Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

5 min read

Đại dịch COVID-19 kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Năm 2022, bối cảnh dịch bệnh bao trùm và những hệ luỵ từ COVID-19 sẽ tiếp tục đặt ra chuỗi thử thách cho các doanh nghiệp. Việc lựa chọn và sử dụng đúng đắn những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh trong năm 2022 sẽ được đề cập trong nội dung dưới đây.

CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LÀ GÌ?

Công việc phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm tăng doanh thu, tăng trưởng về mở rộng kinh doanh, tăng khả năng sinh lời bằng cách điều hành hiệu quả bộ máy tổ chức, hoạch định chiến lược kinh doanh bài bản.

Việc phát triển kinh doanh cần sự phối hợp chặt chẽ qua các phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp như: bán hàng, tiếp thị, quản lý dự án, quản lý sản phẩm và bên cung cấp dịch vụ. Mọi phòng, ban liên kết để hoàn thành mục tiêu chung – vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trong thời đại công nghệ và thương mại điện tử phát triển vũ bão, rất nhiều công cụ hỗ trợ phát triển kinh doanh được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng, mở rộng quy mô của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, những loại công cụ thông dụng nào, được các doanh nghiệp sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ trả lời ngay câu hỏi này.

Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

ƯU THẾ CỦA DOANH NGHIỆP KHI SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH DOANH

Tính từ thời điểm tháng 1/2020 – mốc thời gian ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam thì nay, Việt Nam đã trải qua 4 làn sóng dịch Covid -19. Đại dịch gây ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Mọi mặt đời sống đều ảnh hưởng nghiệm trọng. Trong đó, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đứt gãy các cuỗi cung ứng, rủi ro tài chính gia tăng. Tuy nhiên, đại dịch cũng đồng thời làm tăng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc cần đến sự hỗ trợ của các công cụ.

Liên tục nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải vượt qua để phát triển. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn do COVID-19 đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp đến bờ vực “phá sản”. Một số liệu ước tính vừa được công bố, trong 3 năm (từ năm 2019 – năm 2021), khoảng 35% doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán. Một số liệu thống kê khác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng chỉ rõ, trên thế giới trung bình 3 doanh nghiệp sẽ có 1 doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Trước tình hình “sinh tử” đáng báo động của doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục ban hành nhiều gói hỗ trợ. Cụ thể, xét về chính sách tiền tệ, Chính phủ đặt ra mục tiêu là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất và dành 250 nghìn tỷ đồng cho hỗ trợ tính dụng. Tiếp đến, xét về chính sách tài khoá, Chính phủ đặt trọng tâm gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng dành  16 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động. Chính sách giải ngân vốn đầu tư công cũng được Chính phủ chú tâm đẩy mạnh.     

Hệ thống các gói giải pháp, chính sách khá đồng bộ, đã được Chính phủ “bơm oxy” cho doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, đại dịch cũng đồng thời làm tăng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc cần đến sự hỗ trợ của các công cụ. Bởi những chính sách vĩ mô từ nhà nước, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp còn có thể sử dụng “đòn bẩy” từ những công cụ, giải pháp để tạo đà tăng trưởng.

 5 CÔNG CỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH DOANH GIÚP TỐI ƯU HÓA NGUỒN LỰC CHO DOANH NGHIỆP

Công cụ xây dựng hệ thống bán hàng, phát triển kinh doanh

Công cụ xây dựng hệ thống bán hàng, thúc đẩy việc phát triển kinh doanh là một phần đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tại nhiều công ty, đội ngũ kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định việc “sống còn” của toàn bộ máy. Vì vậy, việc bắt tay vào xây dưng hệ thống bán hàng hoàn hảo sẽ tạo đà tăng trưởng nguồn thu cho chính doanh nghiệp, tổ chức.

Tuy nhiên, việc bán hàng đã chuyển biến chóng mặt khi khách hàng quyết định thay đổi hành vi mua hàng. Nghiên cứu cho thấy khoảng 81% người mua đã tìm hiểu trên Internet trước khi mua hàng. Do đó, một điều đặc biệt quan trọng đối với đội ngũ kinh doanh là họ phải hiện diện ở nơi khách hàng có mặt – Internet. Độ phủ mạnh mẽ của Internet đã mang đến cơ hội để bộ phận kinh doanh bán hàng tương tác nhiều hơn với khách hàng. Đặc biệt, khi dịch bệnh xuất hiện, khách hàng ngày càng làm quen nhiều hơn với shopping online.

Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Một công cụ xây dựng hệ thống bán hàng hiệu quả sẽ là “chìa khoá đa năng” khi mở được 7 “cánh cửa” sau:

  Tuyển lựa khách hàng tiềm năng;

  Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng;

  Giải quyết vấn đề; Trình bày giải pháp;

  Kinh doanh giá trị;

  Đàm phát và chốt giao dịch;

  Triển khai hiệu quả.

Công cụ quản trị nhân sự

Theo thống kê sơ bộ, 90% doanh nghiệp đang không sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau để quản lý gây ra sự thiếu đồng bộ. Các phòng, ban thiếu sự liên kết về mặt thông tin để hoàn thành tối đa các nhiệm vụ được giao. Hệ lụy nghiêm trọng mà doanh nghiệp phải gánh chịu sẽ tác động đến mạnh mẽ đến việc kinh doanh và vận hành.

