Lãi suất vay ngân hàng hiện nay – Cập Nhật Mới Nhất 2022

5 min read

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay bao nhiêu? Cập nhật ngay lãi suất vay mới nhất

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay có biên dao động từ 4% - 40%. Tìm hiểu cách để tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp nhất trong bài viết sau đây từ Jenfi.

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay là quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Sau giãn cách vì đại dịch, đại đa số các doanh nghiệp đang khát vốn, muốn tiếp cận nguồn vốn với lãi suất vay tốt nhất trong thời gian nhanh nhất để quay lại kinh doanh.

Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định điều chỉnh giảm lãi suất vay ngân hàng trong cuối 2021, đầu 2022 tuy nhiên khoảng giảm lãi suất vay từ 0.5% như muối bỏ bể, trong khi các gói vay lãi suất thấp gần như không thể tiếp cận do nhiều quy định quá ngặt nghèo.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng jenfi.vn thống kê lãi suất vay ngân hàng hiện nay, tìm hiểu các hình thức vay và điều kiện vay để doanh nghiệp của bạn lựa chọn được ngân hàng, công ty huy động vốn vay tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng (hay Lãi suất cho vay) là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo tiền gốc vay. 

Trong kinh doanh ngân hàng, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn.

Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm). Lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng.

Hiện nay tại Việt Nam, lãi suất vay tại các ngân hàng thường dao động từ 6 – 25%/năm, tuy nhiên mức lãi suất này còn tùy thuộc vào từng ngân hàng, số tiền vay, hình thức vay, ưu đãi, nhóm khách hàng, hoặc cánh tính lãi suất.

  • Đối với hình thức vay thế chấp, mức lãi suất sẽ dao động từ 8% - 12%
  • Đối với hình thức vay tín chấp, mức lãi suất vay có thể lên đến 40%.

Vậy, thế nào là vay thế chấp, thế nào là vay tín chấp?

Phân biệt hình thức vay thế chấp và tín chấp

lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay mà khách hàng phải có đảm bảo về tài sản. 

Khi vay bằng hình thức thế chấp, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người đi vay nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan cho đến khi người đi vay trả được hết nợ. Đồng thời ngân hàng sẽ đăng ký thế chấp tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ vay của khách hàng tại ngân hàng.

Ví dụ như: bạn cần vay một số tiền để mua xe ô tô cho công ty, thì bạn có thể thế chấp bằng ‘sổ đỏ’ hoặc có thể bằng chính chiếc ô tô bạn mua; 

Hoặc bạn cần vay tiêu dùng, thì bạn có thể thế chấp bằng sổ tiết kiệm,...

Vậy, vay thế chấp dành cho những đối tượng nào? 

Vay thế chấp sẽ được ngân hàng phê duyệt tùy theo mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng, cụ thể có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp:

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Một số điều kiện vay thế chấp tại các Ngân hàng là: 

  • Điều kiện về đối tượng: bạn phải là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào được tính đến thời điểm vay.
  • Điều kiện về thu nhập: bạn phải chứng minh được mức thu nhập của bản thân đủ khả năng để trả khoản vay, thu nhập có thể đến từ các nguồn như: thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê, thu nhập từ kinh doanh và đầu tư. 
  • Điều kiện về tài sản thế chấp: phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người vay hoặc của người bảo lãnh; không vướng tranh chấp, pháp lý rõ ràng, không bị quy hoạch, kê biên hay bị phong tỏa; Giá trị tài sản thế chấp tuỳ theo thẩm định của ngân hàng.

Mức lãi suất khi vay theo hình thức thế chấp sẽ được cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường, thông thường sẽ áp dụng cho sản phẩm vay mua xe, mua nhà,...

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng 8% - 16%/năm. Hình thức vay này có thể xem là hình thức vay truyền thống, nên thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về quà tặng, cũng như lãi suất, do đó mức lãi suất trong thời gian đầu vay thế chấp rất ưu đãi chỉ từ 6 - 8,3%/năm.

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín của cá nhân hoặc doanh nghiệp về năng lực trả nợ của đối tượng vay.

