Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về vốn hoá thị trường

5 min read

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về vốn hoá thị trường

Vốn Hóa Thị Trường Là gì? Những Lưu Ý Về Vốn Hóa Thị Trường

Trên thị trường kinh doanh, cụm từ vốn hóa thị trường là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên. Đây là một chỉ số mô tả về quy mô của một công ty, nhưng khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về chúng dẫn đến nhầm lẫn với giá trị thực sự của công ty. Hiểu được vốn hóa thị trường là gì và nắm chắc được đặc điểm vai trò của nó sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn. Jenfi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây. 

Vốn hóa thị trường là gì?

Thuật ngữ “Vốn hóa thị trường” trong tiếng Anh là Market Capitalization - Đây là tổng giá trị hiện tại của các tất cả cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Có thể hiểu vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó, tương ứng với giá trên thị trường tại thời điểm mua. 

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp là số liệu chính được sử dụng để đánh giá rủi ro và tiềm năng của cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất giúp nhà đầu tư xác định lợi nhuận và rủi ro trong cổ phiếu. Từ đó đưa ra những sự lựa chọn đầu tư cổ phiếu tối ưu nhất cho họ. Các nhà đầu tư cũng sử dụng vốn hoá thị trường để xác định quy mô của công ty. Không bao gồm số liệu về doanh số hoặc tổng tài sản. 

Giá trị của vốn hoá thị trường là gì?

Giá trị của vốn hoá thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Giá trị của vốn hoá không cố định mà có thể có những biến động nhất định theo từng thời điểm. Chúng phụ thuộc vào yếu tố cung cầu, lãi suất, lạm phát,…không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Rất nhiều người chưa hiểu rõ dẫn đến nhầm lẫn về hai khái niệm này. Trên thực tế, vốn hóa thị trường chỉ là chỉ số mô tả về quy mô của một công ty, không phải chỉ số tính giá trị thực sự của công ty.

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Ví dụ để hình dung rõ hơn về vốn hoá thị trường: Công ty A có 1.000 cổ phiếu, vào ngày 1/8 giá cổ phiếu công ty là 50.000 VND/ cổ phiếu và VH của công ty đó là 50 tỷ VND. Tuy nhiên, vào ngày 1/09 cổ phiếu công ty là 45.000 VND/ cổ phiếu. Vậy VH của công ty cũng thay đổi từ 50 tỷ VND xuống còn 45 tỷ VNĐ.

Theo thống kê của các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, trong top 7 công ty có vốn hoá cao nhất có đến 5 cong ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như: Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook). Điều này chứng minh được vị thế ngày càng vững chắc theo xu hướng phát triển của các hãng công nghệ.

Công thức tính vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hoá thị trường được tính bằng công thức đơn giản như sau:

Vốn hóa thị trường = Giá trị cổ phiếu hiện tại x Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Từ công thức có thể thấy, giá trị vốn hóa thị trường phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu của công ty. Giá trị này không cố định mà biến đổi theo từng ngày giao dịch. Vốn hoá thị trường tăng lên khi giá cổ phiếu tăng và ngược lại, giá cổ phiếu giảm thì vốn hoá thị trường cũng giảm theo.

Phân loại vốn hóa thị trường

Các công ty niêm yết được phân thành các loại theo giá trị vốn hóa thị trường. Việc phân loại này giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và lường trước khả năng chấp nhận rủi ro của mình. 

Vốn hoá thị trường tại Việt Nam hiện nay được chia thành 4 nhóm cơ bản như sau:

Nhóm Tên khác VHTT (Tỷ VND)
Vốn hóa lớn Largecap >10.000
Vốn hóa vừa Midcap >=1. 000 và <=10.000
Vốn hóa nhỏ Smallcap >=100  và <1.000
Vốn hóa siêu nhỏ Microcap <100

Largecap: Vốn hóa lớn 

Nhóm những doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn (Largecap) còn được gọi là nhóm trụ hoặc Blue chip của thị trường chứng khoán. Đây là top những doanh nghiệp hàng đầu trong một lĩnh vực nhất định. Với giá cổ phiếu cao và số lượng lớn trên thị trường.

Họ có nội tại tốt, với đội ngũ quản lý uy tín, xếp hạng tín nhiệm cao và lịch sử lợi nhuận lâu dài. Thương hiệu của họ đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Trên thế giới có thể kể đến những “ông lớn” như:  Apple, Microsoft, Amazon, Google, Facebook hay Audi, BMW, Mercedes,...Tại Việt Nam có thể kể đến như Vingroup, Vinamilk, PNJ,...

Midcap: Vốn hóa vừa

Nhóm vốn hóa vừa là những công ty hoạt động ở tầm trung. Cổ phiếu của họ ở vị trí vừa phải trong mối quan tâm của các nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu này có chút rủi ro hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.  

Vốn hoá vừa có thể biến động nhiều hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều tiềm năng tăng giá hơn, vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển.

