Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp?

5 min read

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp trong 2022?

Vay thế chấp là một hình thức vay quen thuộc đối với cá nhân và doanh nghiệp khi cần vốn. Vậy, vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức vay thế chấp ngân hàng? Đâu là hướng đi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay thế chấp ngân hàng?

Vay thế chấp ngân hàng là gì?

vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp ngân hàng (bank mortgage loan hay Vay thế chấp) là hình thức vay mà khách hàng phải có đảm bảo về tài sản. Đây là một hình thức vay phổ biến vì khách hàng sẽ nhận được một khoản vay cao, và thời hạn hoàn trả khoản vay khá dài.

Khi vay bằng hình thức thế chấp, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người đi vay nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan cho đến khi người đi vay trả được hết nợ. Đồng thời ngân hàng sẽ đăng ký thế chấp tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ vay của khách hàng tại ngân hàng.

Ví dụ như: bạn cần vay một số tiền để mua xe ô tô cho công ty, thì bạn có thể thế chấp bằng ‘sổ đỏ’ hoặc có thể bằng chính chiếc ô tô bạn mua; 

Hoặc bạn cần vay tiêu dùng, thì bạn có thể thế chấp bằng sổ tiết kiệm,...

Ai có thể vay thế chấp? Vay thế chấp với mục đích gì?

vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp sẽ được ngân hàng phê duyệt tùy theo mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng, cụ thể có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp:

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Một số điều kiện vay thế chấp tại các Ngân hàng là: 

  • Điều kiện về đối tượng: bạn phải là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào được tính đến thời điểm vay.
  • Điều kiện về thu nhập: bạn phải chứng minh được mức thu nhập của bản thân đủ khả năng để trả khoản vay, thu nhập có thể đến từ các nguồn như: thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê, thu nhập từ kinh doanh và đầu tư. 
  • Điều kiện về tài sản thế chấp: phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người vay hoặc của người bảo lãnh; không vướng tranh chấp, pháp lý rõ ràng, không bị quy hoạch, kê biên hay bị phong tỏa; Giá trị tài sản thế chấp tuỳ theo thẩm định của ngân hàng.

Mức lãi suất khi vay theo hình thức thế chấp sẽ được cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường, thông thường sẽ áp dụng cho sản phẩm vay mua xe, mua nhà,...

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng 8% - 16%/năm. Hình thức vay này có thể xem là hình thức vay truyền thống, nên thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về quà tặng, cũng như lãi suất, do đó mức lãi suất trong thời gian đầu vay thế chấp rất ưu đãi chỉ từ 6 - 8,3%/năm.

Vay thế chấp ở ngân hàng nào là tốt nhất?

Để biết ngân hàng nào cho vay thế chấp tốt nhất. Chúng ta cũng tham khảo qua bảng lãi suất vay và hạn mức của các ngân hàng.

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Cách tính lãi suất khi vay thế chấp chính xác nhất 

vay thế chấp ngân hàng

Hiện tại, đối với cả hình thức cho vay thế chấp và vay tín chấp thì đều áp dụng cả 3 cách tính lãi:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là loại lãi suất vay thế chấp không đổi trong suốt thời hạn vay. Nghĩa là mỗi tháng người đi vay cần phải trả số tiền lãi như nhau.

Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (Số tiền vay thế chấp x mức lãi suất cố định (%/năm))/12

Ví dụ: Nếu khách hàng vay thế chấp 100.000.000 VNĐ, lãi suất cố định 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Mỗi tháng số tiền lãi là 100.000.000 x 12%/12 = 1.000.000 VNĐ

Lãi suất thả nổi:

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng, hoặc tùy vào từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ

Công thức tính lãi suất thả nổi hàng tháng:

Tiền lãi hàng tháng = Tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng)

Giả sử: Anh A có nhu cầu kinh doanh một quán cà phê nhỏ nên cần vay thế chấp khoản tiền 500.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,3%/tháng.

  • Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,8 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,8 + 0,3 = 1,1 %/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 1,1 % = 5.500.000 VNĐ
  • Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,3 = 0,9 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 0,9 % = 4.500.000 VNĐ
  • Từ tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,3 = 1,3 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 1,3% = 6.500.000 VNĐ

Như vậy, so với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi có nhiều biến động hơn, có thể giảm hoặc tăng theo lãi suất thị trường và chính sách của ngân hàng thời điểm đó. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi này, khoản vay thế chấp có thể gặp khá nhiều rủi ro.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất vay thế chấp bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Thông thường, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,... tùy vào gói vay. Sau đó, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ được tính theo công thức tính lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi tùy thuộc vào từng thời điểm áp dụng. Do đó lãi suất có thể cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

Tính lãi suất như thế nào khi vay thế chấp ngân hàng?

vay thế chấp ngân hàng

Bên cạnh việc mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng với gói vay của mình là bao nhiêu thì các tính lãi suất ngân hàng đang áp dụng cũng là một việc mà khách hàng vay cần quan tâm. Thường ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa trên 2 cách phổ biến, đó là: Tính trên dư nợ gốc và tính trên dư nợ giảm dần.

Tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc: là cách thức tính lãi mà theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau:

  • Lãi suất mỗi tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần: là cách thức tính lãi mà theo đó tiền lãi chỉ tính dựa trên số tiền khách hàng vay còn nợ (sau khi trừ số tiền nợ gốc đã trả ở các tháng trước đó). Đây được xem là cách tính lãi phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ gói vay tiêu dùng cho đến gói vay sản xuất kinh doanh với hình thức vay thế chấp. Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần cụ thể như sau:

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Ưu điểm và nhược điểm của Vay thế chấp ngân hàng là gì?

vay thế chấp ngân hàng

Ưu điểm

  • Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản.
  • Tài sản đảm bảo đa dạng.
  • Thời gian vay linh hoạt.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp.
  • Hạn mức vay cao (70-100% giá trị tài sản đảm bảo).

Nhược điểm

  • Khách hàng vay cần phải có tài sản đảm bảo.
  • Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp.
  • Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  • Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp.
  • Nhiều ngân hàng yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  • Nếu có nợ xấu tại thời điểm vay thì bạn sẽ không được vay.
  • Thủ tục đăng ký phức tạp.

Quy trình vay thế chấp ngân hàng như thế nào?

vay thế chấp ngân hàng

Khi có nhu cầu vay tín chấp tại các ngân hàng, khách hàng vay sẽ phải nộp đơn cho ngân hàng (hoặc tổ chức tài chính) mà mình muốn vay thế chấp. Sau đó, bên cho vay sẽ yêu cầu bên vay cung cấp các loại giấy tờ tùy thân, hồ sơ chứng minh: điều kiện tài chính, điều kiện về tài sản thế chấp, để chắc rằng bên vay có khả năng hoàn trả khoản vay.

Khi hồ sơ vay thế chấp được ngân hàng (hoặc tổ chức tài chính) phê duyệt, bên cho vay sẽ cung cấp cho bên vay một mức lãi suất cụ thể và một khoản tiền nhất định, khoản tiền này được gọi là hạn mức vay và nó được phụ thuộc dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo.

Thông thường các điều khoản như lãi suất, thời gian hoàn trả khoản vay thường sẽ được quy định cụ thể và được nêu chi tiết tại hợp đồng vay giữa bên cho vay và bên vay.

Vay vốn không cần thế chấp tại Jenfi

Vay thế chấp là một hình thức rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để có thể vay thế chấp. Nhiều doanh nghiệp đã tìm tới những hình thức vay vốn không cần thế chấp, nhưng hình thức này lại không mấy an toàn. 

Jenfi là thương hiệu không còn xa lạ với cộng đồng SMEs ở thị trường SingaporeChâu Á. Jenfi.vn đã ra đời để giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải về việc huy động vốn.

Với hình thức hỗ trợ vốn tăng trưởng linh động, Jenfi mở ra xu hướng vay vốn kinh doanh mới mẻ và an toàn. Bên cạnh lợi thế vay vốn không cần thế chấp, Jenfi mang đến phương thức thanh toán linh hoạt theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp.

Nhờ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể vượt qua rào cản tài chính để tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Đồng thời thoát khỏi gánh nặng gồng lãi kép và nợ gốc cố định.

Vốn vay tại Jenfi có hệ số lãi phẳng được ấn định minh bạch, loại bỏ phí ẩn giúp doanh nghiệp nhẹ gánh hơn.

Điều kiện nào để có thể vay vốn không cần thế chấp tại Jenfi? 

Jenfi không dựa vào tiềm lực tài chính của người vay để thẩm định, Jenfi.vn xem tình hình thực tế của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để quyết định. Để đăng ký nhận nguồn vốn tại Jenfi, khách hàng vay chỉ cần chứng minh được: 

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có dòng tăng trưởng dương
  • Là công ty TNHH hoặc công ty Hợp Danh
  • Có tài khoản ngân hàng.

Vay vốn không thế chấp nhưng mức lãi suất ưu đãi như vay thế chấp, chỉ có tại Jenfi. Tại Jenfi, lãi suất vay áp dụng với khách hàng vay khá ưu đãi với lãi suất cạnh tranh. Đăng ký ngay để được thẩm định hồ sơ trong 24 giờ và nhận tiền vốn trong 5 ngày làm việc!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top