Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

5 min read

Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong kinh doanh, mở rộng quy mô là điều bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng đặt mục tiêu hướng tới. Không ít những ví dụ điển hình về sự cộng tác, đoàn kết mang đến kết quả phi thường. Các chủ thể trong kinh doanh cũng thường lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh. Nhằm tận dụng tối đa nhân lực, tài chính từ các bên. Từ đó thúc đẩy tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô sản xuất. Trong bài viết này Jenfi sẽ giới thiệu đến các bạn các mô hình hợp tác kinh doanh phổ biến hiện nay. 

1. Hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp tác kinh doanh là sự cộng tác nhằm mục đích phát triển các nguồn lực sẵn có từ các bên. Từ đó tăng "lợi thế cạnh tranh" (theo Porter, 1985), tăng khả năng thành công, có cơ hội tốt hơn về doanh thu và những kế hoạch nhất định tuỳ theo chiến lược kinh doanh.

Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Khi quyết định hợp tác kinh doanh, điều quan trọng hàng đầu là sự minh bạch trong khi phân chia lợi nhuận hoặc thua lỗ. Các bên cần phải trang bị cho mình những kiến thức pháp luật để đảm bảo được quyền lợi của mình trước những tình huống có thể phát sinh.

2. Các mô hình hợp tác kinh doanh phổ biến cho doanh nghiệp hiện nay

Theo quy định pháp luật, hiện nay có 2 mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp như sau:

Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Mô hình hợp tác kinh doanh không cần thành lập pháp nhân mới

Mô hình hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới là hình thức hợp tác sử dụng hợp đồng hợp tác kinh doanh (Gọi tắt là: Hợp đồng BCC). Đây là hình thức đầu tư theo hợp đồng được thỏa thuận và ký kết giữa những nhà đầu tư. Điều này nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Lợi điểm là không cần phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Chủ thể của hợp đồng BCC là những nhà đầu tư trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc giữa những nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hợp đồng BCC bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:

  • Thông tin: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng
  • Địa điểm giao dịch hoặc địa chỉ thực hiện dự án đầu tư
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động 
  • Số vốn, tài sản đóng góp các bên tham gia hợp đồng
  • Thời hạn thực hiện và kết thúc giao kết hợp đồng
  • Trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của những bên tham gia
  • Quy định rõ ràng khi có ý định chuyển nhượng, sửa đổi, vi phạm hoặc chấm dứt hợp đồng
  • Các phương thức giải quyết nếu xảy ra tranh chấp nội bộ.

Một điều quan trọng, chính là:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh có thể được sử dụng để thành lập doanh nghiệp tuỳ theo thoả thuận của các bên. Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC cũng được quyền thỏa thuận những nội dung kinh doanh khác. Quan trọng chỉ cần không trái với quy định của pháp luật.

Do không cần thành lập pháp nhân mới nên mô hình này có ưu điểm là thủ tục và quy trình đăng ký rất đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, hai bên ký kết hợp đồng sẽ rất khó để kiểm soát được các hoạt động đầu tư, hạch toán chi phí. Nguyên nhân vì doanh nghiệp chỉ sử dụng danh nghĩa của một trong hai bên để tiến hành các giao dịch.

Mô hình hợp tác kinh doanh phải thành lập pháp nhân mới

Mô hình hợp tác kinh doanh thành lập pháp nhân là hình thức hợp tác sử dụng hợp đồng liên doanh. Đây là dạng văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên về việc thành lập công ty liên doanh. Cũng có thể là văn bản ký giữa công ty liên doanh với các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm thành lập công ty liên doanh mới tại Việt Nam.

Mô hình hợp tác kinh doanh phải thành lập pháp nhân mới có những ưu điểm rất cao về tính minh bạch. Cả hai bên dễ dàng kiểm soát việc quản lý điều hành, hạch toán chi phí. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà bạn sẽ phải chấp nhận việc mất thời gian cho thủ tục đăng ký và tốn như chi phí cho việc thành lập pháp nhân mới . Ngoài ra, nếu chấm dứt hợp đồng liên doanh, pháp nhân phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. BCC không cần làm thủ tục này.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng liên doanh có gì khác nhau?

Có chung cơ sở pháp lý đều là hình thành nên quan hệ đầu tư là hợp đồng. Hợp đồng BCC và hợp đồng liên doanh có một số điểm chung như sau:

  • Chủ thể của cả 2 hình thức hợp tác đều có thể bao gồm 2 hoặc nhiều bên. Bao gồm các đối tượng là nhà những nhà đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Nội dung của hợp đồng chứa đựng sự thỏa thuận hình thành quyền và nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư.

