Quản trị tài chính: 35+ Chỉ số để quản lý dòng tiền & KPI để thành công 2022

5 min read

Quản trị tài chính: 35+ Chỉ số để quản lý dòng tiền & KPI để thành công 2022

quản trị tài chính

Quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là công việc của một người. Đó là trách nhiệm, sứ mệnh của một tập thể, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo và CEO để cùng nhau lèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình. Một trong những trách nhiệm lớn lao và quan trọng chính là việc quản trị tài chính và dòng tiền của công ty một cách hiệu quả. Để làm được điều này, người CEO trước nhất cần nắm vững những kiến thức nền tảng trong việc quản trị tài chính để có thể cân đối và tối ưu dòng tiền của mình.

Quản trị tài chính là gì?

quản trị tài chính

 Nói một cách dễ hiểu, Quản trị tài chính là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính và vận hành của doanh nghiệp.

Từ việc mua sắm thiết bị, máy móc vật dụng đến việc  chi trả tiền lương cho đội ngũ nhân sự, hay ở một quy mô lớn hơn là đầu tư vào các chiến lược kinh doanh dài hạn đi cùng với các chiến dịch truyền thông - tiếp thị.

Nếu nói quản trị tài chính là một nghệ thuật thì người quản trị đích thực là một chiến lược gia. Mỗi một đồng tiền chi tiêu đều là sự cân đo đong đếm kỹ càng về tính hiệu quả và cần thiết.

Ở một khía cạnh rộng hơn, quản trị tài chính không chỉ gói gọn trong việc quản trị dòng tiền cho công tác vận hành doanh nghiệp, mà còn bao gồm việc hoạch định một khoản chi phí dự trù cho những tình huống cấp bách hay đầu tư vào những chiến lược phát triển dài hạn khác.

Vì sao quản trị tài chính lại quan trọng?

quản trị tài chính

 Trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay, việc các chủ doanh nghiệp cần phải nắm vững kiến thức và kỹ năng quản trị tài chính là điều quan trọng cấp thiết cho sự sống còn của tổ chức.

Không chỉ giúp duy trì được công tác vận hành một cách ổn định, việc điều phối và quản trị tài chính hiệu quả còn tạo tiền đề để công ty dễ dàng hồi phục và bứt phá sau thời gian thử thách.

Thông thường ở các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp lớn, công việc quản trị tài chính phần nhiều trách nhiệm sẽ phụ thuộc vào bộ phận kế toán - tài chính. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), hình ảnh các CEO đa nhiệm ứng biến - vừa là một người lãnh đạo truyền lửa cho nhân viên, vừa là người trực tiếp điều phối và quản trị dòng tiền của công ty, đã không còn quá xa lạ.

Chính vì lẽ đó, mỗi doanh chủ cần không ngừng học hỏi và tìm kiếm những phương pháp quản trị tài chính hiệu quả và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình trong từng giai đoạn.

7 chỉ số quan trọng hàng đầu trong việc quản trị tài chính

quản trị tài chính

Không có một công thức chung nhất hay một quy chuẩn hoàn hảo cho công việc quản trị tài chính. Điều đó có nghĩa, có rất nhiều phương thức để người chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đo, đong đếm và tối ưu dòng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, để dễ dàng và tiện lợi hơn cho các doanh chủ, nhất là với những doanh chủ mới, Jenfi mong muốn mọi người trước nhất hãy tập trung vào 7 chỉ số quan trọng sau đây trong việc quản trị tài chính.

Dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa, thì tầm quan trọng của 7 chỉ số sau vẫn luôn bất biến trong việc định hình chiến lược vận hành và phát triển doanh nghiệp.

Burn Rate

Thuật ngữ này thường được áp dụng cho các công ty Startup hoặc các công ty được vận hành bằng dòng vốn của nhà đầu tư.

Nói một cách dễ hiểu, Burn Rate là chỉ số “đốt tiền" của doanh nghiệp trong việc chi tiêu và thiết lập ở giai đoạn đầu trước khi tạo ra lợi nhuận.

Thông thường, việc chấp nhận chịu lỗ trong khoảng thời gian đầu để đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ thật không hay chút nào nếu như chỉ số này cứ duy trì ở mức âm trong một thời gian dài.

