Branding: 10 Bước Để Xây Dựng Thương Hiệu Nổi Bật 2023

5 min read

Branding Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Branding Trong 2023

Branding Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Branding | Jenfi Capital

Branding hay xây dựng thương hiệu, là quá trình xây dựng nhận thức tích cực, mạnh mẽ về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trong tâm trí khách hàng. Xây dựng thương hiệu kết hợp các yếu tố gồm logo, banner, slogan, khẩu hiệu, tên, thiết kế và bao bì để tạo nên dấu ấn độc nhất, giúp phân biệt công ty và các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo ra mối liên hệ cảm xúc với khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nhất quán, sáng tạo và tâm huyết của công ty. Nếu branding là mục tiêu trọng tâm của bạn trong năm nay, hay bạn đang muốn xem xét, cập nhật lại chiến lược thương hiệu, hãy xem hướng dẫn chi tiết 10 bước xây dựng thương hiệu từ Jenfi Capital trong bài viết sau.

Tại Sao Branding Quan Trọng?

Tại Sao Xây Dựng Thương Hiệu Quan Trọng?

Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì nhờ thương hiệu, bạn có thể nổi bật trong thị trường đông đúc, nhiều đối thủ cạnh tranh, đồng thời  xây dựng mối liên hệ tình cảm với khách hàng của bạn. 

Bên cạnh đó, branding còn giúp bạn có được lòng tin và lòng trung thành của khách hàng, cũng như xây dựng nhận thức về thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì nó là một phần quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng và có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ và đáng nhớ trong tâm trí khách hàng.

Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu - Branding 

Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu - Branding 

Dưới đây là 10 bước để xây dựng thương hiệu:

  • Xác định khách hàng của bạn là ai.
  • Xác định mục tiêu khi xây dựng thương hiệu.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp của bạn.
  • Phát triển chiến lược thương hiệu của bạn.
  • Tạo bản sắc thương hiệu của bạn.
  • Tạo thông điệp thương hiệu.
  • Thiết lập Nguyên tắc Thương hiệu.
  • Phát triển các tài sản nội dung.
  • Phân phối tài sản nội dung của bạn.
  • Theo dõi và phân tích hiệu suất thương hiệu của bạn.

Cùng Jenfi Capital đào sâu, phân tích từng bước trong quy trình branding.

Xác định khách hàng của bạn là ai

Khi xác định đối tượng mục tiêu (hay khách hàng mục tiêu) để xây dựng thương hiệu, bạn nên xem xét các đặc điểm của một khách hàng lý tưởng và sau đó tạo hồ sơ về khách hàng này (chân dung khách hàng). 

Bạn nên xem xét các yếu tố như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích và mức thu nhập. 

Bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu mình nên hướng đến là ai, sau đó sử dụng thông tin này để phát triển một hồ sơ khách hàng duy nhất cho thương hiệu của bạn. 

Khi bạn hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn có thể sử dụng thông tin này để tạo các chiến dịch tiếp thị và nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, tạo ra nhiều điểm giao trong hành trình khách hàng (customer journey).

Một số công cụ bạn có thể dùng trong tìm hiểu, xác định khách hàng khi branding gồm:

  • Khảo sát nghiên cứu thị trường: giúp bạn khám phá thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu của mình, chẳng hạn như sở thích và hành vi.  
  • Phỏng vấn nhóm tập trung: giúp bạn hiểu sâu hơn về đối tượng mục tiêu và động lực của khách hàng.
  • Phân tích phương tiện truyền thông xã hội: cung cấp cho bạn dữ liệu về các cuộc trò chuyện xảy ra xung quanh thương hiệu và ngành nghề.
  • Phân tích trang web công ty: cung cấp cho bạn dữ liệu về hành vi của khách truy cập trang web của bạn

Lưu ý khi thực hiện bước xác định khách hàng, bạn nên ghi chú lại:

  • Những khách hàng, nhóm khách hàng nào bạn có thể dễ dàng bán sản phẩm cho họ.
  • Những gì khách hàng nói về sản phẩm, các thương hiệu trong ngành, ngôn ngữ họ sử dụng như thế nào.

Những thông tin này giúp thương hiệu của bạn có thể tập trung và định vị để nổi bật và khác biệt so với đối thủ.

Xác định mục tiêu khi Branding

Khi thiết lập mục tiêu, bạn nên đặt mục tiêu và xác định các số liệu cần dùng để đo lường, đánh giá mức độ thành công. 

