Tín dụng ngân hàng là gì? Đâu là lựa chọn tài chính tối ưu cho SMEs?

5 min read

Tín dụng ngân hàng là gì? Đâu là lựa chọn tài chính tối ưu cho SMEs?

Một trong những thắc mắc phổ biến nhất về vay vốn mà Jenfi nhận được từ các chủ doanh nghiệp SME là: Nếu doanh nghiệp của tôi mới thành lập, cần huy động vốn nhưng lại không có tài sản thế chấp, như vậy tôi có thể vay vốn hay không?

Có một tin tốt dành cho doanh nghiệp của bạn: Nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chứng minh được khả năng trả nợ thì các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể cho bạn vay vốn, hình thức này gọi là “tín dụng ngân hàng”. 

Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi tìm hiểu về khái niệm tín dụng ngân hàng, những ưu khuyết điểm của hình thức vay vốn này để xác định được hình thức huy động vốn phù hợp nhất với mục đích sử dụng của bạn.

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng (Bank Credit) là một thuật ngữ đề cập đến số tiền mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, nếu ngân hàng và các tổ chức này đánh giá là bạn có đủ uy tín, đủ năng lực để hoàn nợ. 

Có rất nhiều tình huống mà chúng ta cần sử dụng tín dụng ngân hàng như: mua sắm xe, mở thẻ tín dụng trả sau, vay mua nhà, vay vốn kinh doanh. Trong từng trường hợp, bạn sẽ nhận tín dụng (tiền) từ bên cho vay (ngân hàng), với cam kết trả nợ và các chi phí, lãi suất kèm theo. 

Số tiền bạn nhận được từ tín dụng ngân hàng là của bạn, nhưng bạn cần lưu ý: khi nhận tín dụng ngân hàng, nghĩa là bạn đang mang một trách nhiệm thật sự về thanh toán nợ hằng tháng. Cho nên, việc hiểu rõ tín dụng ngân hàng, các đặc điểm, và sử dụng công cụ tài chính này một cách khôn ngoan là điều cần thiết trước khi nhận bất kỳ khoản tín dụng nào.

Nguồn gốc của tín dụng ngân hàng là từ đâu?

Tín dụng ngân hàng đến từ số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng để tiết kiệm, đầu tư… và sau đó, ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ dùng số tiền khách hàng gửi vào để cho những khách hàng khác vay, kiếm lời bằng chênh lệch lãi suất vay và chi phí đi kèm. 

Ví dụ: ngân hàng A huy động lãi suất tiết kiệm là 6% một năm. Họ cho doanh nghiệp vay tín dụng ngân hàng với lãi suất 9% một năm. Như vậy, ngân hàng hưởng lợi nhờ vai trò làm người trung gian là 3% một năm. 

Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng

Đối với khách hàng cá nhân

Tín dụng ngân hàng giúp cho hàng triệu người Việt Nam mua sắm tài sản, nhà cửa, điện máy, điện thoại, máy tính…giúp đời sống người Việt phong phú ổn định hơn. 

Đối với doanh nghiệp

Tín dụng ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn tiền để kinh doanh, sản xuất, mở rộng quy mô. 

Đối với xã hội

Tín dụng ngân hàng là một trong những động lực để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. 

Đặc điểm của Tín dụng ngân hàng

So với các hình thức huy động vốn khác, tín dụng ngân hàng linh hoạt hơn ở nhiều mặt, cụ thể như:

  • Đối tượng vay linh hoạt: cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… đều có thể tiếp cận hình thức cho vay tín dụng. 
  • Thời hạn cho vay linh hoạt: ngân hàng có thể cho vay từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. 
  • Mục đích vay đa dạng: vay để kinh doanh, để mua hàng tồn kho, để mua tài sản…

Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng được phân loại thành nhiều loại tín dụng khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng, tài sản thế chấp, thời hạn sử dụng, mục đích sử dụng, mà tín dụng ngân hàng sẽ được phân loại như sau:

Phân loại dựa trên đối tượng cần cấp tín dụng

Tín dụng cá nhân

Các khoản tín dụng cá nhân được cung cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng vay là một cá nhân (hoặc một nhóm). Các khoản vay cá nhân thông thường được sử dụng để mua hàng tiêu dùng, hàng điện tử, nhà ở, xe cộ,...

Tín dụng doanh nghiệp

Các khoản tín dụng này được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp. 

Đó có thể là khoản vay vốn lưu động, khoản tín dụng tiền mặt để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn vay tiền để mở rộng tài sản cố định, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. 

Mục đích cho vay tiền sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, hoặc có thể dựa trên nhu cầu, hoàn cảnh mà môi trường mà công ty hoạt động.

Phân loại dựa trên tài sản thế chấp

Tín dụng có tài sản đảm bảo

Các khoản tín dụng có đảm bảo được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Các khoản cho vay có thể được đảm bảo bằng tài sản, nhà máy và máy móc thiết bị, tài sản tiền gửi cố định hoặc bất kỳ tài sản nào mà ngân hàng có thể ‘cấn trừ’ khi bên vay không có khả năng hoàn trả khoản vay.