Nhà đầu tư sẽ đặt câu hỏi, tệ hơn là nghi ngờ về tính khả thi và tiềm năng phát triển của dự án và trên hết là tính hiệu quả của dòng tiền. Vì thế, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, doanh chủ cần luôn có một kế hoạch chi tiêu và sử dụng đồng tiền một cách hợp lý và tối ưu nhất để sớm tạo ra dòng tiền dương cho công ty.

Tiền mặt tồn quỹ (Cash on hand)

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, việc cân đối trong việc sử dụng tiền mặt là việc quan trọng tối ưu khi đóng vai trò là dòng tiền ngắn hạn, giúp vận hành ổn định công ty trong một khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, tiền mặt còn đóng vai trò như nguồn tiền khẩn cấp cho doanh nghiệp để xoay sở trong những giai đoạn thử thách.

Trong trường hợp quá cấp bách nhưng vẫn chưa có phương án phù hợp, Jenfi mang đến cho các CEO giải pháp vay vốn linh hoạt, nhanh chóng và được thiết kế riêng dành cho mục đích và mô hình kinh doanh của mỗi người.

Mọi thủ tục minh bạch, dễ dàng thực hiện và được tiến hành nhanh chóng, giúp các doanh chủ an tâm mà tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

Sẽ thật tuyệt vời khi chúng ta có thể bán được sản phẩm cho 100 khách hàng ngay khi doanh nghiệp vừa đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết khi bạn có thể khiến cho 100 khách hàng này trở thành khách hàng trung thành bằng việc duy trì sử dụng dịch vụ - sản phẩm của bạn nhiều lần về lâu dài.

Vì thế, hãy giữ chân khách hàng bằng mọi giá trong mọi khía cạnh, từ sản phẩm đến chính sách chăm sóc và hậu mãi thật tốt. Đây chính là chìa khóa giúp doanh chủ tối ưu được tỷ lệ giữ chân khách hàng, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số cho công ty.

Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost)

Mọi chỉ số từ khoảng thời gian doanh nghiệp tiếp cận, tư vấn cho đến khi khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của công ty, đều được quy về chi phí sở hữu khách hàng của doanh nghiệp. Nói một cách khác, đây còn được ví von như chi phí đầu tư vào cơ hội.

Bên cạnh tỷ lệ giữ chân khách hàng, đây cũng là chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng cân bằng, nhằm tối ưu tỷ lệ đầu tư về nguồn lực, thời gian qua đó đảm bảo được tính hiệu quả đầu ra.

Thời gian thu hồi tiền nợ (Daily Sales Outstanding)

Chỉ số này được tính dựa trên số ngày trung bình mà công ty cần để thu tiền lại tiền sau khi bán được hàng. Chỉ số DSO càng thấp chứng tỏ công ty thu hồi được tiền khách còn nợ càng nhanh, và ngược lại.

Quản trị hiệu quả chỉ số này sẽ giúp công ty cân bằng và duy trì được mức tiền mặt tồn quỹ, qua đó sử dụng cho việc tái đầu tư sản xuất hoặc dự phòng.

Chỉ số tăng trưởng (Growth Rate)

Không có một chỉ số nào có thể trực quan hơn trong việc chứng minh năng lực và tiềm lực phát triển của công ty bằng chỉ số tăng trưởng. Đây không chỉ đơn thuần là bức tranh phản ánh được quá trình phát triển của tổ chức - con người mà còn là nguồn động lực thúc đẩy mọi người tạo ra những đột phá mới trong công việc kinh doanh.

Đồng thời, chỉ số tăng trưởng còn là cơ sở để nhà đầu tư và cổ đông xem xét và quyết định trong việc “rót tiền" cho doanh nghiệp.

Biên độ lợi nhuận gộp (Gross Margin)

Sau một khoảng thời gian “chịu đấm chịu lỗ" thời gian đầu, biên độ lợi nhuận chính là ánh sáng và là tín hiệu đáng mừng cho những thành công sơ khởi của doanh nghiệp trên thương trường.

Biên lợi nhuận gộp cao đồng nghĩa với khả năng sinh lợi của công ty càng tốt. Càng lời thì công ty càng có lợi - nhân sự có lợi vì họ cảm nhận được những cống hiến của mình cuối cùng cũng được đền đáp, cổ đông có lợi vì họ thấy được lợi ích về tài chính của mình trong thương vụ đầu tư.

