Tự Do Tài Chính: Mở Khóa Những Bí Mật Để Đạt Được Tự Do Tài Chính

5 min read

Tự Do Tài Chính: Mở Khóa Những Bí Mật Để Đạt Được Tự Do Tài Chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Cập nhật: 2023

Tự do tài chính là khả năng sống cuộc sống theo ý mình, không phải lo lắng về tiền bạc. Khi đó, bạn đã để dành đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu của bản thân trong hiện tại và cả tương lai.  Để đạt được tự do tài chính, bạn cần hiểu những kiến thức cơ bản về lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư và các chiến lược khác có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. 

Trong bài này, cùng Jenfi Capital khám phá các chiến lược và kỹ thuật để mở khóa những bí mật dẫn đến tự do tài chính.

Tự do tài chính là gì?

Định nghĩa tự do tài chính

Tự do tài chính là được nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân. Đây là trạng thái mà bạn thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc. Có đủ nguồn tiền để thoải mái chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và những hoạt động dành cho giải trí, sở thích cá nhân mà không bị chi phối bởi tiền. Bởi vì, bạn có đủ tiền để trang trải cuộc sống thoải mái trong dài hạn và có thể đưa ra những quyết định mà không phải đắn đo về tài chính.

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Tài chính luôn đóng vai trò trong cuộc sống. Bạn trở nên tự do khi tiền bạc không phải là yếu tố thống trị ảnh hưởng đến quyết định của bạn. 

Muốn đạt được tự do tài chính, điều tiên quyết bạn cần có là nguồn thu phải lớn hơn khoản chi. Một người thiếu tiền sẽ suốt ngày luôn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền, hoá đơn cần thanh toán hay các khoản nợ,...Nếu bạn nhận lương vào đầu tháng, thanh toán các khoản nợ và chi tiêu trong khoảng nửa tháng rồi đến cuối tháng phải chi li từng chút một thì bạn chưa đạt đến tự do tài chính. Nếu bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân mà luôn cân đo từng chút thì bạn cũng chưa có tự do tài chính.

Tự do tài chính không đồng nghĩa với việc phải thật giàu có.

Điểm mấu chốt là cách quản lý tài chính sẽ phản ánh sự tự do của mỗi cá nhân. Mỗi người có ngưỡng “đủ” của riêng mình. Nếu bạn có thu nhập cao nhưng tổng chi vượt quá tổng thu thì bạn cũng không tự do tài chính hơn những người có mức lương thấp hơn. Hãy theo đuổi sự giàu có nhưng cũng cần bảo đảm cho mình sự bình yên về tâm hồn - điều bạn sẽ tự động có được khi đạt tự do tài chính.

Tự do về tài chính cũng không phụ thuộc vào độ tuổi, nhan sắc hay trí thông minh mà phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Nói cách khác, nó là trạng thái "đủ" về tiền bạc để bạn có một cuộc sống thoải mái nhất có thể.

Tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?

Không có một con số cụ thể nào cho ngưỡng tự do tài chính. Bạn có thể có nhu cầu dùng điện thoại đời mới nhất. Nhưng cũng có người chỉ cần điện thoại nghe gọi, lướt web được là đủ. Nhìn chung, bạn được coi là đạt tự do tài chính khi có thể tự do sống theo ý của mình, mà không cần lo nghĩ tới khía cạnh về tiền.

Tỷ phú Sabatier, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Financial Freedom” từng đưa ra nhận định mức 1 triệu USD (khoảng hơn 23 tỷ đồng tiền Việt) là khoản chi phí để một người đạt đến trạng thái tự do tài chính. Bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của cuộc sống và đưa ra những quyết định tài chính với số tiền này mà không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì. Đơn giản hơn, chỉ cần gửi ngân hàng và hưởng lãi suất hàng năm cũng đủ giúp bạn có cuộc sống tương đối đầy đủ.

Còn tại Việt Nam, các chuyên gia tài chính từng đưa ra con số dự đoán giúp một cá nhân đạt được mức tài chính là khoảng từ 800 triệu đồng.

Một con số ít hơn rất nhiều so với 1 triệu USD. Điều này dựa vào chênh lệch về môi trường sống, giá cả thị trường,...

Một trong những quy tắc nổi tiếng trên thế giới giúp bạn biết được mình đã đạt tới tự do tài chính hay chưa đó chính là quy tắc 4%. Theo đó, bạn sẽ đạt tự do tài chính khi sở hữu một khoản tiền bằng 25 lần tổng chi phí sinh hoạt trong 1 năm của mình.

Nhìn chung, sẽ không có một con số cụ thể nào để làm mốc chung đánh giá sự tự do tài chính của tất cả mọi người. 