Tín dụng không có tài sản đảm bảo

Các khoản tín dụng không có đảm bảo là những khoản vay không được bảo đảm bằng bất kỳ tài sản nào, bên vay sẽ không thế chấp tài sản cho ngân hàng. 

Các khoản vay không có tài sản đảm bảo được phê duyệt dựa vào uy tín của cá nhân hoặc doanh nghiệp về năng lực trả nợ của đối tượng vay.

Phân loại dựa trên thời gian vay

Tín dụng dài hạn

Là loại tín dụng có thời hạn dài, thường từ trên 5 năm. Tín dụng dài hạn thường sẽ dành cho các đối tượng có nhu cầu mở rộng kinh doanh, hoặc đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh, hoặc đầu tư vào các loại tài sản cố định, bất động sản mà giá trị của các loại tài sản này quá lớn, không thể hoàn trả  trong vòng 1 năm.

Tín dụng trung hạn

Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình quy mô nhỏ của các doanh nghiệp và cho vay xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân

Tín dụng ngắn hạn

Là loại tín dụng có thời hạn ngắn, thường dưới 12 tháng. Thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân.

Phân loại dựa trên hình thức cấp vốn

Tín dụng vốn lưu động

Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành các khoảng vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.

Tín dụng vốn cố định

Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn cố định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

Phân loại dựa trên mục đích sử dụng vốn 

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa

Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Tín dụng tiêu dùng

Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Ngoài ra, Tín dụng ngân hàng còn được phân loại dựa trên lãnh thổ hoạt động tín dụng, dựa vào chủ thể tín dụng.

Ưu điểm và nhược điểm của Tín dụng ngân hàng

Ưu điểm

  • Giúp ích cho các cá nhân, doanh nghiệp khi có nhu cầu về vốn.
  • Thời hạn hoàn trả của khoản vay, lãi suất được thỏa thuận trước trong hợp đồng cấp tín dụng. Nên bên vay dễ dàng hoạch định được ngân sách cụ thể và quản lý dòng tiền được tốt hơn.
  • Việc trả lãi được thoả thuận trong một thời hạn nhất định và mức lãi được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Do đó, mức lãi phải trả đã được biết trước.

Nhược điểm

  • Bên vay có thể mất quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp nếu không thể trả, hoặc không hoàn lại tiền vay đúng hạn.
  • Nếu hoàn trả khoản vay trước hạn có thể phải chịu phí phạt.
  • Bên sử dụng tín dụng phải hoạch định ngân sách chính xác, tránh trường hợp hoàn trả khoản vay không đúng hạn.
  • Tín dụng ngân hàng luôn có rủi ro.

Thực trạng về tín dụng ngân hàng dành cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME được xem là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của quốc gia, như: tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Đồng thời, các doanh nghiệp này rất năng động, dễ ứng dụng công nghệ sản xuất mới, vì vậy có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế.

Tuy nhiên, các SMEs thường có nguồn lực về tài chính không quá vững, nên việc tiếp cận tín dụng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp này cần quan tâm hơn cả.

Tiếp cận tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thành công của các SMEs. Việc tiếp cận đầy đủ nguồn tín dụng là điều kiện cần thiết để SMEs đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. 

Tuy nhiên hiện nay, việc tiếp cận tín dụng ngân hàng truyền thống vẫn là một hạn chế rất lớn đối với các SMEs bởi có quá nhiều quy định khắt khe. Đơn cử như gói vay tín dụng lãi suất 0% vừa triển khai tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải không có nợ xấu, có lịch sử tín dụng tốt, có kế toán tài chính trong 3 năm,... và hầu như chỉ có 1 lượng chưa đến 5% doanh nghiệp SME có thể đạt đủ các điều kiện này. 

Jenfi - Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

Jenfi.vn cung cấp tín dụng cho chủ doanh nghiệp SME linh hoạt hơn các chương trình tín dụng ngân hàng truyền thống: bạn không cần nhiều loại giấy tờ phức tạp như bảng cân đối tài chính, kế toán,... để tiếp cận nguồn vốn. Jenfi là cấp tín dụng cho doanh nghiệp dựa vào tăng trưởng doanh thu:

Nếu doanh nghiệp bạn đang có doanh thu tăng trưởng, Jenfi sẽ hỗ trợ nguồn vốn lên đến 10 tỷ VND để bạn có thể mua hàng tồn kho, chạy quảng cáo tiếp thị, mở rộng sản xuất kinh doanh… với lãi suất cực kỳ cạnh tranh: chỉ từ 7% một năm.

Với giải pháp này, Jenfi tin rằng sẽ có thêm hàng trăm nghìn doanh nghiệp SME có thể tiếp cận vốn dễ dàng hơn để tái sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới. 

 

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho Startup doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên Doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top