Các mục tiêu của bạn nên xây dựng theo quy tắc SMART: phải cụ thể, có thể đo lường được, đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn. 

Bạn cũng nên xác định những kênh truyền thông cần dùng để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và phát triển một mốc thời gian để đạt được các mục tiêu. Cuối cùng, bạn nên tạo ngân sách cho các nỗ lực branding của mình và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp của bạn.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần am hiểu toàn diện về thị trường mục tiêu của mình và tình trạng hiện tại của ngành. 

Bạn nên nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ do đối thủ cạnh tranh cung cấp, cũng như cách họ tiếp thị và định vị sản phẩm của họ. Bạn cũng nên xem xét các yếu tố trong marketing mix của họ như: giá cả, phân phối, dịch vụ khách hàng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. 

Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu các xu hướng và sự phát triển trong ngành của mình để xác định các cơ hội và đi trước đối thủ.

Một số công cụ như Brandwatch, Buzzsumo thường được dùng để phân tích đối thủ và ngành công nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ Statista.com để xem các dự báo xu hướng ngành trong tương lai.

Phát triển chiến lược thương hiệu của bạn

Bạn nên bắt đầu bằng việc xác định giá trị độc đáo duy nhất của thương hiệu (unique selling proposition, USP). Đây là công cụ gần như duy nhất giúp bạn cạnh tranh được khi mới gia nhập thị trường. 

Bạn có thể sử dụng mẫu đại loại như:

“Chúng tôi cung cấp (sản phẩm/ dịch vụ) cho (thị trường mục tiêu) để (giá trị độc đáo duy nhất). 

Không giống như (đối thủ), chúng tôi (yếu tố khác biệt).

Ví dụ: Chúng tôi cung cấp dịch vụ dọn dẹp nhà cửa cho người già, người cao tuổi sống một mình để ngôi nhà luôn gọn gàng sạch sẽ, mà không gặp rủi ro chấn thương khi phải làm việc tay chân. Không giống các dịch vụ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa khác, chúng tôi luôn sử dụng chất tẩy rửa thân thiện môi trường, không dị ứng với người mẫn cảm hóa chất.

Tạo bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, dòng giới thiệu (tagline), màu sắc, phông chữ và các yếu tố hình ảnh khác được sử dụng để tạo ra hình ảnh dễ nhận biết và nhất quán của thương hiệu. Đây là một trong những công cụ giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa bạn và đám đông thị trường.

Dành cho bạn: “Hướng dẫn xây dựng bản sắc thương hiệu” chi tiết từ Jenfi Capital.

Tạo thông điệp thương hiệu và sử dụng nhất quán trên mọi nền tảng

Khi tạo thông điệp thương hiệu, bạn cần phải một lần nữa xem xét lại khách hàng mục tiêu của mình là ai và bạn đang cố gắng truyền tải thông điệp gì. Bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình và toàn bộ ngành để hiểu rõ hơn về thông điệp thương hiệu của họ, tại sao họ sử dụng thông điệp ấy và có được lợi thế cạnh tranh. 

Một ví dụ về thông điệp thương hiệu thành công đến từ Nike và Adidas. Tuy cả hai thương hiệu có đều thuộc dòng quần áo, phụ kiện thể thao nhưng thông điệp hoàn toàn khác nhau.

Thông điệp của Nike tập trung vào ý tưởng phát triển, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy bản thân trở thành người giỏi nhất, với các khẩu hiệu như “Just Do It” và “Dream Crazier”. Bằng cách nhấn mạnh ý tưởng về sự phát triển và thành tích cá nhân, Nike có thể định vị các sản phẩm của họ như những công cụ giúp mọi người đạt được mục tiêu của mình.

Khác với Nike, Adidas nhấn mạnh ý tưởng vượt qua các ranh giới và phấn đấu để đạt được sự xuất sắc, với các khẩu hiệu như “Impossible is Nothing” và “Create the New”. Ngoài ra, họ thường sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng để nhấn mạnh ý tưởng trở thành người dẫn đầu ngành và để giới thiệu những cải tiến mới nhất của họ.

Thiết lập Nguyên tắc Thương hiệu

Thiết lập các nguyên tắc thương hiệu (brand guidelines) giúp đảm bảo rằng tất cả các tài liệu tiếp thị và thông tin của bạn, cả trực tuyến và ngoại tuyến, đều nhất quán và phản ánh các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Khi tạo nguyên tắc thương hiệu, bạn cần xem xét các yếu tố như logo, phông chữ, màu sắc, giọng điệu, thông điệp và hình ảnh của thương hiệu. 

