SBU Là Gì? Doanh Nghiệp Có Nên Áp Dụng Mô Hình SBU?

5 min read

SBU Là Gì? Doanh Nghiệp Có Nên Áp Dụng Mô Hình SBU?

SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh đến một quy mô nhất định, việc áp dụng hình thức quản trị truyền thống (mô hình kim tự tháp) sẽ không còn phù hợp. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chọn một hình thức mở rộng gọi gà SBU - strategic business unit, hay còn gọi là đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU đem lại sự linh hoạt, lợi thế cạnh tranh, khả năng triển khai dự án kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả để giành lấy thời cơ mới. 

Nếu doanh nghiệp bạn đang dự định mở rộng quy mô kinh doanh về thị phần hay về danh mục sản phẩm mới, SBU có thể là mô hình bạn cần phải sử dụng. 

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu SBU là gì, các đặc điểm về SBU, cũng như những ví dụ điển hình về mở rộng kinh doanh theo SBU của các doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam.

SBU Là Gì? Định Nghĩa

SBU Là Gì | Jenfi Capital

SBU (strategic business unit), đơn vị kinh doanh, công ty con… là những tên gọi của loại hình doanh nghiệp có hoạt động riêng biệt, nhưng vẫn là một bộ phận của một doanh nghiệp lớn (tập đoàn, công ty mẹ). 

Đơn vị kinh doanh này có thể là một bộ phận độc lập trong một doanh nghiệp lớn, có những giá trị riêng về sứ mệnh, phân khúc khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. 

Tuy SBU hoạt động độc lập, linh hoạt nhưng vẫn được xem là một bộ phận thuộc doanh nghiệp lớn, và cần phải báo cáo hoạt động kinh doanh về trụ sở chính.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được các tập đoàn lớn có mặt tại Việt Nam đều hoạt động theo mô hình SBU. 

Ví dụ như Lotte Group sở hữu các doanh nghiệp thành viên như  Lotte Mart, Lotteria, Lotte Cinema, Lotte Card, Lotte Construction, Lotte Retail... 

Hay Vingroup sở hữu các SBU như Vinhomes, VinCity, Vinpearl, Vintata… và hơn 90 SBU khác hoạt động ngành nghề đa dạng, với nhân sự và năng lực đủ lớn để duy trì các bộ phận riêng như HR, Marketing, Bán Hàng, Kế Toán...

Những ví dụ SBU khác tại Việt Nam có thể kể đến bao gồm các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, P&G, Samsung, Mcdonalds, Coca-cola, LG,... và các tập đoàn trong nước như FPT, Vinamilk, Masan. 

Vậy, điều gì khiến cho những SBU này khác nhau nhưng đều thuộc cùng một doanh nghiệp? 

Vì Sao Doanh Nghiệp Phải Sử Dụng Mô Hình SBU?

Vì Sao Doanh Nghiệp Phải Sử Dụng Mô Hình SBU | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi các tập đoàn như Vingroup, Vinamilk, hay bất kỳ doanh nghiệp nào khởi động xây dựng một SBU sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp về mặt quản trị và triển khai. 

Thứ nhất, cấu trúc doanh nghiệp mẹ theo mô hình kim tự tháp sẽ khó để phác thảo và bám sát mọi khía cạnh cho lĩnh vực mới mà SBU sẽ tham gia vào. Điều này dẫn đến việc dễ tạo ra sai sót, hoặc bỏ lỡ các chi tiết cụ thể mà SBU cần để tồn tại và cạnh tranh. 

Khi xây dựng SBU, đơn vị kinh doanh sẽ có quyền hạn và nguồn lực riêng để phân tích thị trường, phân tích đối thủ, định vị sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng được khách hàng mục tiêu.

Thứ hai, xây dựng SBU cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mẹ. Lý do là vì nếu tất cả các sản phẩm, dịch vụ đều hoạt động theo mô hình kim tự tháp tập trung, việc đánh giá những hoạt động nào đang đóng góp giá trị cao hơn cho doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. 

Khi thiết lập SBU, nội bộ SBU có thể tự ra quyết định dựa trên nguồn lực và tối ưu hiệu quả kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp mẹ có thể dễ dàng đánh giá, so sánh giữa các SBU với nhau trong nội bộ công ty mẹ. 

Vậy, doanh nghiệp mẹ đánh giá các SBU như thế nào?

Phân Loại Các SBU Theo Mô Hình BCG Matrix

Phân Loại Các SBU Theo Mô Hình BCG Matrix | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi doanh nghiệp có nhiều SBU hoạt động độc lập, các SBU này được xem như một danh mục đầu tư (investment portfolio), và được đánh giá, phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, mô hình ma trận BCG có thể giúp bạn dễ dàng phân loại các SBU để ra quyết định đầu tư. 