Bên cạnh đó, 2 mô hình hợp tác kinh doanh này cũng có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Hợp đồng liên doanh
Chủ thể hợp đồng
  • Không giới hạn chủ thể đầu tư: Nhà đầu tư trong nước hợp tác kinh doanh với nhau hoặc hợ tác với nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Có sự giới hạn về nhà đầu tư: Bắt buộc phải có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước. Đây là điều kiện bắt buộc để hình thành nên hợp đồng liên doanh.
Bản chất hợp đồng
  • Là sự thỏa thuận và thống nhất chung của các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh. Được coi như một hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật. 
  • Tồn tại độc lập, không phụ thuộc với các hình thức đầu tư khác.
  • Chỉ được coi là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư.
  • Về bản chất, hợp đồng liên doanh không được coi là hình thức đầu tư.
Nội dung thỏa thuận
  • Bao gồm một số nội dung chính như: thể thức góp vốn, phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh,…
  • Bao gồm các nội dung thỏa thuận giống như BCC.
  • Ngoài ra, do có liên quan đến việc thành lập một pháp nhân mới nên nội dung thỏa thuận phải có sự thỏa thuận về một số thông tin chính như: Loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề, phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, phần vốn góp của mỗi bên,...
Việc triển khai
  • Các nhà đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu tư với quy chế do chính họ đặt ra và thỏa thuận trong hợp đồng
  • Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là số liệu phản ảnh nên tính hiệu quả khi triển khai hợp đồng

Một số lưu ý trước khi quyết định hợp tác kinh doanh

Xu hướng cùng hợp tác kinh doanh hiện nay ngày càng phát triển. Để việc hợp tác đạt được mục tiêu chung theo kỳ vọng của các bên tham gia. Cần nắm được một số lưu ý trước khi hợp tác kinh doanh như sau:

Mô hình hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Lựa chọn đối tác phù hợp

Lựa chọn được đối tác phù hợp là nền tảng tạo nên sự thành công của quá trình hợp tác.

Mục tiêu hàng đầu của hợp tác là mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu nội tại của doanh nghiệp. Từ đó lựa chọn hợp tác với doanh nghiệp có thể “bù đắp” được cho điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình. 

Nên lựa chọn đối tác hợp tác có cùng định hướng cũng như hiểu rõ về tiềm lực và rủi ro của đối tác. Các bên cùng hợp tác có điểm tương đồng về giá trị hướng đến. Điều này giúp bù đắp được các thiếu hụt về tiềm năng cũng như chuyên môn của nhau. Từ đó giúp đối tác và chính mình nâng cao lợi thế cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự hợp tác phát triển lâu dài giữa hai bên. 

Xác định rõ ràng về mục đích hợp tác 

Cả hai bên khi quyết định hợp tác cần xác định được rõ mục đích hợp tác của mình. Trên cơ sở các bên tham gia hợp tác cùng có lợi. Đây chính là yếu tố tạo nên sự thành công của bất kỳ thương vụ hợp tác nào. Chỉ khi có cùng chí hướng, lợi ích các bên công bằng thì mới có thể phát triển hướng tới mục tiêu chung.

Thiết lập các nguyên tắc hợp tác kinh doanh

Khi đã lựa chọn được đối tác phù hợp, cần xác định các nguyên tắc trong hợp tác kinh doanh khi giao kết hợp đồng. Dựa trên cơ sở tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt được mục đích và cùng hướng tới phát triển, cạnh tranh trên thị trường.

Có văn bản pháp lý quy định rõ số vốn góp chung, phân chia lợi luận, thống nhất phương pháp cùng hợp tác. Tránh những bất đồng nội bộ khi bắt đầu.

Các nguyên tắc hợp tác khi kinh doanh cần đảm bảo một số nội dung cụ thể như:

  • Vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia. Thông thường sẽ căn cứ vào tỉ lệ hùn vốn, công sức đóng góp để chia lợi nhuận cho các bê
  • Cách thức quản lý, phương pháp làm việc và đánh giá hiệu quả công việc của từng bên. Hình thức xử lý nếu không đảm bảo tiến độ.
  • Quy định rõ nếu một trong hai bên có ý định rút vốn thì cần thông báo cho đối tác trước một khoảng thời gian nhất định để cùng nhau có phương án khắc phục, giải quyết.

Nguyên tắc hợp tác kinh doanh cần được cụ thể hóa bằng văn bản có tính pháp lý rõ ràng.

Tránh những sai lầm cơ bản khi hợp tác kinh doanh

Hầu hết những thương vụ hợp tác kinh doanh thất bại do cả hai bên thường mắc những sai lầm cơ bản như sau. Đây là nguyên nhân gây xảy ra mâu thuẫn quyền lợi. Thậm chí dẫn đến xung đột khi kết quả kinh doanh không như lộ trình mong muốn.

  • Chọn đối tác là người thân, bạn bè nên thường đơn giản hoá các điều kiện ràng buộc. 
  • Không phân chia công việc, trách nhiệm cụ thể ngay từ đầu. Xuề xòa khi nghiệm thu công việc chưa đạt đúng kết quả như kế hoạch đặt ra.
  • Không thỏa thuận phân chia phần trăm lợi nhuận rõ ràng, minh bạch

Bài viết trên vừa gửi đến bạn những thông tin về các mô hình hợp tác kinh doanh phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra là những điều cần lưu ý trước khi quyết định hợp tác kinh doanh. Hy vọng giúp bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn được đối tác phù hợp. Đạt được lợi ích tối ưu cho những kế hoạch kinh doanh của mình.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top