Những yếu tố này phải nhất quán và dễ nhận biết trên tất cả các tài liệu tiếp thị của bạn, vì chúng sẽ giúp tạo ra một hình ảnh thống nhất và dễ nhận biết về thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thể truy cập các nguyên tắc thương hiệu, để mọi người đều có cùng quan điểm thống nhất. Bạn cũng đừng quên xem xét và cập nhật nguyên tắc thương hiệu thường xuyên vì thương hiệu và thông điệp của bạn có thể phát triển theo thời gian.

Phát triển tài sản nội dung sáng tạo.

Nội dung sáng tạo là bất kỳ hình ảnh hay thiết kế nào, ví dụ như logo, hình ảnh minh họa, hình ảnh quảng cáo, video… giúp truyền đạt thông điệp của bạn một cách thống nhất. 

Mặc dù mang yếu tố sáng tạo, bạn cần đảm bảo màu sắc, phông chữ và hình ảnh nhất quán với giá trị cốt lõi của thương hiệu và tuân thủ theo Quy tắc thương hiệu. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo nội dung sẽ được tối ưu hóa cho nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, từ đó có thể hiển thị thông điệp một cách chính xác, đúng đối tượng.

Một số công cụ bạn có thể cần dùng để sáng tạo nội dung kỹ thuật số bao gồm: Canva, Adobe PhotoShop, Final Cut Pro và After Effects.

Dành cho bạn: Top 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp trong 2023

Phân phối nội dung đến khán giả

Điều quan trọng trong Branding là bạn cần phân phối nội dung đến đúng đối tượng. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương tiện truyền thông xã hội, chiến dịch email và banner website. 

Bên cạnh đó, nếu bạn tạo nội dung văn bản (blog, bài viết, case study), bạn nên tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để nội dung của bạn xuất hiện trong các kết quả của công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận đối tượng rộng hơn. 

Gợi ý: Bạn có thể sử dụng vốn tăng trưởng từ Jenfi Capital để phân phối nội dung quảng cáo. Đăng ký ngay!

Theo dõi và phân tích hiệu suất.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Meta Business Suite để có được các thông tin chi tiết về thương hiệu và cách cải thiện, tối ưu giá trị thương hiệu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ phản hồi của khách hàng như Buzz Monitor, Brand24 để hiểu được thương hiệu của bạn được người tiêu dùng cảm nhận như thế nào. 

Ngoài ra, bạn có thể xem dữ liệu như lượt thích và lượt chia sẻ để hiểu nội dung của bạn có được khán giả chấp nhận, ưa thích hay không. Cuối cùng, điều quan trọng là phải xem xét và phân tích hiệu suất thương hiệu của bạn thường xuyên để đưa ra chiến lược cập nhật phù hợp.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Branding

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra bản sắc và hình ảnh độc đáo cho một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu liên quan đến việc tạo tên, logo và các yếu tố trực quan khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như phát triển thông điệp truyền tải sứ mệnh và giá trị của công ty. Branding cũng bao gồm cách công ty tương tác với khách hàng và cách công ty được nhìn nhận trên thị trường.

Làm cách nào để ra mắt dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mới và phù hợp với thương hiệu hiện tại?

Trước tiên bạn nên tạo một chiến lược thương hiệu toàn diện. Chiến lược này nên bao gồm sứ mệnh và giá trị của công ty bạn, đối tượng mục tiêu của bạn và cách sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn sẽ phù hợp với thương hiệu tổng thể. 

Bạn cũng nên tạo bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bao gồm logo, tên, khẩu hiệu và bảng màu cho thương hiệu con. Cuối cùng, bạn nên tạo một kế hoạch tiếp thị toàn diện phác thảo cách bạn sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chẳng hạn như thông qua quảng cáo, mạng xã hội và quan hệ công chúng.

Bộ nhận diện thương hiệu giá bao nhiêu? 

Chi phí tạo bộ nhận diện thương hiệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dự án và các dịch vụ mà bạn yêu cầu. Nói chung, chi phí để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu sẽ dao động từ vài triệu VND đến vài chục triệu VND. Chi phí này bao gồm thiết kế logo, danh thiếp, trang web và các yếu tố hình ảnh khác liên quan đến thương hiệu. 

Ngoài ra, chi phí cũng có thể bao gồm chi phí nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược thương hiệu và các dịch vụ khác liên quan đến việc phát triển một thương hiệu thành công.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top