Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

5 min read

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính. Giúp cho cuộc sống và công việc kinh doanh của chúng ta trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, tín dụng còn giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để tín dụng trở nên hữu ích và phát huy được tối đa vai trò của mình, mỗi người trong chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định.

Vậy tín dụng là gì? Liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về tín dụng chưa? Cùng Jenfi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tín dụng là gì?

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng trong tiếng Anh là Credit, tiếng La tinh là Creditium có nghĩa là sự tín nhiệm, sự tin tưởng. Đây là định nghĩa của mối quan hệ Vay – Cho vay giữa các cá nhân hay tổ chức dựa trên nguyên tắc hoàn trả cụ thể. Người cho vay là ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài tín dụng chính khác hoặc ngược lại. Sản phẩm vay thông thường là tiền hoặc hàng hóa.

Mối quan hệ vay và cho vay trong tín dụng cũng có những quy định và ràng buộc cụ thể như hình thức vay tín chấp, thế chấp (phải có tài sản đảm bảo), vay thấu chi (vay thấu chi (có chứng thực thu nhập cố định)),... Người đi vay phải tiến hành hoàn trả có kèm chi phí vay mượn cho người cho vay. Đây chính là lãi suất tín dụng. Mức lãi suất thông thường sẽ theo quy định của bên cho vay. Người đi vay phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho người cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán.

Ví dụ để hình dung rõ hơn về tín dụng: Anh A vay vốn ngân hàng một khoản chi phí để mua xe. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang cấp tín dụng cho anh A với những điều kiện, lãi suất và hạn mức cho vay cụ thể. Khi đến thời hạn nhất định theo hợp đồng đã ký, anh A sẽ phải hoàn trả số tiền đã vay kèm theo tiền lãi cho ngân hàng thương mại như thỏa thuận.

Mở thẻ tín dụng có phải là một hình thức tín dụng không?

Như đã phân tích ở trên, tín dụng là khái niệm để chỉ mối quan hệ vay và cho vay. Còn việc mở thẻ tín dụng là hình thức phát hành thẻ dựa trên uy tín của cá nhân người mở thẻ. 

Tuy thẻ tín dụng cũng cung cấp một số vốn nhất định theo hạn mức cho người dùng nhưng số tiền này chỉ tính là giao dịch khi chủ thẻ dùng. Ngược lại, tín dụng cá nhân khi khi hoàn thành ký kết sẽ được chuyển ngay cho người vay. Người vay nhận tiền, không quan tâm họ có dùng hay không thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi và tuân thủ theo hợp đồng quy định của ngân hàng.

2. Phân loại tín dụng

Dựa vào đặc điểm như chủ thể, thời gian, mục đích vay,... mà tín dụng được chia thành nhiều loại như sau:

Dựa vào thời hạn tín dụng

  • Tín dụng ngắn hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn không quá 1 năm. Chủ yếu với mục đích để phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp.
  • Tín dụng trung hạn: Tín dụng có thời gian vay từ 1 đến 5 năm. Mục đích vay chủ yếu để làm những chuyện lớn như xây nhà, mua xe hoặc đầu tư mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật,…
  • Tín dụng dài hạn: Thời gian vay kéo dài lớn hơn 5 năm. Những người có nhu cầu vay tín dụng dài hạn thông thường với mục đích sử dụng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, dự án dài hạn,...

Dựa vào đối tượng tín dụng

  • Tín dụng vốn lưu động: Loại tín dụng vốn sử dụng để tạo thành vốn lưu động cho những hoạt động duy trì hoạt động hằng ngày như: Trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu sản xuất,... 
  • Tín dụng vốn cố định:  Loại tín dụng này tạo thành nguồn vốn cố định cho doanh nghiệp để thực hiện những hoạt động dài hạn như: Xây dựng hạ tầng, mua tài máy móc sản xuất. Thông thường tín dụng cố định sẽ vay trong trung hoặc dài hạn.

Dựa vào mục đích sử dụng vốn

  • Tín dụng tiêu dùng: Loại tín dụng cho vay để người vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân
  • Tín dụng sản xuất – lưu thông hàng hóa: Người vay sử dụng vốn với mục đích để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh

Dựa vào chủ thể tín dụng

  • Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng mà người vay (cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện quan hệ vay với các ngân hàng.
  • Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng của các doanh nghiệp, thể hiện dưới dạng mua bán chịu hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng.
  • Tín dụng Nhà nước: Với hình thức tín dụng này, Nhà nước đóng vai trò có thể là đối tượng cho vay cũng có thể là đối tượng đi vay với chủ thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Dựa vào phạm vi hoạt động

  • Tín dụng nội địa: Tín dụng được ký kết trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
  • Tín dụng quốc tế: Tín dụng vượt ra khỏi phạm vi nội địa. Phạm vi quốc tế có thể là giữa 2 quốc gia hoặc giữa quốc gia với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế.

3. Vai trò của tín dụng

Tín dụng mang đến lợi ích rất tuyệt vời cho cả người vay và người cho vay. Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống và hoạt động kinh doanh. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thúc đẩy phát triển nhiều khâu quan trọng trong đầu tư, mua sắm hàng hoá dịch vụ và phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

  • Đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế đi vay: Các cá nhân hay tổ chức kinh tế không phải lúc nào cũng có đủ một lượng vốn nhất định để phục vụ cho những tình huống phát sinh. Thiếu nguồn vốn sẽ là gánh nặng kinh tế trong cuộc sống và làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng với những chương trình cho vay vốn cùng mức lãi suất ưu đãi sẽ là giải pháp tuyệt vời để xử lý “cơn khát vốn” đáng sợ này. 
  • Đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay: Các tổ chức thuộc bên cho vay thu được nguồn lợi nhuận lớn từ lãi suất và những khoản phí phục vụ dịch vụ. Đây cũng là nguồn vốn để các đơn vị cho vay có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
  • Đối với nền kinh tế: Tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hòa dòng vốn của nền kinh tế. Đồng thời kích thích tiêu dùng mạnh mẽ hơn. Tín dụng giúp những người có nhu cầu về vốn kết nối với nhau một cách hợp pháp. Vốn được chuyển từ những đối tượng có nguồn tài chính nhàn rỗi sang những người đang có nhu cầu về vốn.

4. Một số sản phẩm tín dụng phổ biến nhất hiện nay

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

  • Vay tín chấp: Tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên uy tín và khả năng thanh toán của người vay. Vay tín chấp phù hợp với đối tượng cá nhân với những nhu cầu vay nhỏ trong thời gian ngắn. Thời gian tối đa thường là 60 tháng. Tuy nhiên vay tín chấp có có mức lãi suất khá cao.
  • Vay thế chấp: Thế chấp là hình thức vay truyền thống của ngân hàng phù hợp cho đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Theo đó, người vay phải có tài sản đảm bảo mới được phê duyệt vay. Vay thế chấp có hạn mức lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố, thời hạn tối đa 25 năm.
  • Vay thấu chi: Là hình thức cho vay vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của khách hàng. Hạn mức vay thấu chi thông thường được cấp gấp 5 lần mức lương hàng tháng.
  • Vay trả góp: Trả góp là hình thức cho vay, khi người vay phải thanh toán tiền lãi và tiền gốc mỗi tháng bằng nhau. Thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của người vay.

Hiểu rõ tín dụng là gì, chúng ta sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn để sử dụng tín dụng hiệu quả. Tránh bị kẻ xấu trục lợi để rơi vào những bẫy tín dụng từ kẻ xấu. Đặc biệt là những hình thức tín dụng đen gây nên hiệu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản cũng như cá nhân người dùng.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top