đích (landing page), blog nội dung…

Theo nghiên cứu từ đại học Missouri, người dùng thường dành khoảng 5 giây để xem trang chủ của một website trước khi điều hướng đến các phần khác trên web. Khoảng thời gian này không nhiều để bạn có thể thu hút sự chú ý, tương tác và khuyến khích họ thực hiện hành động. 

Do đó, kỹ năng website copywriting rất quan trọng. Bạn cần xác định được mục tiêu của từng trang nội dung để truyền đạt thông tin thật rõ ràng, và nhắc nhở người dùng hoàn thành một hành động cụ thể.

Thử xem ví dụ này từ Canva.

ví dụ về website copywriting | Jenfi Capital

Tất cả các nội dung trên trang chủ của Canva đều hướng về một mục tiêu - để người dùng bắt đầu tạo thiết kế miễn phí. Nội dung chính của trang truyền tải giá trị của Canva: tạo các thiết kế cho nhiều định dạng, nền tảng khác nhau. Phần bên dưới đề xuất những thiết kế có sẵn. phù hợp với mục đích của từng người dùng khác nhau. 

SEO copywriting

SEO copywriting là viết nội dung cho website theo từ khóa để trang web của bạn có những bài viết được xếp hạng trên Google SERP và tăng lưu lượng truy cập miễn phí. SEO copywriting là hoạt động tiếp thị quan trọng của doanh nghiệp muốn tìm kiếm khách hàng trên Google mà không tốn kém như tiếp thị trả phí.

Bắt đầu SEO copywriting thường diễn ra với bước nghiên cứu từ khóa. Các công cụ như Google Keyword Planner, Semrush hoặc Ahrefs có thể hỗ trợ bạn tìm kiếm các từ khóa phù hợp. Từ đó, SEO copywriting có thể bắt đầu bằng cách xây dựng dàn ý, dựa vào top 10 bài viết trên Google hoặc các công cụ như Answerthepublic.

Product copywriting (Viết quảng cáo sản phẩm)

Loại bài viết quảng cáo sản phẩm tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm của bạn. Product copywriting tập trung vào viết bài quảng cáo sản phẩm, giới thiệu tính năng và mô tả sản phẩm của mình.

Cách tốt nhất để viết quảng cáo sản phẩm của bạn là tìm hiểu insight khách hàng là gì. Bạn cần xác định điều gì thu hút họ, họ đang gặp vấn đề gì và đưa ra hướng giải quyết (bằng sản phẩm phù hợp của bạn). 

Khi mô tả sản phẩm, hãy tập trung vào các lợi ích mang lại chứ không chỉ đưa ra các tính năng. Lấy ví dụ thương hiệu Dyson khi mô tả dòng sản phẩm máy lọc không khí của mình. Hãy xem mô tả dưới đây.

ví dụ về product copywriting | Jenfi Capital

Dyson nhấn mạnh tính năng tuyệt vời của máy lọc không khí là chặn được bụi, sương mù ô nhiễm, kể cả virus Covid-19. Điều này thu hút người dùng tại Việt Nam, nhất là dân cư tại các thành phố lớn.

B2B Copywriting

Đối với viết quảng cáo B2B, bạn cần viết nội dung thu hút những người đại diện cho doanh nghiệp.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là khán giả của bạn vẫn là con người - Bạn cần đảm bảo nội dung của mình có thể thu hút người đọc, thuyết phục và khuyến khích hành động.

B2C Copywriting

B2C là viết tắt của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, vì vậy các công ty này bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân. B2C copywriting xuất hiện hầu như khắp mọi nơi, từ các siêu thị, quán ăn, cửa hàng quần áo… đến những salon cho thú cưng.

