Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

5 min read

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Không ít trường hợp “bỗng nhiên” phát hiện mình vướng vào nợ xấu mặc dù không hề có những giao dịch ngân hàng bất thường. Thời gian gần đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện những ý đồ xấu xảy ra thường xuyên. Nếu không may thông tin của cá nhân của mình bị đánh cắp, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để có thể giải quyết. Vậy làm cách nào để biết bản thân đang có điểm tín dụng như thế nào? Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Jenfi sẽ hướng dẫn bạn cách cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng chỉ với smartphone hoặc máy tính cá nhân.

1. Nợ xấu là gì? Nguyên nhân rơi vào nhóm nợ xấu?

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Người đi vay có thể vô tình hoặc cố ý không thanh toán khoản vay đúng hạn theo thời gian đã cam kết. 

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Có rất nhiều nguyên nhân để bạn nằm trong danh sách nợ xấu. Trong đó chủ yếu nhất là trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán với khoản vay của mình và để chúng quá hạn. Một vài trường hợp khác lại trở thành nạn nhân của những kẻ đánh cắp thông tin cá nhân. Lúc này thông tin cá nhân của họ bị đánh cắp và đi vay vốn ở những ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Từ đó bạn sẽ phải gánh một khoản nợ xấu mà không hề hay biết.

Một khi đã nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu theo phân loại của CIC. Khách hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó trong tương lai.

2. Các nhóm nợ xấu và mức độ ảnh hưởng khi vướng nợ xấu

Tùy thuộc vào mức số ngày quá hạn thanh toán cũng như số tiền vay, CIC chia nợ xấu thành 5 nhóm tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

  • Nhóm 1 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Thời hạn quá nợ từ 1 đến 10 ngày. 
  • Nhóm 2 - Dư nợ cần chú ý: Thời hạn quá nợ từ 10 – 90 ngày
  • Nhóm 3 - Dư nợ dưới tiêu chuẩn.: Thời hạn quá nợ từ 90 – 180 ngày
  • Nhóm 4 - dư nợ nghi ngờ: Thời hạn quá nợ từ 181 – 160 ngày
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn cao, nợ khó đòi: Thời hạn quá nợ trên 360 ngày

Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của từng cá nhân cũng như tổ chức trên hệ thống ngân hàng. Ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khi xét duyệt hồ sơ vay vốn sẽ lấy điểm CIC làm nền tảng. Từ đó đưa ra quyết định duyệt hồ sơ cho vay hoặc không cũng như mức giải ngân vay bao nhiêu thì hợp lý. 

Nợ xấu được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng với ngân hàng và tổ chức tài chính. Nợ xấu khiến quá trình duyệt hồ sơ vay về sau của bạn rất thấp. Đặc biệt, nếu rơi vào nhóm nợ xấu mức 3,4,5 thì bạn có thể sẽ không được duyệt bất cứ một khoản vay nào, dù là ở ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

3. Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng chính xác 

Để thực hiện kiểm tra nợ xấu, chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên CIC. Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem CIC là gì nhé.

CIC là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, đây là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC hoạt động phi lợi nhuận. Chức năng chính là quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đồng thời thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

CIC đã cho triển khai xây dựng ứng dụng iCIC - CIC Credit Connect với mục tiêu minh bạch hóa thông tin tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời cung cấp giải pháp tra cứu thông tin nhanh chóng và thuận tiện cho người dùng. 

Cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu kiểm tra thông tin tín dụng, tra cứu nợ xấu sẽ truy cập vào hệ thống trên CIC bằng 2 cách như sau. Cả 2 cách đều có thao tác đơn giản trên môi trường trực tuyến. Đồng thời tính bảo mật cao và được pháp luật bảo vệ hoàn toàn về việc cung cấp các thông tin cá nhân.

3.1 Tra cứu nợ xấu trên website CIC

Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu nợ xấu tại website của CIC. Thao tác tra cứu đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập website chính thức của CIC theo đường link: https://cic.gov.vn/#/register. Chọn mục “Đăng ký” ở góc bên phải trên cùng để thực hiện các thao tác đăng ký tài khoản 
  • Bước 2: Cập nhật thông tin cá nhân để hoàn tất đăng ký
  • Bước 3: Nhập mã OTP để hoàn tất đăng nhập. Mã OTP được gửi về số điện thoại khách hàng vừa cung cấp
  • Bước 4: Chờ từ 1 đến 3 ngày để CIC xác nhận thông tin tài khoản. Nhân viên CIC sẽ liên hệ trực tiếp qua số điện thoại để xác minh thông tin chính chủ.
  • Bước 5: Check thông báo tạo tài khoản thành công. CIC gửi kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS hoặc Email cá nhân mà bạn cung cấp.
  • Bước 7: Đăng nhập lại CIC theo thông tin đã đăng ký và tiến hành tra cứu. Truy cập mục Khai thác báo cáo để tra cứu nợ xấu của bản thân nhé.

3.2 Tra cứu nợ xấu bằng ứng dụng CIC

Ngoài việc đăng nhập trực tiếp vào website chính thức của CIC. Khách hàng cũng có thể tra cứu nợ xấu qua ứng dụng iCIC trên smartphone. Để có thể tải và sử dụng tra cứu thông tin nợ xấu của, hãy làm theo những bước sau đây nhé.