Xét về kinh doanh, quản trị nhân sự kém sẽ dẫn đến hậu quả: Không đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra; Doanh thu không đủ bù đắp chi phí vận hành; Không có doanh thu vì khách hàng rời bỏ…

Xét về vận hành, quản trị nhân sự kém làm lãng phí nguồn lực và thất thoát chi phí; Đình trệ công việc, kết quả giảm sút, nhân viên năng suất không cao…

Trong thời địa của Internet, không khó để doanh nghiệp tìm đến sự hỗ trợ từ công cụ quản trị nhân sự toàn diện. Mọi thông tin, dữ liệu đều được thống kê, báo cáo trên phần mềm. Các công cụ quản trị nhân sự sẽ giải quyết cụ thể từng vấn đề như:

  Quản lý hệ thống thông tin về nhân sự

  Chấm công di động thay thế máy vân tay, gửi và duyệt đơn từ chấm công online

  Tự động thực hiện các thao tác cập nhật, kết xuất, tính toán bảng công

  Tự động hóa tính lương theo công thức đặt sẵn

  Hỗ trợ gửi và phê duyệt các đơn nghỉ phép, đơn đi công tác, đơn tăng ca, làm thêm cũng như các loại đơn khác

  Chuyên nghiệp hóa quá trình tuyển dụng nhân sự

Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

 Công cụ quản trị điều hành dành cho ban lãnh đạo

Đằng sau một doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, tăng trưởng về chất lượng lẫn quy mô là sự hợp thành của nhiều yếu tố. Một vài những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp là văn hoá, bản sắc riêng của doanh nghiệp. Nền móng này được xây dựng bởi chính đội ngũ ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, còn phải kể đến sự đổi mới, sáng tạo, bắt kịp xu hướng, dòng chảy kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống quản trị tối ưu…

Một doanh nghiệp phát triển bền vững cần đáp ứng nhiều tiêu chí như: sự đổi mới, bắt kịp xu hướng, hệ thống quản trị tiên tiến, áp dụng công nghệ hiện đại… Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến sự lớn mạnh của một doanh nghiệp, đó chính là năng lực quản lý của nhà lãnh đạo. Vì vậy, các công cụ quản trị điều hành sẽ trở thành “cánh tay phải” đắc lực giúp Ban Lãnh Đạo hoạch định mọi vấn đề của doanh nghiệp một cách rõ ràng, bài bản và hiệu quả.

 Công cụ hỗ trợ quản trị tài chính (Set up hệ thống và tối ưu dòng tiền)

Đối với mọi doanh nghiệp, dòng tiền là yếu tố giúp mọi công tác quản trị trơn tru, năng suất. Một doanh nghiệp có dòng tiền tốt giúp tạo uy tín với đối tác, để người lãnh đạo có thêm thời gian cho các công tác quan trọng trong việc kinh doanh và bán hàng; trả lương cho người lao động, đủ “lực” để giữ chân nhân tai hay tăng tốc cho một chiến lược tiếp thị với ngân sách lớn.

Sự ra đời của các công cụ quản trị tài chính giúp doanh nghiệp trực tiếp xây dựng và vận hành hệ thống kế hoạch tài chính – kinh doanh – dòng tiền tối ưu. Các công cụ quản trị tài chính sẽ tạo nền móng vững chắc để những người điều hành có thể quản trị chi phí hiệu quả, tìm ra giải pháp thiết thức và đầy tính khả thi trong việc tăng nguồn thu và lợi nhuận. Thêm vào đó, công cụ sẽ hỗ trợ tổ chức công tác kế toán và kiểm soát hồ sơ báo cáo thuế theo cách bài bản. Đặc biệt, một tính năng hữu hiệu của công cụ hỗ trợ còn thể hiện trong mảng phân cấp quản lý tài chính và cảnh báo trước rủi ro mất cán cân thanh toán, công nợ. Đặc biệt, việc tối ưu dòng tiền trong bối cảnh dịch bệnh để đầu tư đúng và hiệu quả.

Các công cụ quản trị hỗ trợ phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

 Công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Trong vòng vài năm trở lại đây, khái niệm “chuyển đổi số” ngày càng trở nên phổ biến và được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chuyển đổi số được hiểu đơn giản là việc thay đổi từ mô hình truyền thống sang cách mô hình áp dụng các công nghệ mới. Cụ thể như: Dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IOT)… Việc áp dụng công nghệ số sẽ tạo bước ngoặt lớn đối với phương thức điều hành, quy trình làm việc, quy trình quản lý nhân sự, quy trình bán hàng… 91% doanh nghiệp đã áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng chiến lược số hóa làm ưu tiên. Đây là một con số “biết nói”, cho thấy phần lớn doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay. 

Vì vậy, những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cần sự “thấu hiểu” đối với các vấn đề đặc trưng mà mỗi doanh nghiệp gặp phải. Câu chuyện chuyển đổi số nhằm tới đích là cải thiện, nâng cao kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, chuyển đổi số thực sự phải vừa giải quyết vấn đề ngắn hạn, phải vừa hướng tới sự bền vững lâu dài.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát, doanh nghiệp Việt vẫn đang trong cuộc đua “thử sức bền”. Đây cũng chính là thời điểm, để doanh nghiệp hoạch định các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh toàn diện từ cơ cấu tổ chức; tài chính; nhân sự… Một doanh nghiệp trụ vững qua phép thử dịch bệnh là doanh nghiệp thấu hiểu và khai thác tối đa các công cụ hỗ trợ.

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x