Mục tiêu chính của B2C Copywriting là khuyến khích thực hiện hành động (thường là mua hàng). Không giống như các khách hàng doanh nghiệp, người tiêu dùng thường ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về khách hàng của mình và viết các mẫu quảng cáo để bán hàng trực tiếp cho họ. Thử xem ví dụ về  B2C Copywriting của thương hiệu Some By Mi dưới đây.

ví dụ về B2C copywriting | Jenfi Capital

Dòng tagline ở đây phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại: màu sắc tự nhiên, câu từ ngắn gọn. Some By Mi nhấn mạnh giá trị của thương hiệu ở bảng thành phần tốt cho làn da, ít phụ liệu. Các từ ngữ được chọn như “Amazing”, “Miracle”, “Good” tạo cảm giác đơn giản, tinh tế. 

Direct response copywriting (Quảng cáo phản hồi trực tiếp)

Viết quảng cáo phản hồi trực tiếp nhấn mạnh vào tính tức thời và khẩn cấp. Kiểu viết quảng cáo này khuyến khích người đọc thực hiện hành động ngay lập tức.

ví dụ về direct response copywriting | Jenfi Capital

Ví dụ về direct response copywriting của Dropbox trong chiến dịch email cho người dùng.

Ad copywriting

Ad copywriting phổ biến với quảng cáo trả phí. Các hình thức phổ biến bao gồm viết tagline cho biển quảng cáo, viết mô tả cho các bài đăng trên mạng xã hội, viết kịch bản sản xuất video, viết tiêu đề cho quảng cáo Facebook,... và nhiều hình thức khác.

Mặc dù các hình thức viết sẽ khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung: giới hạn nghiêm ngặt về số lượng từ được sử dụng.

Nghĩa là để viết được quảng cáo thật xuất sắc, bạn cần thu hút sự chú ý, tương tác với khán giả của mình và truyền đạt giá trị một cách nhanh chóng và chính xác.

Social Media Copywriting (Viết quảng cáo trên mạng xã hội)

Mục tiêu của social media copywriting (viết quảng cáo trên mạng xã hội) là thu hút người xem bằng các bài đăng và quảng cáo trả phí. Hình thức này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh thông điệp thương hiệu sao cho thích ứng với các định dạng khác nhau. 

Ví dụ, cùng một bài đăng nhưng nội dung dành cho trang Fanpage Facebook của bạn sẽ không giống với nội dung trên Instagram hay Tiktok. 

Vì vậy, bạn cần ghi nhớ tiêu chuẩn của từng nền tảng khác nhau. Bên cạnh đó, hãy viết với giọng điệu thân thiện, như bạn đang trò chuyện với đọc giả. Hãy sử dụng câu từ ngắn gọn, dễ hiểu. Bạn cũng nên kết hợp nhiều nội dung khác nhau để tương tác như: giải trí, giáo dục, trò chuyện… để xây dựng quan hệ với người xem một cách thoải mái nhất.

Sau cùng, social media copywriting cũng là hình thức bài viết có định hướng hành động cao. Đừng quên sử dụng một CTA để người xem biết nên làm gì sau khi đọc bài của bạn.

Insight Copywriting

Insight Copywriting là kiểu nội dung với hàm lượng thông tin, kiến thức về chuyên môn cao, giúp bạn xây dựng hình ảnh như một lãnh đạo đầu ngành. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách viết những nội dung có tính giáo dục cao.

Một lượng đọc giả có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp chi tiết để giải quyết một vấn đề cụ thể của họ. Nếu khán giả của bạn là những người đã có kinh nghiệm trong ngành, insight copywriting có thể đem lại hiệu quả chuyển đổi.

Theo nghiên cứu từ Linkedin và Edelman, có đến 54% những lãnh đạo dành hơn 1 giờ mỗi tuần để đọc loại nội dung này. Do đó, Insight Copywriting chắc chắn là một chiến lược khả thi để bạn kết nối với những người có quyền ra quyết định trong doanh nghiệp.

Triển Khai Copywriting Như Thế Nào: Những Chiến Lược Hiệu Quả

Jenfi Capital vừa giới thiệu bạn về những hình thức copywriting mà doanh nghiệp có thẻ sử dụng. Nhưng làm thế nào để bạn tạo ra những nội dung có thể tác động đến người xem?