Không có con số cụ thể nào là mốc chung về tự do tài chính. Bởi nhu cầu của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Điều bạn cần là xác định được nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch tài chính cá nhân, tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm cần có đủ để cuộc sống thoải mái nhất có thể.

Lợi ích của Tự do Tài chính

Tự do tài chính cho phép bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cuộc sống của mình và đưa ra các quyết định có lợi cho bản thân về lâu dài. Nhờ tài chính cũng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn, vì bạn không cần phải lo lắng về gánh nặng nợ nần hay thiếu tiền để chinh phục ước mơ. Ngoài ra, tự do tài chính có thể giúp bạn chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, đầu tư cho tương lai của bản thân và cho những người thân yêu của bạn. Tự do tài chính cũng có thể mang lại cho bạn sự an tâm khi biết rằng bạn đang kiểm soát tài chính và tương lai của chính mình.

Nguyên tắc để tự do tài chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Để có thể mạnh mẽ gạt áp lực kiếm tiền sang một bên. Có một số nguyên tắc để đạt được tự do tài chính chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn như sau:

Tăng nguồn thu nhập

Nguyên tắc cơ bản của tự do tài chính chính là “Thu nhập luôn phải lớn hơn chia tiêu” một cách đáng kể. Nguồn thu càng lớn thì số tiền dư mỗi tháng càng nhiều, khoảng cách đến tự do tài chính càng được rút ngắn.
Hãy cố gắng tăng nguồn thu của bạn bằng nhiều cách để phá bỏ giới hạn các hoạt động chi tiêu của bạn. Đừng chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu cố định duy nhất. Hầu hết nguồn thu của những người giàu trên toàn thế giới không chỉ đến từ một nguồn. Họ đa dạng nguồn thu không chỉ từ một nguồn duy nhất. Họ tạo ra rất nhiều những nguồn thu nhập thụ động và chúng sinh lời ngay cả khi họ không cần bỏ quá nhiều thời gian hay công sức. Áp lực trong trường hợp nguồn thu chủ động có vấn đề nhờ đó được giảm đi rất nhiều.

Tích lũy tiền bạc

Tiết kiệm và tích lũy là nền tảng cốt lõi trong nguyên tắc làm chủ tài chính cá nhân. Tích luỹ giúp cho bạn có một khoản tài chính phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ không bị động mà đây sẽ là khoản chi phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp phát sinh của bạn.

Giảm nhu cầu vật chất

Như đã nhắc đến ở trên, nhu cầu vật chất của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về tự do tài chính. Nhiều người chi tiêu quá mức cần thiết dẫn đến thiếu tiền, vay nợ hay bù trước hụt sau để bù lại những khoản chi phí thâm hụt.

Khi không có kế hoạch quản lý tài chính cụ thể kèm theo nhu cầu vật chất vượt quá thu nhập. Bạn sẽ nhanh chóng bị tài chính chi phối và con đường đến tự do tài chính vì thế cũng ngày càng xa vời hơn.

Các bước để đạt được tự do tài chính

Các bước để đạt được tự do tài chính tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân của bạn, nhưng có một lộ trình chung có thể giúp bạn đạt được tự do tài chính:

  • Tạo ngân sách và theo dõi chi tiêu.
  • Trả hết mọi khoản nợ.
  • Tăng thu nhập với công việc phụ hoặc công việc thứ hai.
  • Bắt đầu đầu tư và xây dựng sự giàu có.
  • Bảo vệ tài chính của bạn bằng bảo hiểm, quỹ khẩn cấp và di chúc.
  • Tạo ra nhiều dòng thu nhập.
  • Sống dưới khả năng kiếm tiền của bạn và tiết kiệm cho tương lai.
  • Giáo dục bản thân về tiền bạc và đầu tư.
  • Tự động hóa tài chính của bạn.

7 Cấp độ tự do tài chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Cấp độ 1: Sự rõ ràng

Bước đầu tiên trên hành trình tự do tài chính là chủ động kiểm tra tình hình tài chính của bản thân. Bạn cần hiểu rõ mình đang có bao nhiêu tiền? Bạn đang nợ bao nhiêu? Mục tiêu cho những dự định sắp tới là gì? 

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi các khoản thu chi của mình và đưa ra số liệu tổng kết chính xác theo từng khoảng thời gian. Chúng sẽ giúp bạn nắm được mình đang chi quá nhiều cho những khoản nào. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Cấp độ 2: Sự tự lập

Độc lập tài chính là khi bạn chủ động với những khoản thu chi của mình. Không sử dụng bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài, bao gồm cả các khoản trợ cấp của bố mẹ. Ở cấp độ này, bạn sẽ phải tự mình trang trải cuộc sống và chủ động cân đối mọi khoản thu chi.

