Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

5 min read

Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

Lãi suất ngân hàng có lẽ là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều. Nhất là với những ai thường xuyên có giao dịch với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng nhiều biến động. Nếu bạn đang có khoản tài chính nhàn rỗi cần gửi ngân hàng hay cần vay vốn giải ngân, thì việc tìm hiểu về lãi suất là điều vô cùng cần thiết. Jenfi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại lãi suất ngân hàng hiện có. Cùng theo đó là cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh và chính xác nhất.

1. Lãi suất là gì

Thuật ngữ “Lãi suất” trong tiếng Anh là “interest rate” - Là mức giá cả để đổi được quyền sử dụng đơn vị vốn vay trong một khoản thời gian nhất định. Thông thường sẽ được tính theo năm. Lãi suất được xem như là một loại giá cả đặc biệt. Chúng được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. 

Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

Khác với giá cả hàng hoá, lãi suất được biểu thị dưới dạng tỉ lệ % chứ không phải dạng số tuyệt đối. Đây cũng chính là tỉ lệ sinh lời (rate of return) mà người vay phải trả cho chủ sở hữu khoản vốn cho vay theo cam kết ban đầu. Lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ hiện hành. Tác động trực tiếp đến các vấn đề như biến số đầu tư, lạm phát, giá cả thị trường,...và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của chủ thể.

Trong một nền kinh tế, trường hợp lãi suất thấp được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể dẫn đến một bong bóng kinh tế.

Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lãi suất như sau:

Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

  • Mức cung cầu tiền tệ: Lãi suất là giá cả sử dụng vốn. Bất kỳ sự thay đổi nào của Cung - Cầu hoặc cả hai nếu không có cùng một tỷ lệ tương đồng đều sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Nếu cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ giảm xuống và ngược lại.
  • Lạm phát: Lạm phát tỷ lệ thuận với lãi suất. 
  • Sự ổn định của nền kinh tế: Kinh tế ổn định, người dân tăng mạnh nhu cầu gửi tiết kiệm, giảm đầu tư. Lãi suất lúc này có xu hướng giảm, gây ảnh hưởng đến cầu tiền tệ. 
  • Các chính sách của Nhà nước: Những quyết sách về tài chính tiền tệ, thu nhập, tỷ giá,... tác động đến giá cả và lãi suất.

2. 8 loại lãi suất ngân hàng phổ biến nhất hiện nay

Tuỳ thuộc vào lãi suất khoản vay, hiện nay trên thị trường có 8 loại lãi suất phổ biến nhất như sau:

Có bao nhiêu loại lãi suất ngân hàng? Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

2.1 Lãi suất gửi tiết kiệm:

Là loại lãi suất ngân hàng thanh toán cho người gửi tiền vào. Tuỳ thuộc vào kỳ hạn gửi, số tiền gửi mà ngân hàng áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau.

2.2 Lãi suất cho vay:

Đây chính là mức lãi suất người vay phải thanh toán khi vay một số tiền từ ngân hàng. Cũng giống như lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất cho vay có tỷ lệ % phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như khoản tiền vay, thời gian vay, hình thức vay (thế chấp, tín chấp),...

2.3 Lãi suất thả nổi:

Đây là loại lãi suất được điều chỉnh theo từng mốc thời gian định kỳ. Thông thường là 3, 6 hoặc 12 tháng/lần. Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh về lãi suất được thỏa thuận cụ thể giữa ngân hàng và người vay.

2.4 Lãi suất tín dụng:

Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng để có khoản tài chính nhất định. Lãi suất tín dụng có nhiều mức tuỳ theo loại hình vay. Khách hàng đồng ý thành toán số tiền lãi dựa theo khoản vay kinh doanh, vay trả góp hoặc vay qua thẻ tín dụng. 

2.5 Lãi suất chiết khấu ngân hàng:

Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Mức lãi suất chiết khấu được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của những giấy tờ có giá trị và được khấu trừ ngay khi ngân hàng đưa tiền vay cho khách hàng. Lãi suất chiết khấu sẽ được thanh toán trước cho ngân hàng chứ không trả sau như lãi suất tín dụng thông thường.

2.6 Lãi suất tái chiết khấu:

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt trong thời gian ngắn, ngân hàng trung ương áp dụng vào các khoản tiền cho ngân hàng thương mại mức lãi suất chiết khấu ngân hàng. Vì hoạt động tái chiết khấu cung ứng nguồn vốn cho các ngân hàng trung gian nên thông thường lãi suất tái chiết khấu sẽ nhỏ hơn lãi suất chiết khấu

2.7 Lãi suất cơ bản:

Là loại lãi suất thường được các ngân hàng dùng làm cơ sở ấn định lãi suất kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ lãi suất cơ bản sẽ được nhà nước ấn định. Tuy nhiên, một số nước khác như Anh, Mỹ, các ngân hàng tự xác định mức lãi suất căn cứ vào tình hình tài chính của mình. một số nước khác như Singapore, Pháp,... lại sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất cơ bản

2.8 Lãi suất liên ngân hàng:

Đây là loại lãi suất có sự liên kết giữa nhiều ngân hàng với nhau. Lãi suất liên ngân hàng được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân. Mang lại lợi ích chung cho các ngân hàng cùng tham gia hợp tác.

