Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA

5 min read

Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA

Khi quản lý một doanh nghiệp, ROA là chỉ số vô cùng quan trọng, được đặc biệt quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản mang lại lợi nhuận cho công ty. Để hiểu rõ hơn về khái niệm ROA là gì, cũng như nắm được ý nghĩa và cách xác định chỉ số ROA, hãy cùng Jenfi.vn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này.

Chỉ số ROA là gì? 

roa là gì

ROA - tên gọi đầy đủ là Return On Assets, được hiểu là tỷ suất sinh lời tính trên tổng tài sản. ROA là chỉ số thể hiện được hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản kinh doanh. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Cách xác định chỉ số ROA

roa là gì

Công thức để tính chỉ số ROA như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế ( Earnings) / Tài sản ( Assets) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng của cổ phiếu thường. ( Lợi nhuận sau thuế = tổng thu - tổng chi - thuế thu nhập doanh nghiệp )
  • Tài sản: tổng số lượng tài sản bình quân của công ty/ doanh nghiệp. ( Tổng tài sản = vốn chủ sở hữu + nợ)
  • Đơn vị tính của ROA là %. 

Ví dụ: Công ty A có thu nhập ròng khoảng 1 tỷ. Tổng tài sản hiện tại công ty đang sở hữu là 5 tỷ. Vậy chỉ số ROA - tỷ suất sinh lời của công ty A là ⅕ x 100% = 20%. Một công ty B khác có thu nhập cũng là 1 tỷ, nhưng tổng tài sản là 10 tỷ, thì chỉ số ROA của công ty B là 1/10 x 100% = 10%. So sánh giữa công ty A và công ty B thì công ty A hoạt động hiệu quả hơn, có thể tiềm năng đầu tư hơn công ty B. 

Ý nghĩa của chỉ số ROA

roa là gì

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả thông qua hoạt động quản lý tài sản và đầu tư sinh lời của công ty. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được với 1 đồng tài sản đầu tư, thì công ty hoặc doanh nghiệp này có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. 

Nếu chỉ số ROA cao và ổn định trong thời gian dài tức là công ty đang hoạt động hiệu quả, có lãi, có tiềm năng phát triển. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của công ty/ doanh nghiệp. 

Ngoài ra, ROA cùng còn để so sánh hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp giữa nhiều mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá ROA qua các thời kỳ sẽ có nhiều sai số vì nó phải được đánh giá dựa trên cùng một cơ sở về chi phí, chính sách kế toán… 

Bên cạnh đó, ROA cũng được dùng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cũng một lĩnh vực. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào vốn đầu tư lớn thì ROA sẽ thấp hơn. Do đó, để so sánh giữa 2 công ty thì bạn không thể chỉ dựa vào chỉ số ROA giữa các ngành mà phải so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? 

roa là gì

Chỉ số ROA sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lĩnh vực công ty đang tham gia hoạt động. Ví dụ, công ty hoạt động ngành công nghệ thông tin, không yêu cầu tài sản lớn thì ROA thường cao. Trong khi các công ty ngành công nghiệp nặng thường yêu cầu vốn lớn thì ROA tương đối thấp. 
  • So sánh ROA giữa các đối thủ kinh doanh cùng một ngành. Công ty hoặc doanh nghiệp nào có ROA lớn hơn chỉ số trung bình ngành thì tức là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. 
  • So sánh kết quả ROA hiện tại và quá khứ. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi chỉ số ROA của nó tăng trưởng qua các năm và cao hơn chỉ số trung bình ngành. 

Những lưu ý khi phân tích ROA

Khi đánh giá và phân tích chỉ số ROA, chúng ta cần chú ý đến dữ liệu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp tăng trưởng qua các năm tức là tín hiệu tốt, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhưng nếu chỉ số lúc tăng lúc giảm thì cần chú ý phân tích và xem xét kỹ hơn. 

Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích chỉ số ROA, bạn cũng cần phân tích kèm theo cả ROE, ROS, và tỷ lệ đòn bẩy tài chính để đánh giá chính xác hơn.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

roa là gì

ROE - Return On Common Equity là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên vốn của cổ đông. 

Chỉ số ROA và ROE có mối liên hệ tương quan với nhau qua mô hình phân tích Dupont, theo công thức tính Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu. 

Khi kết hợp cả chỉ số ROA và ROE, nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

Kết luận

Chỉ số ROA là gì? ROA là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số ROA, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, so sánh kết quả của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả cùng với tăng trưởng doanh số là phương thức giúp các startups, doanh nghiệp SME có thể phát triển và mở rộng nhanh hơn. Theo đó, Jenfi hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn cho các hoạt động tăng trưởng như Quảng cáo trực tuyến, mua hàng hóa… với lãi suất cạnh tranh mà không cần thế chấp tài sản. Điều này có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh mà không phải mạo hiểm như các hình thức vay vốn truyền thống.

Đăng ký và thẩm định trong 3 phút với Jenfi tại đây

 

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top