Cấp độ 3: Sự thảnh thơi

Vượt qua cấp độ 2, nhóm người ở cấp độ 3 là những người có một khoản tài chính dư dả nhất định. Họ có thể dễ thở hơn một chút với khoản tiền dư dả sau khi đã cân đối xong các khoản chi phí sinh hoạt hàng tháng. Cuộc sống sẽ thảnh thơi hơn rất nhiều nếu bạn có tài chính dư dả để dành cho tiết kiệm hay phục vụ sở thích cá nhân.
Cần lưu ý rằng không phải cứ có mức lương nhiều hơn ở cấp độ 2 mới có thể đạt đến cấp độ 3. Việc bạn kiếm được nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn đang thực sự tiết kiệm số tiền đó. Có một sự thật khá thú vị là hầu hết mọi người đều sống bằng nợ. Ví dụ như mua một chiếc ô tô và trả góp hàng tháng. 

Cấp độ 4: Sự ổn định

Cấp độ 4 là nhóm những người đạt đến ngưỡng thanh toán được nợ lãi suất cao và tích lũy đủ ít nhất 6 tháng chi phí sinh hoạt dự phòng những trường hợp khẩn cấp. Đồng nghĩa với việc họ có sự ổn định nhất định về tài chính. Không phải lo lắng nếu có biến động bất ngờ như mất việc hay phải di chuyển nơi ở. Cuộc sống của họ tạm thời không bị xáo trộn trong ít nhất 6 tháng.

Sự ổn định đến từ những khoản tiết kiệm dự phòng. Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, khi tính toán số tiền phải tiết kiệm, bạn nên suy nghĩ về bức tranh tài chính khi đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn trước. Sau đó mới dành ưu tiên cho các khoản chi phí sinh hoạt thường ngày.

Cấp độ 5: Sự linh hoạt

Những người đạt đến cấp độ 5 là họ đã tiết kiệm được ít nhất hai năm cho chi phí sinh hoạt. Tất nhiên, không nhất thiết phải là tiền mặt. Đó có thể là tổng số tiền từ các hoạt động đầu tư, tài khoản tiết kiệm, cho vay,...miễn là bạn có thể dễ dàng thu hồi khi cần đến. Những nguồn thu nhập thụ động góp phần rất lớn vào ngân sách dự phòng cho nguồn tài chính ở cấp độ 5. Khi bạn không cần bỏ quá nhiều công sức và thời gian nhưng tài khoản vẫn ngày càng tăng thêm.

Linh hoạt để có thể tự “cởi trói”, ít nhất là tạm thời không đi làm trong một khoảng thời gian nhất định để có thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sống.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Một trong những đặc điểm nổi bật của những người độc lập tài chính là họ có thể sống hoàn toàn thoải mái từ thu nhập tạo ra từ các khoản đầu tư. Thông thường họ sẽ sở hữu một trong 2 điều đáng mơ ước như sau: Khoản tiền lớn trong mục đầu tư sinh lời hoặc Tài sản cho thuê. Tất nhiên, cũng có rất nhiều người sở hữu cả 2 thứ. Điều duy nhất họ cần lo lắng là những sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định.

Để có thể đạt được cấp độ  6 - Độc lập tài chính, bạn cần có khoản đầu tư với tỷ lệ cao trong thu nhập của mình. Tích cực tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn từng bước xác định quyền kiểm soát hơn với tương lai và số phận của chính mình. Những người ở cấp độ 6 về tự do tài chính hầu hết đều có suy nghĩ khác với những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. 

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Những người ở nhóm cấp độ 7 sẽ không cần phải lo lắng về sự thay đổi trong danh mục đầu tư như cấp độ 6. Họ giàu có, không phải lo lắng về tài chính. Tiền bạc lúc này không còn là điều cần bận tâm đến. Tiền không còn là điều kiện cho phép chúng ta mua sắm, mà nó đã trở thành phương tiện giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn về cách bản thân muốn sống

Của cải dồi dào ở cấp độ 7 của tự do tài chính - Họ có nhiều tiền hơn rất nhiều so với những gì họ cần. 

Những người độc lập về tài chính sống thoải mái bằng thu nhập từ danh mục đầu tư của họ. Theo Quy tắc 4% và tương đối chắc chắn rằng tài sản của họ liên tục tục tăng lên và sẽ không cạn kiệt. Nếu có ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài cũng chỉ là một phần nhỏ không đáng kể. Nhóm người ở cấp độ 7, họ có những lựa chọn khôn ngoan hơn, trước hơn hết là tư duy về tiền bạc.