Dưới đây là một số chiến lược Copywriting đảm bảo ngôn từ của bạn có thể truyền cảm hứng đến mọi người.

Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu rõ khán giả của bạn là ai

Chỉ khi bạn biết rõ mình đang viết cho khách hàng mục tiêu là ai, bạn mới có thể tạo loại nội dung phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. 

Một trong những cách để biết khách hàng mục tiêu là ai cực kỳ đơn giản là sử dụng những dữ liệu bạn hiện có trong hồ sơ danh sách khách hàng, trong phần phân tích của của trang Facebook Fanpage, Instagram Analytics hoặc Google GA4 của website. Từ đây, hãy tìm kiếm những khách hàng có chỉ số CLV (customer lifetime value) cao để tạo nội dung cho họ.

Nếu bạn vừa chỉ mới xây dựng doanh nghiệp và chưa có dữ liệu nền tảng, bạn có thể tạo một hoặc vài chân dung khách hàng (customer persona) để bắt đầu.

Sử dụng đúng giọng điệu

Giọng điệu, thái độ khi viết có thể khiến người đọc biết được bạn là người vui vẻ, nghiêm túc, chuyên môn cao. Thử xem ví dụ sau:

“Hiểu rõ về khách hàng của bạn với phần mềm chuyên dụng, tiên tiến giúp bạn tăng doanh số với Jenfi Insights.”

Và ví dụ dưới đây:

“ Hiểu rõ về khách hàng của bạn với phần mềm ứng dụng AI và dữ liệu sẵn có. Jenfi Insights giúp bạn tăng trưởng doanh thu bằng trí tuệ nhân tạo để cải thiện hiệu suất bán hàng.”

Mặc dù cả hai câu trên về cơ bản cung cấp thông tin như nhau, nhưng giọng điệu câu thứ hai có thái độ chuyên nghiệp hơn, giúp người đọc cảm giác được phần mềm này mang lại giá trị cụ thể (về hiệu suất bán hàng) cho họ.

Tập trung vào giá trị bán hàng độc nhất của bạn

Ngày nay, các chiến lược cạnh tranh truyền thống như cạnh tranh về giá, địa điểm…ngày càng kém hiệu quả. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua hai mặt hàng hoàn toàn giống nhau về chức năng, công dụng với giá không chênh lệch chỉ với cú nhấp chuột. Một trong những công cụ cạnh tranh còn có thể sử dụng chính là giá trị bán hàng độc nhất được thể hiện trong các bản copywriting của doanh nghiệp.

ví dụ về USP từ Xero | Jenfi Capital

Xero áp dụng chiến lược này rất xuất sắc vào phần mềm của họ. Xero giới thiệu chính xác chức năng của phần mềm: “đơn giản hóa các công việc kinh doanh hàng ngày” và nhóm khách hàng mục tiêu gồm: “các doanh nghiệp nhỏ, kế toán viên, nhân viên kế toán tại địa phương và trên toàn thế giới”.

Tạo nội dung có thể giải quyết các điểm đau (pain point) của khách hàng

Khi bạn viết nội dung, chúng ta có xu hướng tập trung vào những mặt tích cực, chẳng hạn như sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào, hoặc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn như thế nào.

Tuy nhiên, khách hàng không tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ vì nó tuyệt vời; họ đang tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề của họ. Những vấn đề đó là điểm đau và chúng ta cần giúp họ giải quyết.

Ví dụ, khi khách hàng tìm kiếm đến Jenfi Capital và sử dụng dịch vụ huy động vốn, nghĩa là họ đang cần nguồn tiền để chi tiêu trong ngắn hạn, đó có thể là do thiếu hụt vốn lưu động, cần tiền để chạy quảng cáo, hoặc là vay ngân hàng nhưng không đủ điều kiện để giải ngân. 

Do vậy, phần nội dung trên trang chủ của Jenfi tập trung trực tiếp vào vấn đề: “Giúp bạn tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng cho các hoạt động mở rộng tăng trưởng.”

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top