  • Bước 1: Download ứng dụng CIC (Credit Connect) về điện thoại cá nhân
    Link tải ứng dụng CIC cho Android
    Link tải ứng dụng CIC cho IOS
  • Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy click ngay vào “Đăng nhập”. Nếu chưa có tài khoản, hãy chọn mục “Đăng ký” để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình. Các thao tác đăng ký tài khoản giống như thực hiện trên website CIC ở cách 1
  • Bước 3: Chờ từ 1 đến 3 ngày để CIC xác nhận thông tin đăng ký của bạn. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin thành công. 
  • Bước 4: Đăng nhập theo thông tin tài khoản đã đăng ký. Truy cập mục “Khai thác báo cáo” để tra cứu nợ xấu của bản thân

4. Nợ xấu lưu trữ trên CIC bao lâu mới bị xóa?

Nợ xấu thực mang đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực. Tác động xấu đến các khoản vay cũng như những kế hoạch tài chính của bạn. Chắc hẳn ai cũng mong muốn thông tin nợ xấu của mình được xoá càng sớm càng tốt trên CIC. Trên thực tế, thời gian xóa nợ xấu trên CIC cụ thể như sau đây:

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

  • Nợ xấu nhóm 1 : Có thể xem xét xóa ngay sau khi thanh toán
  • Nợ xấu nhóm 2 : Thời gian 12 tháng
  • Nợ xấu nhóm 3 : Thời gian 5 năm
  • Nợ xấu nhóm 4: Thời gian 5 năm
  • Nợ xấu nhóm 5: Thời gian 5 năm

5. Cách xóa nợ xấu cá nhân

Sau khi tra cứu được thông tin tín dụng cá nhân, check CIC, nếu thấy mình nằm trong danh sách nợ xấu. Khách hàng cần thực hiện nghiêm túc những điều sau đây để nhanh chóng xóa nợ xấu, hoàn điểm tín dụng về mức an toàn:

  • Nhanh chóng thanh toán hết các khoản nợ, bao gồm cả tiền gốc, tiền lãi và những khoản phạt. Đây là cách tốt nhất, là mấu chốt để giải quyết dứt điểm nợ xấu.
  • Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Lập thức thanh toán trong thời gian sớm nhất có thể. Bởi vì theo luật quy định, những khoản vay, khoản chi tiêu dưới 10 triệu đồng nếu đã tất toán sẽ không bị ghi lại những lịch sử tín dụng liên quan.
  • Đối với những khoản vay trên 10 triệu: Nhanh chóng được trả cả gốc lẫn lãi. Sau khi đó yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau đó chờ hết 12 tháng, lịch sử tín dụng của người khách hàng sẽ được cập nhật lại. 
  • Đối với những khoản vay lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ lớn. Đồng nghĩa với việc khách hàng có nguy cơ không thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào trong vòng 5 năm.
    Hết thời hạn 5 năm, CIC tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng. Tổng kết và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xét duyệt hồ sơ.

Cần lưu ý rằng, cách tối ưu nhất để xóa nợ xấu chính là nhanh chóng thanh toán hết cả gốc lẫn lãi vay cho ngân hàng. 

Nhiều người mong muốn xoá nợ xấu nhanh đã tìm đến các dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng xã hội. Các nhóm lừa đảo đưa ra những chiêu trò đánh vào tâm lý khách hàng như “giấu nợ xấu” hay “xóa được nợ xấu”. Thực tế, quy trình xóa nợ xấu trên CIC được thực hiện nghiêm túc và bảo mật theo quy định của nhà nước. Đừng để những lời dụ dỗ tràn lan trên các mạng xã hội khiến bạn tiếp tục mất tiền và tự cung cấp thông tin cá nhân của mình cho những đối tượng xấu.

6. Một vài lưu ý để tránh nợ xấu cá nhân

Có khá nhiều trường hợp bị mắc nợ xấu mặc dù chưa từng có những giao dịch với ngân hàng. Nguyên nhân có thể do một trong những lý do khách quan sau:

  • Đứng tên vay hộ khoản vay cho người khác
  • Cho người khác mượn những giấy tờ cá nhân như Căn cước công dân, hộ chiếu,...
  • Bị đánh cắp thông tin cá nhân khi mất túi xách, điện thoại hoặc cung cấp thông tin trên những nền tảng số không đáng tin cậy

Để tránh nợ xấu ở mức tối đa nhất. Các ngân hàng đã đưa ra một số khuyến cáo để khách hàng không phải vướng vào những khoản nợ xấu “oan ức” đó:

  • Tuyệt đối không đứng ra bảo lãnh hộ để vay ngân hàng. Nếu đã lỡ đứng ra bảo lãnh hoặc cho mượn thông tin cá nhân thì nên chú ý và nhắc nhở người vay nên đóng đúng ngày.
  • Nếu đang vay tiền online, bạn phải thanh toán đúng hạn. Tốt nhất không nên để quá hạn quá 10 ngày. Tránh trường hợp phía ngân hàng hay công ty cho vay sẽ đưa hồ sơ của bạn đến bộ phận CIC.
  • Tránh xa tâm lý: “Quá hạn rồi xử lý sau cũng được”. Hãy cố gắng xây dựng cho mình chữ “tín” cá nhân. Vay đúng ngày, trả đúng hạn, thực hiện đúng như trong hợp đồng vay mượn. Như vậy bạn mới nâng cao được độ uy tín của cá nhân và hưởng nhiều ưu đãi liên quan đến tài chính.

7. Tạm kết

Trên đây là hai cách đơn giản nhất Jenfi giúp bạn tra cứu nợ xấu online một cách dễ dàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp bạn quản lý tốt thông tin tín dụng nói riêng cũng như tài chính cá nhân nói chung. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top