4. Bạn đang ở đâu trong 7 cấp độ tự do tài chính?

Grant Sabatier - nhà triệu phú tự thân từ tuổi 30, là một trong những người tiên phong cho trào lưu FIRE (Financial independence, retire early) - ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ NGHỈ HƯU SỚM. Mặc dù còn rất lâu mới đến tuổi nghỉ hưu, nhưng Sabatier đã tích lũy cho mình số tiền đủ tiền để sống thoải mái nhờ vào thu nhập vĩnh viễn từ các khoản đầu tư của mình. Ông cũng là người mang đến nguồn cảm hứng nhiều nhất cho câu chuyện thành công theo phong trào FIRE.

Theo Sabatier, tiền bạc sẽ mang lại cho bạn nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Ông đưa ra lộ trình để đảm bảo tự do tài chính cá nhân, tương ứng với 7 cấp độ như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Từ rõ ràng, tự túc tiền bạc đến mức dồi dào của cải.

Một cuộc khảo sát của Magnify Money cho thấy, hơn một nửa người Mỹ đang làm việc và sống bằng tiền lương.

Tương đương với múc độ thứ 2 theo 7 cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier..

Khi một người sống chủ yếu vào tiền lương, các khoản chi tiêu cho sinh hoạt thường ngày đã chiếm phần lớn số tiền có được hàng tháng. Họ sẽ có rất ít hoặc không có tiền nhàn rỗi để dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư. Nếu có biến động trong khoản thu nhập lương cố định. Cuộc sống của họ chắc chắn sẽ có nhiều biến động và rủi ro. 

Một trong những yếu tố quan trọng để tự do tài chính là xây dựng các nguồn thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động sinh ra lợi ích ngay cả khi bạn ngủ. Bạn gần như không phải động tay vào chúng trừ những lúc cần phải xem báo cáo hay ra lệnh rút tiền về tài khoản. Theo Grant Sabatier, để đạt đạt được cấp độ cao hơn đòi hỏi sự thay đổi trong thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc.

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Theo đuổi Tự do Tài chính

Khi theo đuổi tự do tài chính, điều quan trọng là phải tránh những sai lầm phổ biến có thể phá hủy công sức của bạn. Những sai lầm này bao gồm:

  • Không tạo hoặc tuân theo ngân sách.
  • Không theo dõi chi phí hoặc đầu tư của bạn.
  • Mắc nợ quá nhiều.
  • Không có bảo hiểm đầy đủ.
  • Không có quỹ khẩn cấp.
  • Không đa dạng hóa các khoản đầu tư của bạn.
  • Không tận dụng các khoản giảm thuế và ưu đãi.
  • Không giáo dục bản thân về tiền bạc và đầu tư.
  • Không có kế hoạch nghỉ hưu.
  • Không chấp nhận rủi ro

Tài nguyên về giáo dục tài chính

Có rất nhiều tài nguyên miễn phí về tài chính cá nhân và đầu tư. Một số nguồn phổ biến nhất cho giáo dục tài chính bao gồm:

  • Các trang web hiểu biết về tài chính như Mint, NerdWallet và The Motley Fool.
  • Các khóa học trực tuyến như Khan Academy, Udemy và Coursera.
  • Những cuốn sách dạy về tài chính như Cha giàu cha nghèo, Nhà đầu tư thông minh và Tổng số tiền kiếm được.
  • Các ứng dụng hiểu biết về tài chính như Acorns và Mint.
  • Các blog hiểu biết về tài chính như Đồng đô la đơn giản và Làm giàu từ từ.
  • Kiến thức tài chính Các kênh YouTube như The Financial Diet và Graham Stephan.

Tạm kết

Có thể chúng ta đang chỉ ở mức thấp nhất của tự do tài chính cá nhân. Nhưng hiểu mình đang ở đâu sẽ giúp bạn định hình mục tiêu và có kế hoạch cụ thể để thay đổi. Tiền bạc không nên được nhìn nhận như một hình thức cho phép bạn mua sắm, mà là một phương tiện giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn về cách bạn muốn sống. Hãy để tài chính là công cụ mang đến cho bạn nhiều hơn nữa sự tự do và nhiều lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống.
Hãy cùng xây dựng cho mình những kế hoạch và mục tiêu nhất định để có thể nâng bậc trên con đường chạm đến tự do tài chính.

Chủ đề liên quan: tạo dựng sự giàu có, đầu tư, tiết kiệm tiền, tự do nợ nần, an ninh tài chính, kế hoạch nghỉ hưu, kiến thức tài chính, độc lập tài chính, lập kế hoạch tài chính , quản lý tài sản.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top