Vay Dài Hạn- Vì Sao Nên Chọn Qũy Hỗ Trợ Vốn Jenfi

5 min read

Vay Dài Hạn- Vì Sao Nên Chọn Qũy Hỗ Trợ Vốn Jenfi

Vay Dài Hạn

Với nhu cầu tài chính đa dạng của doanh nghiệp Việt, thị trường đã cho ra đời nhiều hình thức vay vốn kinh doanh phù hợp với từng nhu cầu cá biệt. Vay dài hạn là giải pháp thông dụng khi doanh nghiệp cần một số vốn lớn nhưng không muốn chi trả trong thời gian ngắn. 

Vay Dài Hạn Là Gì?

Vay Dài Hạn

Đây là loại hình cho vay với thời gian thanh toán dài hơn 5 năm. Đa số ngân hàng có thể giải ngân khoản vay lên đến 2 Tỷ đồng. Số vốn này phù hợp cho những dự án khởi nghiệp, đầu tư tài sản, mở rộng sản xuất kinh doanh. 

Phương thức thanh toán nợ hầu hết là trả lãi hàng tháng và thanh toán nợ gốc ở cuối kỳ vay. Hiện nay, hình thức cho vay này được cung cấp chủ yếu bởi ngân hàng thương mại hoặc nhà nước. Cũng vì thế mà điều kiện vay vốn khá khó khăn và thời gian giải ngân kéo dài.

Quỹ Hỗ Trợ Vốn Là Gì?

Khái niệm này tuy còn mới tại Việt Nam nhưng đây là xu hướng kêu gọi vốn nổi bật của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới. Nguồn vốn này được xem như các khoản tài trợ cho hoạt động tăng trưởng doanh thu. 

Đơn vị hỗ trợ vốn đứng ở vị trí nhà đầu tư và có khả năng giải ngân lên đến 500 ngàn đô la Mỹ cho một đợt kêu gọi. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư vốn này không có ngày đáo hạn. Vì vậy rất phù hợp với định hướng vay vốn lâu dài của doanh nghiệp.

Vì Sao Nên Chọn Quỹ Hỗ Trợ Vốn Jenfi Thay Vì Vay Dài Hạn?

Vay Dài Hạn

Điều kiện vay không gánh nặng

Khác với mối quan hệ cho vay và người vay. Quỹ hỗ trợ vốn sẽ xem xét tình hình kinh doanh của công ty thay vì các hình thức đảm bảo chi trả khác. 

Không đòi hỏi tài sản thế chấp

Vay dài hạn tại ngân hàng đòi hỏi người vay cần có tài sản thế chấp đạt đủ điều kiện về diện tích, giá trị, giấy tờ sở hữu,... Đây chính là khó khăn lớn nhất của các công ty khởi nghiệp khi vay vốn kinh doanh. Không phải ai cũng có sẵn tài sản để thế chấp ngân hàng. Tại thị trường Việt Nam, có đến 40% doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất. Trong đó, 80% là không đủ điều kiện vay vốn kể cả vay ngắn hạn lẫn dài hạn.

Không cần cầm cố tài sản

Với hình thức thế chấp, doanh nghiệp chỉ được giải ngân số vốn bằng một phần của giá trị tài sản. Nhưng nếu cần số tiền ngang bằng với giá trị sau thẩm định thì doanh nghiệp phải chọn hình thức cầm cố. Một số ngân hàng chấp nhận cho vay dài hạn bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm, chứng từ giá trị, bất động sản,... với lãi suất không thấp.

Ngân hàng có quyền tịch thu và sở hữu tài sản nếu doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Trong khi đó, hình thức Quỹ hỗ trợ vốn không cần xem xét khoản vay qua những tài sản trên. 

Không dùng đối vật đảm bảo

Tương tự hình thức cầm cố, ngân hàng trong vai trò chủ nợ có quyền hạn nhất định trên tài sản được lựa chọn để đảm bảo. Khi doanh nghiệp không còn khả năng chi trả, tài sản đảm bảo sẽ được tiến hành thế chấp để thanh toán cho khoản nợ.

Gốc và lãi được trả linh động theo doanh thu

Đây là lý do hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn kêu gọi vốn tăng trưởng thay vì vay dài hạn. Quỹ hỗ trợ vốn sẽ căn cứ vào doanh thu thực tế từng tháng để thỏa thuận Gốc và Lãi cần chi trả. Tất cả được cân đối với chỉ số % hợp lý, giúp doanh nghiệp loại bỏ gánh nặng trả nợ trong những giai đoạn khó khăn. Điểm này hoàn toàn khác biệt với hệ thống lãi kép và phí ẩn của những hình thức cho vay khác.

Ở vị trí nhà đầu tư, Quỹ sẽ rót vốn trực tiếp cho những hoạt động tăng trưởng mạnh mẽ. Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu năng lực phát triển doanh thu của nguồn vốn. 

Tại thị trường Châu Á, phải kể đến sự thành công vượt trội của Cleo, Fitlion, Grabjobs Singapore, CoSMo Software,... và hàng ngàn doanh nghiệp khác sau khi được tài trợ vốn kịp thời. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình mỗi tháng giữ vững ở mức >8%, đây là một hệ số đáng nể.

Loại bỏ các khoản phạt thanh toán của hình thức vay dài hạn

Khi mối quan hệ được thiết lập theo phương án chia % doanh thu, doanh nghiệp sẽ không cần chi trả bất kỳ khoản phạt thanh toán nào cho vốn vay. Phạt chậm trả, phạt trả trước,... đều được loại bỏ ở Quỹ hỗ trợ vốn. 

Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ bởi nguồn vốn dồi dào lên đến 500 ngàn đô la Mỹ ở mỗi đợt kêu gọi. Và đặc biệt, khoản vay này không có ngày đáo hạn, doanh nghiệp sẽ thanh toán theo doanh thu đến khi hết nợ. 

Tất nhiên, ngay sau đó doanh nghiệp có thể tiếp tục tái vay với thủ tục đơn giản.

Xóa bỏ nguy cơ mất tài sản

Không thế chấp = Không mất mát. Kể cả hình thức cho vay đơn giản nhất cũng yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký đảm bảo bởi một tài sản nào đó. 

Nhưng đối với hình thức rót vốn hỗ trợ thì ngược lại. Quỹ sẽ tập trung thẩm định điều kiện chi trả thông qua tình hình kinh doanh thực tế. Đội ngũ chuyên viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp hồ sơ giấy tờ phù hợp để vốn vay có cơ hội duyệt cao nhất. 

Bên cạnh đó, thời gian giải ngân nhanh chóng là điểm mạnh mũi nhọn của hình thức vay này. Bên dưới là bảng so sánh giữa Quỹ hỗ trợ vốn Jenfi và hình thức Vay dài hạn

 

Quỹ HỖ TRỢ VỐN VAY DÀI HẠN
Phí cố định Từ 7.5% Hệ thống lãi kép + phí ẩn
Thời gian xét duyệt 2 - 5 ngày Tuần - Tháng
Thời gian giải ngân 48H sau duyệt Vài tuần sau duyệt
Khoản vốn có thể vay 10.000 USD- 500.000 USD 10.000 USD- 100.000 USD
Rủi ro Không Mất tài sản

Trên đây là lý do vì sao doanh nghiệp nên chọn Quỹ hỗ trợ vốn thay cho hình thức vay dài hạn truyền thống. Với hạn mức giải ngân linh hoạt và phương thức thanh toán giúp xóa bỏ mọi rủi ro tài chính, Jenfi đã mang đến thị trường Việt Nam giải pháp nguồn vốn kịp thời - an toàn - chính xác. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top