Một khoản vay tín chấp cá nhân thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng. Trong khi đó, giá trị khoản vay tín chấp doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào điểm tín dụng của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Ví dụ như bạn cần một số tiền để mua xe, mua điện thoại, bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh... thì bạn có thể vay ngân hàng theo hình thức vay tín chấp.

Vậy, vay tín chấp sẽ dành cho những ai? 

Tương tự như vay thế chấp, thì vay tín chấp cũng sẽ được phê duyệt theo mục đích sử dụng khoản vay của người vay, cụ thể các mục đích được cho vay tín chấp như sau:

  • Vay tiền mặt tiêu dùng
  • Vay mua hàng trả góp
  • Vay thấu chi
  • Vay sửa nhà
  • Vay cho hoạt động kinh doanh - SME

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay tín chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức tối đa
Maritime Bank 15 500 triệu
Shinhan Bank 13,2 500 triệu
VPBank 20 500 triệu

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của vay thế chấp và vay tín chấp?

Có thể nói đối với 2 hình thức vay này thì ưu điểm của hình thức này chính là nhược điểm của hình thức kia.

Vay thế chấp Vay tín chấp
Ưu điểm
  1. Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản.
  2. Tài sản đảm bảo đa dạng.
  3. Thời gian vay linh hoạt.
  4. Lãi suất thấp hơn vay tín chấp.
  5. Hạn mức vay cao (70-100% giá trị tài sản đảm bảo).
  1. Điều kiện vay đơn giản.
  2. Không cần tài sản thế chấp
  3. Hồ sơ phê duyệt nhanh
Nhược điểm
  1. Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp
  2. Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  3. Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp
  4. Nhiều ngân hàng yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  5. Nếu có nợ xấu tại thời điểm vay thì bạn sẽ không được vay
  6. Thủ tục đăng ký phức tạp
  1. Hạn mức vay thấp (Thường dưới 50 triệu VND)
  2. Lãi suất vay quá cao (có thể lên đến 40%) 
  3. Khuyết điểm của vay tín chấp nằm ở số tiền được vay quá thấp, thường là vài chục triệu VND, trong khi lãi suất vay quá cao

Các loại lãi suất vay ngân hàng hiện nay

lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng 3 cách tính lãi suất vay bao gồm:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là loại lãi suất vay thế chấp không đổi trong suốt thời hạn vay. Nghĩa là mỗi tháng người đi vay cần trả số tiền lãi như nhau.

Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (Số tiền vay thế chấp x mức lãi suất cố định (%/năm))/12

Ví dụ: Nếu khách hàng vay thế chấp 60.000.000 VNĐ, lãi suất cố định 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Mỗi tháng số tiền lãi là 60.000.000 x 12%/12 = 600.000 VNĐ

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng tùy vào từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ

Công thức tính lãi suất thả nổi là:

Tiền lãi hàng tháng = Tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng)

Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 30.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,2%/tháng.

  • Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,8 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,8 + 0,2 = 1 %/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1% = 300.000VNĐ
  • Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,2 = 0,8 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 0,8% = 240.000VNĐ
  • Từ tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,2 = 1,2 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1,2% = 360.000 VNĐ

Như vậy, so với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi có nhiều biến động hơn, có thể giảm hoặc tăng theo lãi suất thị trường và chính sách của ngân hàng thời điểm đó. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi này, khoản vay thế chấp có thể gặp khá nhiều rủi ro.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất vay thế chấp bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Thông thường, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,... tùy gói vay. Sau đó, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ được tính theo công thức tính lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi tùy thuộc vào từng thời điểm áp dụng. Do đó lãi suất có thể cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể:

Tính trên dư nợ gốc

Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau:

  • Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Tính trên dư nợ giảm dần

Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản.

Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Công cụ tính lãi suất Jenfi

Jenfi.vn là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam tiên phong hình thức vay vốn doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản với lãi suất cạnh tranh và chương trình thanh toán linh hoạt theo doanh thu của bạn. Bạn có thể thử tính lãi suất bằng công cụ dưới đây để ước lượng chi phí vay hằng tháng của mình như thế nào nhé!

Tính lãi suất huy động vốn

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top