28 chỉ số quản lý và KPI hiệu quả khác

quản trị tài chính

Liên tục đo lường và theo dõi tài chính là một trong những chiến lược để vận hành doanh nghiệp thành công. Bên dưới là bảng danh sách 28 chỉ số tài chính khác được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề để bạn có thể tích hợp vào chiến lược quản trị tài chính doanh nghiệp của mình.

  1. Lợi tức trên doanh số bán hàng (ROS) / Biên lợi nhuận hoạt động
  2. Biên lợi nhuận ròng
  3. Tỷ lệ dòng tiền hoạt động (OCF)
  4. Tỉ lệ hiện tại
  5. Vôn lưu động
  6. Kiểm tra tỷ lệ nhanh / axit
  7. Tài khoản hiện tại phải thu
  8. Tài khoản vãng lai phải trả
  9. Doanh thu khoản phải trả
  10. Chi phí xử lý hóa đơn trung bình
  11. Số ngày phải trả còn nợ
  12. Doanh thu các khoản phải thu
  13. Số ngày bán hàng chưa thanh toán (DSO)
  14. Doanh thu hàng tồn kho
  15. Số ngày tồn kho chưa thanh toán (DIO)
  16. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
  17. Phương sai ngân sách
  18. Thời gian chu kỳ tạo ngân sách
  19. Mục hàng trong Ngân sách
  20. Số lần lặp lại ngân sách
  21. Tỷ lệ số nhân viên trong biên chế
  22. Tăng trưởng doanh số bán hàng
  23. Vòng quay tài sản cố định
  24. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
  25. Tỷ lệ bán hàng, chung và quản trị (SGA)
  26. Bảo hiểm quan tâm
  27. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
  28. Nợ cho vốn chủ sở hữu

Câu hỏi thường gặp về quản trị tài chính

quản trị tài chính

KPI tài chính là gì?

KPI tài chính là các thước đo gắn trực tiếp với các giá trị tài chính được công ty dùng để theo dõi và phân tích các khía cạnh chính của hoạt động kinh doanh của mình.

Nhiều KPI là tương quan các mối quan hệ của các dữ liệu tài chính của công ty, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

KPI có thể được sử dụng làm chỉ báo về tình trạng tài chính của công ty. KPI cũng được sử dụng rộng rãi để theo dõi các xu hướng và phân tích tiến độ hướng tới các mục tiêu chiến lược.

Ví dụ về KPI trong quản trị tài chính

Các công ty sử dụng nhiều KPI tài chính khác nhau. KPI mà một công ty lựa chọn phụ thuộc vào mục tiêu, ngành, mô hình kinh doanh và các yếu tố khác. KPI phổ biến bao gồm:

  • Các thước đo lợi nhuận, chẳng hạn như lợi nhuận gộp và ròng
  • Các thước đo thanh khoản, chẳng hạn như tỷ lệ hiện tại và tỷ lệ nhanh.

Năm loại chỉ sốhiệu suất hoạt động công ty là gì?

Năm loại chỉ số hiệu suất chính là KPI về khả năng sinh lời, đòn bẩy, định giá, thanh khoản và hiệu quả.

Ví dụ về KPI khả năng sinh lời bao gồm tổng và tỷ suất lợi nhuận ròng và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). KPI về hiệu quả bao gồm tỷ lệ nhân viên trả lương.

Ví dụ về KPI thanh khoản là tỷ lệ hiện tại và tỷ lệ nhanh. Các KPI về đòn bẩy bao gồm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Năm chỉ số đo lường hiệu quả công việc quan trọng nhất là gì?

Mỗi công ty có thể lựa chọn các KPI khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và quy trình hoạt động của mình. Một số KPI được sử dụng bởi nhiều công ty trong các ngành khác nhau, như hoạt động và biên lợi nhuận ròng, tăng trưởng doanh số bán hàng và vòng quay các khoản phải thu. Các công ty cũng có thể chọn KPI cụ thể cho ngành của họ.

Ví dụ: các nhà sản xuất có thể theo dõi KPI để đo lường mức độ nhanh chóng và hiệu quả mà họ chuyển đầu tư vào tài sản cố định và hàng tồn kho thành tiền mặt, chẳng hạn như vòng quay tài sản cố định và vòng quay hàng tồn kho.

 

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top