Theo BCG Matrix, các SBU có thể chia làm 4 loại: dấu hỏi, ngôi sao, chó và bò sữa. Sau khi phân nhóm, doanh nghiệp có thể ra quyết định chiến lược phù hợp tùy thuộc vào SBU đang ở góc phần tư nào trong tứ đồ.

Ngôi sao

Ngôi sao là những SBU có mức tăng trưởng và thị phần đáng kể, đang sinh lợi nhuận cho công ty mẹ. Doanh nghiệp mẹ nên đầu tư vào các SBU này để tận dụng đà tăng trưởng và kiếm tiền.

Bò tiền mặt

Bò tiền mặt là một đơn vị kinh doanh chiến lược có thị phần lớn nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Đây là nguồn lực kinh tế để phân bổ cho SBU Ngôi sao.

Dấu hỏi

Các SBU này đang hoạt động ở các thị trường tăng trưởng nhanh nhưng chiếm được thị phần nhỏ. Chúng đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng thị phần, và thường khiến các nhà quản trị đau đầu khi không xác định được nên quyết định nên đầu tư thêm hay loại bỏ khỏi doanh nghiệp mẹ.

Chó

Chó đại diện cho những SBU có thị trường tăng trưởng chậm và thị phần thấp. Doanh thu của các SBU ở góc phần tư này thường chỉ vừa đủ để tồn tại. Do đó, doanh nghiệp mẹ thường sẽ thoái vốn, thanh lý để thoát khỏi như SBU như vậy.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Boston Consulting Group Matrix 2.0 trong bài viết này. 

Ưu Nhược Điểm Của SBU Là Gì

Ưu Nhược Điểm Của SBU Là Gì | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Ưu điểm của SBU

Khả năng sinh lời: khi các đơn vị kinh doanh chiến lược có thể tạo ra giá trị riêng cho khách hàng mục tiêu riêng thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. 

Ra quyết định: khi đối mặt với những thách thức hoặc trở ngại, quản lý trong mỗi SBU có thể tập trung vào các mối quan tâm trước mắt của họ và đưa ra quyết định nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.

Bền vững: với việc thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, chỉ những doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao nhất mới có thể tồn tại lâu dài. Cấu trúc SBU cho phép mỗi đơn vị phát triển với sự biến đổi của thị trường. Những thay đổi này có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp mẹ.

Quyền lực phi tập trung: Phân cấp quyền lực có thể khiến các nhân viên cấp dưới cảm thấy được tôn trọng, được trao quyền nhiều hơn và có động lực hơn.

Xây dựng và triển khai nhanh chóng: các SBU sẽ thuộc quyền của một quản lý và người này sẽ báo cáo lại cho Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành. 

Nhược điểm của SBU

Phức tạp: xây dựng một SBU vừa độc lập hoạt động, vừa phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp mẹ không hề đơn giản. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm văn hóa, điều kiện thị trường, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thông điệp thương hiệu, tài nguyên…

Cạnh tranh nội bộ: trong một số trường hợp, một SBU có thể cạnh tranh với một đơn vị khác trong cùng doanh nghiệp, gây ra hiện tượng “ăn mòn sản phẩm”, gây thất thoát doanh thu.

Tăng chi phí hoạt động: các đơn vị kinh doanh chiến lược cũng rất tốn kém. Với mỗi đơn vị mới yêu cầu quản lý, xây dựng thương hiệu, tuyển dụng, kế toán và nhân sự khác, tổ chức phải tuyển dụng nhiều vị trí nhiều lần. 

Khoảng cách giữa các SBU và Trụ sở: khoảng cách này làm giảm các liên kết trực tiếp với các bộ phận. Điều này có thể làm chậm quá trình giao tiếp vốn là điều bắt buộc đối với luồng thông tin hai chiều để ra quyết định và đánh giá hiệu suất.

Đấu đá nội bộ: theo cấu trúc này, các SBU đang thuộc nhóm Ngôi sao có thể tranh giành tài nguyên và chơi xấu với các SBU thuộc nhóm khác. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong doanh nghiệp mẹ.

Tạm Kết

Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là một mô hình quản trị giúp doanh nghiệp hướng tới nhóm khách hàng của mình hiệu quả hơn. Một số người nhận định, các tổ chức lớn không nên chia nhỏ thành các SBU vì có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, việc thiết lập đơn vị kinh doanh chiến lược tạo  ra nhiều cơ hội để tăng trưởng với những sản phẩm mới, thị trường mới, công nghệ mới… mà không bị sự giới hạn bởi cấu trúc quản trị truyền thống.

Hy vọng Jenfi Capital đã có thể cung cấp cho bạn điều bổ ích nhất cho bạn về SBU trong bài này. Hãy thử triển khai đơn vị kinh doanh chiến lược nếu muốn phát triển doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới. 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top