3. Một số loại lãi suất ngân hàng phân loại theo nhiều tiêu chí khác

3.1 Căn cứ vào giá trị của tiền lãi thu được

  • Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate): Là mức lãi suất chưa trừ tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét 
  • Lãi suất thực (Real interest rate): Là mức lãi suất đã được điều chỉnh theo đúng những thay đổi về lạm phát. Lãi suất thực bao gồm hai loại: Lãi suất thực tính trước (dự tính) và Lãi suất thực tính sau

3.2 Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất quy định

  • Lãi suất cố định: Là mức lãi suất được quy định cố định, không thay đổi trong suốt thời hạn vay. 
  • Lãi suất thả nổi: Là mức lãi suất có biến động theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng. Sự thay đổi có thể báo trước hoặc không.

3.3 Căn cứ vào loại tiền cho vay

  • Lãi suất nội tệ: Là mức lãi suất áp dụng cho đồng nội tệ.
  • Lãi suất ngoại tệ: Là lãi suất áp dụng cho đồng ngoại tệ. 

3.4 Căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế

  • Lãi suất quốc tế (International interest rate): Là mức lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng quốc tế.
  • Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương (National interest rate): Là mức lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng nội địa trong nước. Lãi suất địa phương đã phần sẽ phải chịu ảnh hưởng của lãi suất quốc tế.

4. Cách tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng

Gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay có rất nhiều hình thức khác nhau. Tương ứng với mỗi hình thức sẽ có cách tính khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến cách tính lãi suất ngân hàng của 2 hình thức chính: Gửi tiết kiệm có kỳ hạn và Gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

4.1 Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn

Đúng như tên gọi, khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng không kỳ hạn sẽ không có sự ràng buộc về thời gian. Người gửi có thể rút tiền bất cứ thời điểm nào mà không cần thông báo trước với ngân hàng hay chịu khoản phí rút trước hạn. 

Lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính theo công thức như sau:

  • Số tiền lãi = Số tiền gửi x Mức lãi suất (tính theo %/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ:

Khách hàng A gửi tiết kiệm 50,000,000 VND không kỳ hạn tại Ngân hàng B. Mức lãi suất thỏa thuận là 1.5%/năm.
Sau 6 tháng, khách hàng A có nhu cầu cần sử dụng vốn nên rút tiền tiết kiệm khỏi ngân hàng. Lúc này số tiền anh A nhận được sẽ như sau:

Tiền lãi nhận được  = Tiền gửi x 1.5%/360 x 180 

= 50,000,000 x 1.5%/360 (ngày) x 180 = 750,000 VNĐ

Trong đó: 6 tháng tương đương với 180 ngày

Như vậy, với số vốn 50,000,000 và lựa chọn hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại ngân hàng B. Sau 06 tháng anh A sẽ nhận được số tiền lãi là: 750,000 VND.

4.2 Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn

Khi lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn. Giữa người gửi và ngân hàng sẽ có những quy định cụ thể về thời gian, gọi là kỳ hạn gửi. Ngân hàng có nhiều mức kỳ hạn khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu gửi của khách hàng (theo tháng, quý, năm,…). Tương ứng với mỗi kỳ hạn khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau. Thông thường, gửi kỳ hạn càng lâu mức lãi suất càng cao.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn được tính theo công thức sau:

Cách tính lãi suất theo ngày:

Số tiền lãi = (Số tiền gửi x Mức % lãi suất/năm) x số ngày gửi/360.

Cách tính lãi suất theo tháng:

Số tiền lãi = (Số tiền gửi x Mức % lãi suất/năm)/12 x số tháng gửi.

Ví dụ:

Khách hàng A gửi tiết kiệm khoản tiền 100,000,000 VND tại Ngân hàng B với mức lãi suất 7% cho kỳ hạn gửi 1 năm.

Đúng thời gian như thỏa thuận, khách hàng A rút khoản tiền gửi của mình về. Lúc này số tiền lãi gửi tiết kiệm của anh A sau 1 năm sẽ được tính như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi * Mức lãi suất gửi 7%

= 100,000,000 x 7% = 7,000,000 VND

Nếu anh A chọn kỳ hạn gửi 6 tháng, số tiền lãi nhận được sẽ là:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x 7%/360  x 180

= 100,000,000 x 7%/360 x 180 = 3,500,000  VND

Có thể thấy, mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn rất nhiều so với hình thức không kỳ hạn.

Mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho người gửi. Tuy nhiên, khách hàng chỉ được áp dụng mức lãi suất đó nếu cam kết gửi tiền đúng theo kỳ hạn. Nếu tất toán trước thời hạn trong hợp đồng, khách hàng sẽ chỉ nhận được mức lãi suất tương ứng với hình thức không kỳ hạn. Chính vì vậy, trước khi đưa ra quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng. Khách hàng cần nắm rõ được cách tính lãi suất cũng như những điều khoản cụ thể để đảm bảo quyền lợi của mình.

5. Tạm kết

Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng. Bao gồm cả trường hợp bạn là người gửi tiết kiệm hay đề xuất vay vốn. Chính vì thế, nắm được những loại lãi suất cơ bản cũng như cách tính lãi suất là vô cùng cần thiết. Đảm bảo cho quyền lợi cá nhân của mình luôn ở mức tối ưu nhất có thể!

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top