Những lợi ích bạn có thể đạt được khi đầu tư vào công ty vốn hóa trung bình:

  • Hoạt về mặt tài chính được đánh giá tương đối tốt
  • Nhiều công ty vốn hóa tầm trung thường tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Họ đã hoạt động đủ lâu để tạo nên một thị trường ngách trong thị trường mục tiêu của họ.

Smallcap: Vốn hóa nhỏ

Nhóm doanh nghiệp có vốn hoá thị trường nhỏ (smallcap) tập trung những công ty có quy mô nhỏ. Giá cổ phiếu thấp hoặc chiếm số lượng cổ phiếu ít trên thị trường. Những doanh nghiệp này thường hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh, không có biên lợi nhuận tốt hoặc thị trường bỏ quên. Các nhà đầu tư đa phần đánh giá thấp các cổ phiếu này do tính rủi ro khá lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các nhà đầu tư dài hạn. Những người có thể chịu được những biến động giá cổ phiếu không ổn định trong ngắn hạn thường chọn cách đầu cơ lướt sóng kiếm lợi nhuận từ đây.

Microcap: Vốn hóa siêu nhỏ 

Vốn hoá siêu nhỏ (tiếng Anh: Microcap) thường có giá ở mức cực kỳ rẻ. Chính vì thế chúng được các nhà đầu tư ví là cổ phiếu "trà đá", (giá rẻ tương đương cốc trà đá). Hầu hết những doanh nghiệp trong nhóm này có hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp, hoặc đang bước vào chu kỳ suy thoái. Cổ phiếu các công ty này có tính rủi ro rất cao và có rất ít số liệu để đánh giá.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì giá trị vốn hóa thị trường là điều họ quan tâm hàng đầu. Giá trị này vừa thể hiện được quy mô hoạt động thông qua số lượng cổ phiếu lưu hành, vừa biểu hiện tiềm năng tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp thông qua thị giá cổ phiếu. 

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường thông thường sẽ tỉ lệ thuận với độ tin cậy, uy tín đồng thời tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của mỗi doanh nghiệp bất kỳ. Đây là yếu tố giúp nhà đầu tư có thêm thông tin để lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp có mức vốn hóa khác nhau. Hướng tới mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư. Phần nào đó phân được tán rủi ro và tối ưu khoản lợi nhuận thu về. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn cũng là ngưỡng hạn chế một phần rủi ro thanh khoản của cổ phiếu đang lưu hành. 

Những nhân tố tác động đến vốn hóa thị trường

Từ công thức tính có thể nhận thấy, vốn hoá thị trường chịu tác động bởi hai yếu tố chính là: Số lượng cổ phiếu đang lưu hành và Thị giá của cổ phiếu đó. 

Khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp có biến động. Dù theo hướng tăng lên hay giảm xuống cũng sẽ có tác động khiến thị trường của doanh nghiệp thay đổi theo. Trường hợp giá cổ phiếu là không đổi, nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa sẽ tăng lên và ngược lại, nếu công ty mua lại cổ phiếu thì vốn hóa sẽ giảm đi.

Cần lưu ý rằng giá trị vốn hóa thị trường sẽ không bị tác động từ việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia tách, số lượng cổ phiếu tăng lên và thị giá của nó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, vốn hóa không đổi mà vẫn giữ nguyên giá trị.

Những lưu ý về vốn hoá thị trường khi quyết định đầu tư

Rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về vốn hoá thị trường, dẫn đến đưa ra nhiều quyết định sai lầm. Trên thực tế, vốn hóa thị trường chỉ cho bạn biết một phần của câu chuyện. 

  • Đừng nhầm lẫn vốn hoá thị trường và giá trị của doanh nghiệp. Tính toán giá trị thực tế của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với vốn hoá thị trường. Vốn hóa thị trường chỉ phản ánh những gì chúng ta trả ở thời điểm hiện tại để sở hữu một phần của doanh nghiệp. Ngoài giá trị vốn hóa, các nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm các thông tin khác về doanh nghiệp để từ đó đưa ra những nhận xét và quyết định trong đầu tư chính xác hơn.
  • Phương pháp phân tích kỹ thuật nên hạn chế áp dụng với những công ty có vốn hóa quá nhỏ. Đặc biệt những doanh nghiệp có tính đầu cơ và thiếu sự minh bạch trong việc công bố thông tin trong nội dung báo cáo tài chính. 
  • Khi so sánh các doanh nghiệp, nếu các yếu tố khác là như nhau thì nên ưu tiên chọn công ty có vốn hóa cao. Điều này đảm bảo cho thương vụ đầu tư của bạn có độ uy tín và an toàn nhiều hơn.
  • Nếu bạn có mức vốn nhỏ hơn thì nên lựa chọn các doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Midcap) để có thể đem lại lợi nhuận tương đương.  

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về vốn hóa thị trường, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ giá trị vốn hóa là gì. Đây sẽ là nhân tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư của bạn chính xác và đạt hiệu quả tối ưu.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top